Sử dụng câu chuyện để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử

Một phần của tài liệu Sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 64)

Tạo biểu tượng lịch sử là giai đoạn nhận thức cảm tính của quá trình học tập lịch sử. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lý... được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề khó khăn vì yêu cầu cơ bản của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về những sự kiện đúng như nó đã tồn tai, mà những sự kiện đó học sinh lại không được trực tiếp quan sát, xa lạ với đời sống hiện nay, với kinh nghiệm và hiểu biết của các em. Vì vậy, việc tạo biểu tượng, giáo viên phải làm cho các sự kiện lịch sử khách quan xích lại gần với khả năng hiểu biết của các em. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong dạy học lịch sử, biểu tượng không chỉ là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử, mà còn có ý nghĩa giáo dục đối với học sinh, thông qua những hình ảnh cụ thể, sinh động có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của các em, tạo hứng thú học tập. Do đó, sử dụng câu chuyện để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử được xem là biện pháp cơ bản và hiệu quả để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh nhằm gây hứng thú hoc tập lịch sử cho các em.

Mỗi bài học lịch sử khắc họa cho học sinh những nhân vật lịch sử cụ thể, kể cả những nhân vật chính diện và phản diện (nếu có). Lịch sử là do con người sáng tạo

60

ra, vì vậy không thể có được lịch sử mà thiếu yếu tố con người.“Mặt khác, sự hoạt động của các nhân vật lịch sử phản ánh ở mức độ nhất định lịch sử của một dân tộc, của quần chúng nhân dân” [33, tr. 197].

Vậy biểu tượng về nhân vật lịch sử, nó vừa mang sắc thái riêng của nhân vật vừa chứa đựng bản chất của giai cấp, tập đoàn xã hội mà nhân vật đó đại diện được

phản ánh trong đầu học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. - Đối với nhân vật lịch sử chính diện:

Nhân vật lịch sử chính diện trong chiến tranh là những người đại diện cho chính nghĩa, cho lẽ phải. Họ thường xuất hiện với vai trò là người lãnh đạo, người cầm quân trong các cuộc chiến đấu chống lại bọn đô hộ hoặc các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm... Nên trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, giáo viên cần sử dụng câu chuyện lịch sử để tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử này. Học sinh sẽ có những, xúc cảm lịch sử, sự khâm phục, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn.

Ví dụ: Dạy bài 21: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)”, giảng phần III.2.

“Phong trào Đồng khởi”. Giáo viên sử dụng câu chuyện “Bà Ba Định” kể cho học sinh:

"Nguyễn Thị Định sinh năm 1920, dân tộc Kinh xã Lũng Hòa huyện Giồng Tôm, tỉnh Bến Tre. Trong cuộc đời hoạt động của mình, bà đã giữ các chức vụ Ủy viên ban chấp hành phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre, phó bí thư huyện Mỏ Cày, thường vụ tỉnh ủy, phó bí thư rồi bí thư tỉnh Bến Tre, khu ủy viên quân khu 8, bí thư Đảng đoàn phụ nữ khu 8. Năm 1961 bà được bầu là Hội trưởng hội liên hiệp phụ nữ giải phóng Miền Nam, Ủy viên chủ tịch đoàn Ủy ban mặt trận giải phóng Miền Nam Việt Nam, là thiếu tướng, Phó tư lệnh Quân giải phóng Miền Nam. Sau năm 1975 bà là Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (khóa IV, V, VI), đại biểu quốc hội, phó chủ tịch hội đồng nhà nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó chủ tịch Liên đoàn phụ nữ thế giới, Chủ tịch hội nghị Việt Nam - CuBa. Bà từ trần năm 1992”.

Dù ở trong cương vị công tác nào, bà cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực với phong trào. Trong chiến đấu, bà luôn mưu trí, linh hoạt có mặt ở hầu khắp chiến trường miền Nam với cương vị vừa là người chỉ huy quân sự tài giỏi,

61

vừa là lãnh đạo chính trị, lãnh đạo "đội quan tóc dài” góp công làm nên chiến thắng oanh liệt ở Miền Nam.

