Bổ sung nguồn vốn hoạt động cho BHTGVN

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH HẠN MỨC CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM - DIV.PDF (Trang 89)

Theo thông lệ quốc tế để đảm bảo an toàn của hệ thống các TCTD, nguồn vốn hoạt động của tổ chức BHTG trong tình hình kinh tế ổn định tối thiểu là 1,25% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm và trong tình hình kinh tế đất nước có tiềm ẩn rủi ro thì dao động 2% - 5% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển nên rủi ro trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là khá cao và nếu tham chiếu các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cùng nhóm với Việt Nam thì vốn điều lệ của DIV cần được duy trì ở mức 2% - 5% trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Nhưng thực tế tính toán số liệu thì hiện tại cho thấy vốn điều lệ của DIV chỉ có khoảng 0,6% - 0,9% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Chính phủ nên xem xét đến việc phê duyệt cấp thêm vốn hoạt động cho DIV nhằm nâng cao niềm tin của dân chúng cũng như tăng cường độ an toàn trong hoạt động của ngành tài chính ngân hàng. Việc bổ sung nguồn vốn hoạt động của DIV cũng có thể thực hiện thông qua việc cho phép DIV thực hiện quyền đầu tư tài chính đối với các ngành có mức độ rủi ro thấp (ngoài việc mua trái phiếu chính phủ) như mua trái phiếu hay đầu tư góp vốn vào các ngành giáo dục, y tế,…

3.3.2. Tạo điều kiện cho BHTGVN phát triển thuận lợi theo mô hình giảm thiểu rủi ro

Việc lựa chọn xây dựng tổ chức BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro là vì mong muốn đóng góp tích cực và chủ động hơn vào sự phát triển bền vững của thị

trường tài chính, góp phần giảm thiểu rủi ro quốc gia, rủi ro ngành và rủi ro của các doanh nghiệp. Sau gần 13 năm hoạt động, DIV có đủ nguồn lực, kinh nghiệm và quyết tâm phát triển mô hình này. Việc lựa chọn mô hình giảm thiểu rủi ro càng có ý nghĩa trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sau vào nền kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính đang phát triển thuận lợi nhưng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Để DIV có thể hoạt động được theo mô hình BHTG tiên tiến nhất đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của các bộ phận ban ngành khác, đặc biệt là sự xác định rõ ràng quyền hạn cũng như nhiệm vụ của các cơ quan giám sát an toàn tài chính quốc gia, sự hoàn thiện cơ quan đánh giá mức độ rủi ro của các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tài chính,…

3.3.3. Chỉnh sửa cơ cấu bộ máy tổ chức BHTGVN

Một tổ chức hoạt động hiệu quả hay không chủ yếu nhờ vào cấu trúc bộ máy và cơ chế vận hành dựa trên nguyên tắc chặt chẽ, công khai, minh bạch, chống xung đột lợi ích và được chịu sự kiểm soát có tính hệ thống, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định, nhất là bộ phận lãnh đạo cấp cao bởi chính họ đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách, phương hướng và phương cách hoạt động của tổ chức đó.

Hiện tại, Hội đồng quản trị của DIV có 5 thành viên trong đó 2 thành viên là kiêm nhiệm (một là Phó Thống đốc NHNN và một là Thứ trưởng Bộ Tài chính). Việc kiêm nghiệm này ban đầu tạo nền móng thuận lợi cho sự phát triển của DIV vì được sự phối hợp giúp đỡ rất kịp thời từ 2 cơ quan chức năng trên. Tuy nhiên, về dài lâu đối với sự phát triển của DIV lại là một điểm yếu. Khi DIV phát triển theo đúng phương hướng chiến lược đề ra thì DIV lại đụng chạm đến các lĩnh vực quản lý của cơ quan chức năng này từ đó nảy sinh mâu thuẫn. Và vì thành viên của Hội đồng quản trị DIV là kiêm nhiệm nên sự nhất trí trong việc khẳng định quyền lợi và nghĩa vụ cũng như lĩnh vực hoạt động của DIV và những cơ quan ban ngành gặp khó khăn. Do đó, Chính phủ nên có sự thay đổi cơ cấu trong Hội đồng quản trị. Không nên để

sự kiêm nhiệm chức vụ đối với ban lãnh đạo của DIV mà phải chuyển hoàn toàn sang chế độ chuyên trách.

3.3.4. Cơ quan quản lý Nhà nước về BHTG

Một trong những nguyên tắc phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và IADI là “Tổ chức BHTG cần hoạt động độc lập, minh bạch và có trách nhiệm giải trình và độc lập với những ảnh hưởng không mong muốn về chính trị và các ngành khác”. Hiện nay trên thế giới có hơn 120 quốc gia có hệ thống BHTG, trong số này thì hầu hết các tổ chức BHTG đều là một tổ chức độc lập và không trực thuộc NHTW.

