Sử dụng câu chuyện để định hướng kiến thức cơ bản của bài học

Một phần của tài liệu Sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 59)

“Kiến thức cơ bản là kiến thức tối ưu, cần thiêt cho việc hiểu biết của học sinh về lịch sử. Nó gồm nhiều yếu tố, sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử, các biểu tượng, khái niệm lịch sử, các quy luật, nguyên lí, phương pháp học tập và vận dụng kiến thức” [33, tr. 83].

Câu chuyện lịch sử có khả năng định hướng kiến thức cơ bản trong một bài học, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với giáo viên, giúp họ trách được hai khuynh hướng sai lầm thường gặp: một là thoát ly nội dung SGK, hai là lặp lại nguyên văn bài viết trong SGK. Đồng thời, giúp cho giáo viên chủ động sử dụng các biện pháp, phương pháp dạy học tối ưu để làm rõ, khắc sâu kiến thức cơ bản, phù hợp với mục tiêu và trình độ nhận thức của học sinh, gây hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả

bài học.

Do vậy, khi bắt đầu dạy bài mới, giáo viên có thể kể một câu chuyện liên quan tới kiến thức cơ bản để định hướng nhiệm vụ học tập cho học sinh thông qua tạo tình huống có vấn đề.

Ví dụ : Dạy Bài 23. “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973-1975”. Mục I. “Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam”. Để định hướng cho học sinh học đơn vị kiến thức: miền Bắc ra sức chi viện cho miền Nam, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu tư liệu và kể tóm tắt câu chuyện “Kĩ thuật điện tử cũng xin hàng”:

“Người Mĩ đã sử dụng kỹ thuật điện tử để chế tạo ra các loại máy móc nhằm phát hiện các cuộc hành quân của ta trên đường mòn Hồ Chí Minh. Hệ thống thiết bị hồng ngoại ở máy dò người được máy bay Mĩ rải khắp rừng Trường Sơn, có thể cảm nhận cơ thể thân nhiệt ở cách xa hàng km. Trên cơ sở đó chúng báo cho máy bay tới ném bom. Nhưng máy không thể phân biệt được thân nhiệt của người và động vật. Động vật ở Trường Sơn thì nhiều vô vàn, nên bom đạn Mĩ cũng chỉ phí mà thôi.

Máy ghi amôniắc trong không khí cũng được quân Mĩ đưa vào sử dụng ở Trường Sơn. Khi có người đi qua máy sẽ ghi số liệu amôniắc. Để vô hiệu hóa, các

55

chiến sĩ ta đã dùng những thùng nước giải đặt rải rác trong rừng để gây nên sự nhiễu loạn cho máy. Sáng kiến này của ta được nhà báo Đ.Ramít viết. "... dùng nước giải đựng trong thùng để chống lại máy thăm dò điện tử. Hình ảnh đó thật là hoàn chỉnh, khi ấy tôi nghĩ người Việt Nam thật là đẹp, dũng cảm. Họ đã cho thế giới thấy khoảng cách ghê gớm giữa khoa học kĩ thuật với sức mạnh thuần túy của con người tới mức bất kì một nhà viết tiểu thuyết hay một nhà sáng tác nào cũng không thể tưởng tượng ra nổi” [50].

Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi nhận thức để giúp học sinh chuẩn bị nghiên cứu kiến thức mới: Quân dân ta đã chiến đấu, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm như thế nào để bảo vệ tuyến đường vận chuyển chiến lược - Trường Sơn? Ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam? Sau khi nghe câu hỏi, học sinh sẽ hào hứng muốn đi tìm câu trả lời ngay, vì các em thấy những kiến thức đó gần với cuộc sống và sự hiểu biết của các em. Tiếp theo, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để học sinh tìm hiểu đơn vị kiến thức được định hướng.