Có lần bọn địch cho in truyền đơn, tả hình dáng bà kèm mấy dòng "Thưởng 1 triệu đồng cho ai bắt được tên Nguyễn Thị Định, một Việt cộng rất lợi hại, người mập trắng, mày rậm, tóc quăn, có cái bớt ở má phải”. Xem xong tờ truyền đơn bà nghĩ “Mình phải cảnh giác thay đổi hình dạng”, rồi bà nói với cô giao liên, dùng lưỡi dao bào cố gắng phá đi cho được cái bớt. Để che mắt địch, vượt qua vòng kiểm soát của chúng có khi bà giả làm một bác nông dân mộc mạc, miệng nhai trầu bỏm bẻm, khi đóng vai vợ một công chức cao cấp, lúc thì mặc áo nhà tu hành... cứ thế bà dựa vào dân đi đi, về về không quản ngại nguy hiểm, âm thầm lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Năm 1960, đồng chí lãnh đạo Đảng bộ và quân dân Bến Tre nổi dậy đập tan hệ thống kìm kép của địch ở nông thôn, giải phóng 51/ 115 xã, nhân dân làm chủ 300/500 “ấp chiến lược”, loại khỏi vòng chiến đấu 3800 tên địch, thu 1700 súng các loại và 10 máy thông tin. Nguyễn Thị Định trực tiếp chỉ huy “Đội quân tóc dài” cùng với lực lượng vũ trang chiến đấu kiên cường đập tan trận càn của thủy quân lục chiến với 13000 quân tinh nhuệ kết hợp với tình báo Mĩ ngụy, xứng danh là "nữ chiến sĩ rừng dừa” quê hương Đồng Khởi. Có thể nói bà là một trong những phụ nữ tiêu biểu của Việt Nam, là người lãnh đạo có uy tín được nhân dân cùng đông đảo bạn bè và nhân dân thế giới tin yêu kính trọng.

Bà Nguyễn Thị Định được khen thưởng: 1 huân chương Hồ Chí Minh, 1 huy hiệu Hồ Chí Minh, 1 giải thường hòa bình quốc tế Lê-nin, 1 huân chương quyết thắng hạng nhất, 1 huân chương liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới, 1 huân chương của nhà nước Lào, 1 huân chương Đi-vi-trốp của nhà nước Hung-ga-ri, 4 huân chương của nhà nước CuBa, 1 huân hiệu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Năm 1995 được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” [5].

Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Hình ảnh bà Nguyễn Thị Định gợi cho em suy nghĩ gì? Học sinh sẽ khắc hoạ được hình ảnh Bà với những nét tiêu biểu nhất: đó là

62

Nam trong kháng chiến chống Mĩ nói chung, một nhà lãnh đạo tài năng, gan dạ và dũng cảm, không sợ hy sinh, gian khổ, xứng danh là “Nữ chiến sĩ rừng dừa” quê hương Đồng Khởi. Bà chính là một đại diện điển hình của người phụ nữ Việt Nam, người lãnh đạo có uy tín được nhân dân cùng đông đảo bạn bè và nhân dân thế giới tin yêu kính trọng.

- Đối với nhân vật lịch sử phản diện:

Trong chiến tranh song song với những nhân vật lịch sử chính diện ta còn thấy xuất hiện cả những nhân vật lịch sử phản diện. Đó là những đại diện điển hình phi nghĩa (chủ yếu là tướng giặc, hoặc những tên phản bội bán nước, hại dân...). Việc sử dụng câu chuyện để tạo biểu tượng về những nhân vật lịch sử này là để giúp học sinh hiểu sâu sắc tính cách, bản chất của nhân vật và biết so sánh với những nhân vật chính diện. Giáo dục lòng căm thù giặc sâu sắc.

