Nhận thức và sử dụng câu chuyện nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử ở THPT hiện nay của giáo viên.
30
STT Câu hỏi Phương án trả lời Số lượng
Tỉ lệ %
1
Thầy (cô) cho biết vai trò của việc sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử?
Là nguồn cung cấp kiến thức 14 82.35 Khắc sâu kiến thức cho HS 2 11.75 Giáo dục, phát triển tư duy 13 76.50
Gây hứng thú nhất thời 0 0
2
Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng câu chuyện vào dạy học lịch sử không?
Thường xuyên 2 11.75
Thỉnh thoảng 13 76.50
Không sử dụng 2 11.75
3
Theo thầy (cô) nên sử dụng câu chuyện với hình thức nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Kết hợp: Trong giờ nội khóa, ngoại khóa, đọc sách báo...
16 94.1
Chọn một trong các hình thức: Trong giờ nội khóa, ngoại khóa, đọc sách báo... 1 5.9 4 Thầy (cô) đã sử dụng phương pháp nào để sử dụng câu chuyện nhằm gây húng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử?
Kết hợp:Thông báo, tường thuật, miêu tả....
17 100
5
Lý do thầy (cô) chưa sử dụng hoặc ít sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử là gì?
Thiếu nguồn tư liệu 12 70.6
Thiếu thời gian 3 17.6
Khó khăn trong soạn bài và tổ chức dạy học
1 5.9
Học sinh không thích 1 5.9
Qua bảng số liệu điều tra, chúng tôi nhận thấy, nhiều giáo viên đã cố gắng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, biết kết hợp linh hoạt giữa các nguyên tắc và
31
phương pháp dạy học khác nhau, để làm cho nội dung bài giảng thêm phong phú, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Đa số giáo viên đã ý thức được vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo nói chung và sử dụng câu chuyện nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh.
Khi điều tra về nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc sử dụng câu
chuyện trong dạy học lịch sử, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Thầy (cô) cho biết vai trò của việc sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử?” Có 82.35% giáo viên cho
rằng sử dụng câu chuyện lịch sử trong dạy học là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, 11.75% giáo viên cho rằng là để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Còn không có giáo viên nào cho rằng sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử chỉ gây được hứng thú nhất thời cho học sinh trong học tập. 76.5% giáo viên còn nhận thức được tầm quan trọng của câu chuyện trong dạy học lịch sử làm cho bài học có sức hấp dẫn, sinh động hơn, tạo hứng thú học tập đối với học sinh, từ đó có ý nghĩa giáo dục tư tưởng tình cảm, gây hứng thú, phát triển tư duy cho học sinh.
Mặc dù hầu hết giáo viên đều thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhưng do nhận thức không đồng đều và ở mức độ khác nhau nên mức độ và phương pháp sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử cũng khác nhau.
Để tìm hiểu về thực tiễn việc sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử của
giáo viên, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng câu chuyện vào dạy học lịch sử không?” Có 11.75% giáo viên cho rằng đã tận dụng
mọi câu chuyện và thường xuyên kể cho học sinh nghe trong giờ dạy lịch sử trên lớp, 76.50% giáo viên đã có ý thức sưu tầm và sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh nhưng không thường xuyên, nếu có sử dụng cũng chỉ mang tính chất minh họa, 11.75% giáo viên cho rằng không sử dụng. Điều đó cho thấy thực tiễn việc sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử đã được sử dụng khá phổ biến ở trường phổ thông nhưng không thường xuyên và kém hiệu quả.
Khi điều tra cách thức sử dụng câu chuyện nhằm gây hứng thú cho học sinh
trong dạy học lịch sử, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo thầy (cô) nên sử dụng câu chuyện theo hình thức nào để đạt hiệu quả cao nhất?” Có tới 94.1% thầy cô cho là
32
có thể sử dụng theo các hình thức: kể chuyện xen vào bài giảng lịch sử, sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa, sưu tầm tư liệu, đọc sách báo, chỉ có 5.9% các thầy cô chọn một trong số các hình thức trên. Điều đó chứng tỏ các thầy cô đều nhận thấy, có thể sử dụng câu chuyện vào dạy học lịch sử theo các hình thức đa dạng, tùy thuộc vào mục đích học tập, thời gian và đối tượng học sinh.