Ví dụ 2: Dạy bài 21: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)”, giảng phần

V “Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ”, giáo viên

kể vắn tắt câu chuyện: “Con quái vật bằng thép M.113”

"Đã từ lâu, vùng Đồng Tháp Mười như một mũi đinh nhọn chĩa vào mắt bọn xâm lược. Chúng rất cay, vì "bình định” vùng này mà không làm nổi. Kể cả khá nhiều trận, Mỹ - Diệm tấn công vào khu vực sình lầy song lần nào chúng cũng hậm hực thua đau. Chúng bàn nhau: "Chiến thuật trực thăng vận” không thể áp dụng ở vùng đầm lầy rậm rạp mệnh mông này được vì không có chỗ cho máy bay hạ cánh đổ quân mà dùng chiến thuật nhảy dù càng nguy hiểm. Phải tìm ra một thứ vũ khí gì mới có thể vùng vẫy được trên bùn nước!”

Cho đến ngày 4/6/1962, theo hãng AP, đế quốc Mĩ đã sáng chế ra một thứ vũ khí mới toanh rất lợi hại đưa sang Việt Nam để tấn công vùng Đồng Tháp Mười. Đó là loại xe bọc thép lội nước mà bọn Hakin đặt cho một cái tên khá hấp dẫn "Thiết vận xa M.113”. Theo miêu tả thì loại xe này vừa chạy rất nhanh ở trên ruộng khô,

56

lại vừa có thể lặn ngụp ở trong bùn nước, ao đầm. Mỗi xe, trang bị đầy đủ có thể trở nặng hàng mấy tấn, trên nóc đặt một khẩu trọng liên 50 ly, đằng trước có một tấm khiên bằng kim loại rất dày có thể chịu được sức công phá của đạn súng cỡ 50 và 75 ly. Đặc biệt loại xe M.113 này còn được trang bị tia hồng ngoại có thế chiếu sáng ban đêm với tầm phóng khá xa, phát hiện được mọi chướng ngại vật ngang đường.

Tên đại úy Mĩ W. Bơ - ric-kơ, cố vấn của đại đội thiết xa vận M.113 đã phỉnh phờ bọn lính: "Binh sĩ hành quân được ngồi trong thiết xa vận M.113 thì sẽ được bảo đảm yên trí như ngồi trong hầm phòng ngự boongke rất vững chãi. Có thể nói chắc chắn rằng loại xe này có thể giúp cho binh sĩ hoạt động với một niềm tin mới và một tính chiến đấu mới”. Ngoài tác dụng xung kích, loại M.113 này còn có một giá trị tâm lý đặc biệt vì nó sẽ làm cho du kích việt cộng khiếp hãi khi nhìn thấy "con quái vật bằng thép" này bất ngờ xuất hiện và gầm rú trên đồng ruộng, kênh rạch” [42].

Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi nhận thức để giúp học sinh định hướng kiến thức cơ bản, chuẩn bị cho học tập và nghiên cứu kiến thức mới: Câu chuyện đề cập đến loại phương tiện chiến tranh hiện đại được Mĩ sử dụng trong chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam? Học sinh sẽ trả lời là đó là chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi nhận thức: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đó? Quân dân ta đã anh dũng đánh bại chiến lược chiến tranh đó như thế nào?

Với cách sử dụng câu chuyện lịch sử để định hướng kiến thức cơ bản như vậy có tác dụng giúp cho học sinh ngay từ đầu đã tập trung và chủ động nghiên cứ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để tìm hiểu đúng kiến thức cơ bản, không lan man. Chủ động tìm câu trả lời cho những kiến thức cơ bản đã được giáo viên định hướng qua câu chuyện và câu hỏi nhận thức.

Tóm lại, sử dụng câu chuyện lịch sử trong dạy học không chỉ có tác dụng định hướng kiến thức cơ bản cho học sinh mà còn làm cho câu hỏi nhận thức tăng tính hấp dẫn, kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của học sinh ngay tư đầu giờ học. Đồng thời còn giúp cho cả giáo viên và học sinh trong qua trình dạy học tập trung vào kiến thức trọng tâm một cách hào hứng, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh.