Với góc nhìn từ việc xem xét Luật NHNN và văn bản pháp luật quy định về BHTG, căn cứ theo chức năng và nhiệm vụ cơ bản của NHNN và DIV sẽ thấy thể hiện sự mâu thuẫn. Theo quy định tại Điều 1 Luật NHNN Việt Nam thì “NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng,…”. Trong khi đó, hoạt động của tổ chức BHTG, về bản chất vẫn dựa theo nguyên lý của hoạt động bảo hiểm. Đó là bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đông bù cho số ít chứ không thuộc một trong các chức năng quản lý của NHNN. Ngoài ra, BHTG còn có chức năng giám sát rủi ro, góp phần ổn định hệ thống tài chính. Do vậy, quy định chức năng của NHNN như là một cơ quan quản lý của BHTG là không phù hợp với chức năng của NHNN. Vì thế, NHNN nên chỉ thực hiện quản lý Nhà nước về những vấn đề liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí giám sát tài chính ngân hàng để tạo sự thống nhất và phối hợp trong việc giám sát ngân hàng. Còn những vấn đề khác thì để DIV tự hoạch định và soạn thảo, trình Chính phủ phê duyệt dưới sự tư vấn của các chuyên viên, lãnh đạo các ban ngành có liên quan đến lĩnh vực kiến nghị nhằm đảm bảo mục tiêu chính sách công đã đề ra.

3.4. Kiến nghị đối với NHNN

3.4.1. Thực hiện sự thay đổi trong Luật phá sản chuyên dành cho các TCTD

Nâng mức chi cho việc thu hồi các khoản nợ khó đòi, có thể xem xét chế độ chỉ cho thu hồi nợ là duy trì chi tỷ lệ 10% trên khoản nợ thu khó đòi, bỏ đi giới hạn tối đa không quá 10 triệu, đồng thời chỉnh sửa cơ cấu chi khoản tiền đó, tùy mức độ đóng góp của thành viên hội đồng thanh lý trong việc thu hồi nợ mà được khen thưởng.

Quy định chặt chẽ quy trình cho vay tại các QTDND để việc phát mãi tài sản được thông thoáng dễ dàng, xử lý nghiêm minh cán bộ Quỹ sai phạm dẫn đến thất thoát vốn của Quỹ đều phải chịu trách nhiệm đền bù và thậm chí có thể bị phạt tù. Tất cả những sửa đổi trên đều nhằm mục đích nâng cao tính hiệu quả trong công tác thanh lý QTDND bị phá sản, giải thể.

3.4.2. Hợp tác, chia sẻ thông tin với DIV

NHNN nên ban hành văn bản về việc hợp tác, chia sẻ thông tin giữa NHNN và DIV, tạo điều kiện phối hợp giữa DIV và NHNN trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ trách nhiệm, hợp tác với nhau để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức trong hệ thống tài chính ngân hàng. Hàng tháng nên gửi những kết quả giám sát ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng chịu sự kiểm soát đặc biệt từ NHNN cho DIV để DIV kịp thời nắm bắt những biến động của các tổ chức tài chính ngân hàng nhằm có sự ứng xử kịp thời khi có sự cố ngân hàng xảy ra.

3.5. Một số kiến nghị đối với tổ chức tham gia BHTG

3.5.1. Chấp hành nghiêm túc những quy định tính và nộp phí của BHTG

Tổ chức tham gia BHTG phải tính toán đúng số phí bảo hiểm và nộp đúng thời gian quy định. Muốn tính toán đúng số phí bảo hiểm phải nộp thì tổ chức tham gia BHTG phải xác định đúng đối tượng được bảo hiểm. Như vậy, các tổ chức tham gia BHTG nên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên kế toán, có thể yêu cầu DIV cho chuyên viên qua hỗ trợ giảng dạy.

3.5.2. Hợp tác với DIV khi DIV tiến hành công tác kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia BHTG

Trong quá trình DIV thực hiện kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia BHTG phải phối hợp tạo mọi điều kiện thuận lợi để DIV hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Tổ chức tham gia BHTG phải cung cấp đầy đủ, nhanh chóng các giấy tờ, báo cáo, file cân đối, file sao kê tiền gửi. Tính chính xác của các tài liệu phải được đảm bảo. Tổ chức tham gia BHTG cần bố trí nhân viên chuyên trách về BHTG làm việc cùng đoàn kiểm tra nhằm giải đáp những vấn đề thắc mắc cũng như những sai sót mà đoàn kiểm tra phát hiện trong quá trình làm việc.