Ví dụ: Dạy bài 21: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)”, giảng phần III

“Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959”. Giáo viên kể câu chuyện “Ngô Đình Diệm (1901-1963)” để tạo biểu tượng về Ngô Đình Diệm. Nhằm vạch trần bản chất phản động và tội ác dã man của đế quốc Mĩ và tay sai Ngô Đình Diệm:

“Ngô Đình Diệm quê ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Thủa nhỏ học tại Huế, Năm 1918 học trường Hậu Bổ. Tốt nghiệp và bắt đầu làm quan từ năm 1920 tại Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Năm 1945 bị Nhật loại không cho làm thủ tướng chính phủ thân Nhật, sau cách mạng tháng 8, bị lực lượng cách mạng tạm giữ một thời gian rồi được phóng thích về sống ẩn ở Đà Lạt với em là Ngô Đình Nhu. Năm 1950 sang Mĩ sống tại các chủng viện lớn ở Mĩ và học đại học Michêgan Hoa Kì. Năm 1954 được Bảo Đại mời làm thủ tướng - do Mĩ chỉ đạo thay Bửu Lộc. Sau khi cầm quyền năm 1955 đã lật đổ Bảo Đại. Từ đó Ngô Đình Diệm trực tiếp đối đầu với cách mạng Việt Nam, ra sức phá hoại hiệp định Giơnevơ và ý đồ chia cắt đất nước. Được nuôi dưỡng từ thế lực ngoại bang qua bàn tay trùm gián điệp hồng y Spellman, y và gia đình là tiêu biểu cho tầng lớp tư sản, đại địa chủ đội lốt thiên chúa giáo, có nhiều nợ máu với nhân dân và mang ý thức phục thù. Do đó

63

để duy trì chính quyền, Ngô Đình Diệm đã thi hành nhiều chính sách và biện pháp đi ngược lại truyền thống dân tộc. Ngay khi được Mĩ đưa về làm thủ tướng rồi làm tổng thống bù nhìn, Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “gia đình trị” gồm 4 anh em ruột: Ngô Đình Thục (giám mục), Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và Trần Lệ Xuân (Vợ Nhu) với các nhân vật trong gia đình thông gia (Trần Văn Trương) cùng các thế lực, đàn áp nhân dân và các lực lượng đối kháng, coi “sự nghiệp truyền đạo là thành lũy chống cộng sản”. Trong thời gian cầm quyền thực hiện nhiều chính sách, chống phật giáo, âm mưu đưa thiên chúa giáo lên vị trí Quốc đạo và sử dụng tôn giáo này là cộng cụ đắc lực để phá hoại phong trào cách mạng Miền Nam. Thi hành chính sách: “tố cộng diệt cộng”, luật 10/59 lê máy chém khắp Miền Nam, đàn áp lực lượng cách mạng ... Ngày 2/11/1963 anh em Ngô Đình Diệm bị các thế lực khác do Mĩ dàn dựng và tổ chức - giết chết trong cuộc đảo chính 1/11/1963 trên đường từ chợ Lớn về Sài Gòn” [10].

Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về Ngô Đình Diệm? Học sinh sẽ khắc hoạ hình ảnh về Ngô Đình Diệm, đó là một kẻ phản dân hại nước. Các em còn hiểu được nguồn gốc tội ác mà Diệm đã gây ra cho nhân dân miền Nam, hiểu được bản chất của chế độ thực dân mới, căm thù chế độ Mĩ -

Diệm, bất bình với những hành động phi nhân tính của chúng.

Như vây, việc sử dụng câu chuyện lịch sử để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử giúp học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách dễ dàng hơn và nhớ lâu hơn, gây hứng thú học tập cho học sinh. Sẽ kích thích được tính độc lập, sáng tạo trong tư duy của học sinh, các em sẽ tự đánh giá, phân tích tình hình để nhìn nhận sâu sắc hơn một sự kiện lịch sử, hình thành cho các em lòng tự hào, khâm phục, biết ơn các anh hùng dân tộc, yêu chuộng hòa bình và phản đối chiến tranh.

Một phần của tài liệu Sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)