57

2.4.2. Sử dụng câu chuyện để cụ thể hóa kiến thức cơ bản của bài học

Đặc điểm của kiến thức lịch sử là mang tính quá khứ, bao gồm tất cả những sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta không thể trực tiếp quan sát lịch sử mà chỉ nhận thức chúng một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại hoặc dựa vào các hiện tượng lịch sử tương tự của cái mới xảy ra hay của các dân tộc khác để phân tích suy nghĩ về những vấn đề lịch sử ta đang nghiên cứu. Vì vậy, ngoài những kiến thức trong SGK, giáo viên còn phải sử dụng thêm các tài liệu tham khảo nói chung và các câu chuyện lịch sử nói riêng, làm sống lại bức tranh lịch sử với tất cả tính phong phú và sinh động, từ đó gây hứng thú và thu hút các em tự giác, tích cực, chủ động, độc lập trong hoạt động nhận thức. Học sinh có ý thức tìm hiểu các tư liệu lịch sử để bổ sung vốn tri thức cho mình. Đây là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, cụ thể của các sự kiện lịch sử, tránh việc hiểu lịch sử

một cách chung chung, hời hợt.

Trong giai đoạn lịch sử dân tộc 1954-1975, thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước oai hùng của một dân tộc nhỏ bé, kiên cường chống một tên đế quốc thực dân sừng sỏ nhất trên thế giới. Vì vậy giai đoạn lịch sử này có rất nhiều sự kiện cần làm sáng tỏ cho học sinh. Để làm tốt điều này, giáo viên cần lựa chọn những câu chuyện gắn liền với nội dung cơ bản của từng bài học để cụ thể hóa sự kiện lịch sử, nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng cụ thể, có hình ảnh, làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn và gây hứng thú học tập cho học sinh.

Ví dụ 2: Bài 21. “Xây dựng CNXH ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)”. Mục III.2. “Phong trào Đồng

Khởi (1959-1960)”. Để cụ thể hóa cho phong trào đấu tranh ở Trà Bồng. Giáo viên cung cấp cho học sinh câu chuyện, yêu cầu các em đọc trước ở nhà, sau đó tổ chức cho học sinh trao đổi về nội dung và ý nghĩa câu “Ngọn đuốc Trà Bồng” ở trên lớp:

"Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng về với nhân dân Miền Nam bằng bao nhiêu con đường vòng vo bí mật, chẳng mấy ai được nhìn văn bản mà sao ai cũng tin. Tỉnh ủy Quảng Ngãi liền họp ngay. Tỉnh lập trung đội đầu tiên đặt tên C359 cho dễ nhớ ngày ra đời. Vừa kịp lúc giao liên Trường Sơn chuyển vào được hai chục gùi vũi khí và hơn hai trăm cán bộ chiến sĩ. Đồng chí Vạn đại diện khu V

58

đón nhận, ôm chầm lấy anh em và nghẹn ngào: "Ôi ! sống rồi... Bộ đội Bác Hồ đã vào với Miền Nam...” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng thời gian này, Mĩ - Diệm công khai âm mưu chia cắt lâu dài bằng cuộc bầu cử quốc hội ngụy quyền. Chúng nhắm Trà Bồng - Sơn Hà làm trọng điểm mở đầu cuộc bầu cử toàn tỉnh Quảng Ngãi. Sư đoàn 22 ngụy liền mở cuộc hành quân "an ninh” lên vùng Tây Quảng Ngãi. Riêng với Trà Bồng, Mĩ ngụy huy động một trung đoàn tăng cường, hỗ trợ cho bốn đội "chiêu hồn” ác ôn lùng sục thủ tiêu những cơ sở trung kiên cách mạng. Ngày 28/ 8/ 1959 kẻ địch tưởng đã êm đềm liền khai trương các phòng bầu cử, bắc loa giục giã dân chúng đi bỏ phiếu.

Do nắm được kế hoạch hành động của Mĩ ngụy, cán bộ cùng già làng hướng dẫn bà con các buôn sẵn sàng. Lúc con gà rừng mới cất tiếng gáy, đỉnh Cà Đam chót vót giữa rừng Trà Bồng còn chìm trong sương đêm, hơn 4000 đồng bào năm xã kéo về huyện lỵ. Hai xã Trà Giang, Trà Thủy dẫn đầu đoàn biểu tình phản đối trò hề bầu cử trái hiệp định Giơnevơ. Cùng lúc đó nhân dân nhất tề đột nhập các phòng phiếu. Đám lính canh bị đánh bất ngờ, không kịp chống cự, bọn ác ôn không tên nào thoát. C359 cùng các tổ đội võ trang triển khai lực lượng ém sẵn các ngả đường, khe suối đón diệt quân ứng cứu của địch.