Khi điều tra về phương pháp sử dụng câu chuyện nhằm gây húng thú cho học
sinh trong dạy học lịch sử của giáo viên, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Thầy (cô) đã sử dụng câu chuyện như thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử?” 100% giáo viên cho rằng có thể sử dụng với rất nhiều phương pháp như:
Thông báo, tường thuật, miêu tả, giải thích, đàm thoại, phát vấn, để cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng lịch sử, nêu đặc điểm nhân vật, để giải quyết vấn đề ... Như vậy, các thầy cô đều nhận thấy có thể sử dụng câu chuyện vào dạy học lịch sử theo các biện pháp đa dạng, tạo nên sự linh hoạt, phù hợp với nội dung từng bài giảng lịch sử, từng sự kiện, hiện tượng lịch sử cụ thể. Đồng thời, sử dụng các phương pháp như vậy còn có tác dụng phát huy độc lập, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho các em tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, trong việc sử dụng câu chuyện nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh còn nhiều bất cập cần được khắc phục. Nhiều giáo viên không sử dụng hoặc rất ít sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử, chỉ sử dụng SGK là tài liệu để truyền đạt kiến thức cho học sinh làm cho bài giảng trở nên khô khan, nhàm chán, không phát huy được năng lực tư duy của
học sinh. Khi các thầy cô được hỏi : “Lý do thầy (cô) chưa sử dụng hoặc ít sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử là gì?” Có 70.6% giáo viên cho rằng thiếu
nguồn tư liệu, 17.6% cho là thiếu thời gian, 5.9% cho rằng khó khăn trong soạn bài và tổ chức dạy học, có 5.9% cho là do học sinh không thích hoặc do sử dụng câu chuyện nên bài học không hiệu quả. Nguyên nhân của thực trạng này là, mặc dù giáo viên đã nhận thức được việc sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử là quan trọng, nhưng không đầu tư thời gian sưu tầm, ngại vất vả, khó khăn trong quá trình soạn bài - gia công sư phạm, chưa có kĩ năng tốt trong việc tổ chức dạy học. Cũng có trường hợp giáo viên kể chuyện vào nội dung bài học quá nhiều, học sinh chăm
33
chú nghe, nhưng không ghi lại được những kiến thức căn bản cần nắm. Đó là do giáo viên quá tham đưa nhiều câu chuyện vào trong giờ giảng sẽ làm “loãng” nội dung bài học, phân tán sự chú ý của học sinh. Hoặc sẽ làm cho bài học trở nên nặng nề, vì một khối lượng kiến thức quá lớn, học sinh sẽ thấy mệt mỏi, chán nản, không có hứng thú tiếp nhận kiến thức, do đó hiệu quả còn thấp, chưa phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh nên sau đó giáo viên lại không hoặc ít sử dụng câu chuyện trong giảng dạy lịch sử. Từ đó, giáo viên cho rằng không có thời gian kể cho học sinh nghe về các câu chuyện lịch sử gắn với nội dung của bài học là một quan niệm sai lầm trong phương pháp giảng dạy. Thực trạng là do một phần lớn giáo viên chưa nắm vững kĩ năng và phương pháp sử dụng câu chuyện nhằm gây hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử để nâng cao hiệu quả bài học.
Theo chúng tôi, để khắc phục tình trạng trên, người GV cần hiểu rằng trong mỗi câu chuyện lịch sử đều chứa một phần nội dung lịch sử, khai thác câu chuyện lịch sử cũng chính là khai thác kiến thức cơ bản trong bài học. Tuy nhiên có rất nhiều câu chuyện gắn liền với tiến trình lịch sử dân tộc, trong một giờ học viên không phải kể tất cả các câu chuyện liên quan đến bài học, mà cần biết gắn với mục đích, yêu cầu nội dung của bài học, phải phục vụ cho kiến thức cơ bản của bài học và đối tượng học sinh. Đồng thời phải tính toán đến quỹ thời gian và mức độ cảm thụ của học sinh, từ đó lựa chọn hình thức, phương pháp sử dụng phù hợp câu chuyện nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử sẽ đem lại hiệu quả như thầy cô mong muốn.
Như vậy, thực tế cho thấy việc sử dụng câu chuyện trong dạy hoc lịch sử đã có nhiều giáo viên ý thức được tầm quan trọng và tác dụng để gây hứng thú học tập cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Nhưng cũng còn nhiều hạn chế cần kịp thời đổi mới về nhận thức và có phương pháp sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả cao.