3.5.3. Chấp hành nghiêm túc việc gửi báo cáo theo yêu cầu của DIV

Tổ chức tham gia BHTG định kỳ ngày, tuần, hai kỳ trên tháng, tháng, quý, năm phải gửi đầy đủ các loại báo cáo theo yêu cầu của DIV. Điều này giúp DIV nắm bắt những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác giám sát từ xa, kiểm tra kiểm soát kịp thời những tổ chức xuất hiện rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến đổ vỡ hay phá sản ảnh hưởng đến an toàn hệ thống tài chính ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 đề tài đưa ra phương pháp điều chỉnh hạn mức chi trả BHTG cũng như các giải pháp liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ nhằm phát triển tổ chức BHTGVN – DIV. Các giải pháp được nêu gắn liền với phương thức thực hiện nhằm khẳng định tính khả thi của các giải pháp mà đề tài đưa ra. Bên cạnh đó đề tài cũng nêu ra một số kiến nghị đối với Quốc Hội, Chính phủ và NHNN như bổ sung nguồn vốn cho DIV, tạo điều kiện thuận lợi cho BHTGVN phát triển theo mô hình giảm thiểu rủi ro, chỉnh sửa cơ cấu bộ máy tổ chức, thực hiện sự thay đổi trong Luật phá sản chuyên dành cho các TCTD, hợp tác chia sẻ thông tin với DIV. Đây là những kiến nghị nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các giải pháp mà đề tài đưa ra.

Việc thực hiện các phương pháp điều chỉnh hạn mức chi trả và những giải pháp đã được trình bày ở chương 3 là một quá trình tổng thể, luôn cần có tính đồng bộ, phối hợp nhau trong quá trình thực hiện. Kết quả của giải pháp này là tiền đề cho giải pháp khác và ngược lại, thiếu một trong những giải pháp nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện của giải pháp khác.

KẾT LUẬN

 

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam trên bước đường phát triển. Hội nhập mang đến cho chúng ta cơ hội cũng như những thách thức. Trong bối cảnh hội nhập với nhiều thách thức như vậy, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam càng cần thể hiện là một định chế tài chính quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại. Qua việc phân tích trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã làm rõ được một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, trên cơ sở lý thuyết về bảo hiểm tiền gửi và Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2013, luận văn đã chỉ ra được vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với nền kinh tế, đối với hệ thống tài chính tín dụng, đồng thời nêu lên một số kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm tiền gửi của một số quốc gia trên thế giới

Hai là, luận văn đã trình bày thực trạng về tình hình áp dụng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi hiện nay tại Việt Nam, từ đó trả lời được vấn đề đã nêu ra ở chương 1 là hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi hiện nay đã không còn phù hợp với tình hình kinh tế nước ta. Kết hợp với việc phân tích thực trạng hoạt động của DIV, luận văn đã nêu ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động của DIV.

Ba là, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về lý thuyết bảo hiểm tiền gửi và thực trạng hoạt động của DIV trong thời gian qua, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm, giải pháp phát triển và đổi mới năng lực hoạt động của DIV trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng.

Dù đã cố gắng hoàn thiện tốt nghiên cứu của mình nhưng đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn.

2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Báo cáo kết quả công tác hoạt động BHTG của DIV các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Kỷ yếu 10 năm xây dựng và trưởng thành của DIV

4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quyết định 199/QĐ-BHTG11 ngày 20/7/2005 của Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc quy định tạm thời về cho vay hỗ trợ đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quyết định 192/QĐ-BHTG13 ngày 18/6/2006 của BHTGVN quy định chế độ thông tin báo cáo tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với BHTGVN

6. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ các năm 2008, 2010, 2011, 2012, 2013

7. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

8. Chính phủ (1999), Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 9/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

9. Chính phủ (1999), Quyết định số 75/1999/QĐ-TTg ngày 28/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN”

10.Chính phủ (1999), Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

11.Chính phủ (1999), Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 89

12.Chính phủ (2013), Luật bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ngày 1/1/2013

13.Chính phủ (2013), Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ Về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

15.Nguyễn Thị Kim Oanh, 2004, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Giáo trình Bảo hiểm tiền gửi - Nguyên lý, thực tiễn và định hướng.

16.Lê Việt Nga (2012), Hoạt động bảo hiểm trong nước, Bàn về loại tiền gửi được bảo hiểm và hạn mức chi trả

<http://div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&News=2667&CategoryID=3>. [Ngày truy cập 27 tháng 7 năm 2013]

17.Nguyễn Như Minh (2011), Bảo hiểm tiền gửi một chính sách công quan trọng của nền kinh tế hội nhập, <http://tuvanluat.net/bao-hiem-tien-gui-mot-chinh- sach-cong-quan-trong-cua-nen-kinh-te-hoi-nhap.html>. [Ngày truy cập 15 tháng 8 năm 2013]

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH HẠN MỨC CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM - DIV.PDF (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)