Nhân dân xã Trà Phong nổi đuốc đốt hội trường bầu cử, bắt sạch đám quan chức tề ngụy và lũ “chiêu hồi” ác ôn. Già làng khum hai tay đưa lên miệng “hét” một hơi dài báo lệnh. Lập tức tiếng cồng chiêng nổi lên, tiếng hú truyền vang. 24000 đồng bào các dân tộc Cor, H'rê, Kinh, càdoong nổi lên truy lùng đám hội tề theo giặc. Bà con mở hội uống máu ăn thề chống Mĩ - Diệm tới cùng, quét sạch tay sai phản động.

Ngày 1/9, 21 xã thuộc Trà Bồng đồng loạt nổi lửa theo ngọn đuốc Trà Phong. Những người dân miền núi vốn chất phác vô cùng nhưng khi đã nổi giận thì như cơn lũ đại ngàn cuốn phăng hết thảy. Bà con bầu lên ủy ban nhân dân tự quản và phát động phong trào đấu tranh chống Mĩ - Diệm. Khí thế Trà Bồng bốc cao, loang nhanh như dây kích nổ. Cái gốc cách mạng đã trổi lên. Tỉnh ủy Quảng Ngãi quyết định phát động phong trào đấu tranh võ trang hợp cùng với đấu tranh chính trị. Thế là khắp đại ngàn Trường Sơn lan xuống đồng bằng, ven biển khu V bùng lên ngọn đuốc Trà Bồng”.[51]

59

Giáo viên nêu câu hỏi: phong trào đấu tranh ở Trà Bồng diễn ra và có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào đấu tranh ở miền Nam? Qua câu chuyện trên, học sinh nhanh chóng trả lời được đó là phong trào diễn ra sôi nổi và quyết liệt. Câu chuyện đã góp phần cụ thể hóa cuộc sống, sự mưu trí, anh dũng, thần đoàn kết, quyết tâm chống giặc đồng bào các dân tộc miền núi của tỉnh Quảng Ngãi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ khí thế bốc cao, loang nhanh như dây kích nổ của Trà Bồng, phong trào chống Mĩ - Diệm nhanh chóng phát triển ra toàn miền Nam, tiêu biểu là “Đồng Khởi” Bến Tre.

Như vậy, với việc sử dụng câu chuyện để cụ thể hóa kiến thức đang học, có tác dụng rất lớn không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản dễ dàng hơn, mà còn tác động mạnh đến xúc cảm lịch sử, tăng thêm tính sinh động và hình ảnh cho bài giảng. Qua đó, phát triển kĩ năng học tập bộ môn và năng lực tư duy gây hứng thú học tập cho học sinh.

2.4.3. Sử dụng câu chuyện để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử

Tạo biểu tượng lịch sử là giai đoạn nhận thức cảm tính của quá trình học tập lịch sử. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lý... được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề khó khăn vì yêu cầu cơ bản của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về những sự kiện đúng như nó đã tồn tai, mà những sự kiện đó học sinh lại không được trực tiếp quan sát, xa lạ với đời sống hiện nay, với kinh nghiệm và hiểu biết của các em. Vì vậy, việc tạo biểu tượng, giáo viên phải làm cho các sự kiện lịch sử khách quan xích lại gần với khả năng hiểu biết của các em. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong dạy học lịch sử, biểu tượng không chỉ là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử, mà còn có ý nghĩa giáo dục đối với học sinh, thông qua những hình ảnh cụ thể, sinh động có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của các em, tạo hứng thú học tập. Do đó, sử dụng câu chuyện để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử được xem là biện pháp cơ bản và hiệu quả để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh nhằm gây hứng thú hoc tập lịch sử cho các em.

Mỗi bài học lịch sử khắc họa cho học sinh những nhân vật lịch sử cụ thể, kể cả những nhân vật chính diện và phản diện (nếu có). Lịch sử là do con người sáng tạo

60

ra, vì vậy không thể có được lịch sử mà thiếu yếu tố con người.“Mặt khác, sự hoạt

Một phần của tài liệu Sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 59)