Thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH HẠN MỨC CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM - DIV.PDF (Trang 66)

BHTGVN ngay từ khi mới thành lập đã ý thức nâng cao hình ảnh của DIV đối với công chúng. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, được sự quan tâm của ban lãnh

đạo, sự nỗ lực của đội ngũ những người làm công tác truyền thông, BHTGVN đã đưa hoạt động thông tin truyền thông trở thành cầu nối giữa BHTGVN với các tổ chức tham gia BHTG, người gửi tiền và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tính chuyên nghiệp ngày càng được tăng cường qua việc xác định hoạt động thông tin tuyên truyền gắn với mục tiêu của tổ chức, xây dựng chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, xây dựng hình ảnh thương hiệu của tổ chức, phát triển các ấn phẩm truyền thông nội bộ (đặc biệt trên website BHTGVN và Thông tin BHTGVN), mở rộng hợp tác với các đơn vị truyền thông trong và ngoài ngành trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng từ báo việt, phát thanh đến truyền hình và báo mạng. Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến hệ thống tài chính ngân hàng, một lần nữa công tác Thông tin tuyên truyền BHTGVN tiếp tục thực hiện sứ mệnh quan trọng trong việc duy trì niềm tin của người gửi tiền, không để xảy ra tình trạng hoảng loạn, rút tiền hàng loạt.

2.2.6. Tình hình áp dụng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi

Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm là vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi của người gửi tiền. Hạn mức trả tiền bảo hiểm quá thấp khó duy trì niềm tin của người gửi tiền và khi có sự cố xảy ra thường khó tránh khỏi hiện tượng đột biến rút tiền hàng loạt.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm được xác định dựa trên 4 căn cứ chính yếu đã trình bày trong phần cơ sở lý luận tại Chương 1

Căn cứ thứ nhất – Tình hình kinh tế vĩ mô

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000. Tại thời điểm đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 5,7 triệu đồng, hạn mức trả tiền bảo hiểm được xác định là 30 triệu đồng Việt Nam, gấp 5,27 lần GDP bình quân đầu người lúc bấy giờ, bảo vệ được khoảng 90% số người gửi tiền ở Việt Nam tại thời điểm đó. Năm 2005, khi mà GDP bình quân đầu người đã tăng lên đến 10,2 triệu đồng, hạn mức trả tiền bảo hiểm đã được nâng lên 50 triệu đồng Việt Nam, gấp 4,91 lần GDP bình quân đầu người năm 2005. Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay, dù

nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mới, trải qua nhiều biến động, nhưng hạn mức trả tiền bảo hiểm vẫn không thay đổi. Cuối năm 2012, khi mà GDP bình quân đầu người tăng lên đến 1.759 USD tương đương 36 triệu đồng thì tỷ lệ hạn mức trả tiền bảo hiểm/GDP bình quân đầu người giảm xuống chỉ còn 1,36 lần.

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ Tổng cục thống kê)

Căn cứ thứ hai – mức độ rủi ro của hệ thống

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nhiều bất ổn lớn ở khu vực kinh tế đồng tiền chung Châu Âu. Hàng loạt các ngân hàng lớn bị phá sản, bị thâu tóm; thị trường tài chính ở nhiều nước lâm vào nguy cơ đổ vỡ hệ thống,...Để đối phó với tình trạng rút tiền hàng loạt khỏi hệ thống ngân hàng của người gửi tiền, nhiều nước đã nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên gấp nhiều lần như Mỹ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nga,…, thậm chí đưa ra chính sách chi trả không giới hạn như Đức, Áo, Đan Mạch, Hồng Kông, Singapore,…Nhìn lại thực tế Việt Nam thời gian qua, quy mô hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng gay gắt; tín dụng liên tục tăng trưởng nhanh, nhưng chất lượng lại thấp và có xu hướng giảm; tình hình thanh khoản của các ngân hàng cũng luôn là đề tài nóng; các quy định chính sách về lĩnh vực ngân hàng chưa đáp ứng được thông lệ chuẩn mực quốc tế, công tác quản trị ngân hàng chưa được chú trọng,…Tất cả các yếu tố này khiến cho rủi ro hệ thống tài chính nói chung và rủi ro hệ thống ngân hàng

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 - 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 2008 2009 2010 2011 2012

GDP bình quân đầu người Hạn mức chi trả BHTG Tỷ lệ hạn mức chi trả BHTG/GDP bình quân đầu người

nói riêng của Việt Nam tăng cao. Nếu như trước kia người dân chưa biết sáp nhập ngân hàng, thì nay chuyện đó đã xảy ra; nếu như trước kia người dân chưa nghĩ đến phá sản ngân hàng, thì nay đã nghĩ đến. Như vậy, rủi ro hệ thống ngân hàng thực sự đã tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hạn mức trả tiền bảo hiểm từ năm 2005 vẫn giữ nguyên, chưa được thay đổi để phù hợp với mức độ rủi ro của hệ thống, do vậy hạn mức hiện nay không còn nhiều ý nghĩa đối với việc giảm thiểu rủi ro hệ thống.

Căn cứ thứ ba – niềm tin, hành vi của người gửi tiền

Theo một khảo sát mới đây của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, hệ thống tài chính Việt Nam đã bộc lộ một số yếu kém, người dân đã quan tâm hơn tới các yếu tố rủi ro của ngân hàng khi lựa chọn gửi tiền. Nếu như trước kia, người gửi tiền chỉ quan tâm đến lãi suất khi lựa chọn ngân hàng gửi tiền, thì nay họ đã phải quan tâm đến các yếu tố khác như uy tín, quy mô tài sản,…của các ngân hàng. Điều này cho thấy, người gửi tiền đã khó tính hơn đối với hệ thống ngân hàng, họ không còn giữ niềm tin tuyệt đối vào ngân hàng như trước đây.

Căn cứ thứ tư – tình hình lượng tiền gửi, số người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng

Theo khảo sát các nước trên thế giới trong giai đoạn từ 2008 – 2012, tỷ lệ số người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ so với số người gửi tiền được bảo hiểm thường chiếm khoảng trên 90%, tỷ lệ số tiền được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số tiền được bảo hiểm phần lớn nằm trong khoảng từ 20-30%. Tuy nhiên từ 2008 – 2012 ở Việt Nam, theo khảo sát của BHTGVN, với hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tối đa 50 triệu đồng, tỷ lệ số người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ so với số người gửi tiền được bảo hiểm thấp hơn 90%, tỷ lệ số tiền gửi được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số tiền gửi được bảo hiểm giảm từ 19% xuống 10%. Như vậy, tỷ lệ số tiền gửi được bảo hiểm toàn bộ so với tổng số tiền gửi được bảo hiểm của Việt Nam đang giảm đi rất nhiều. Nghĩa là hạn mức hiện nay ở Việt Nam chưa đảm bảo cho đa số tiền gửi.

19%

5% 4% 5% 67%

Hình 2.9: Cơ cấu tiền gửi Việt Nam theo số tiền năm 2012

< 50tr 50tr - 70tr 70tr - 90tr 90tr - 100tr > 100tr

Một phần lý giải việc lý do tại sao lại chi trả bảo hiểm 50 triệu đồng, theo nguyên tắc của bảo hiểm nói chung, bảo hiểm là phục vụ cho số đông, bảo hiểm tiền gửi cũng không ngoại lệ. Từ năm 2002, theo cuộc điều tra toàn hệ thống ngân hàng của BHTGVN, có đến 80% số người gửi tiền trong tài khoản là 50 triệu đồng, còn 20% còn lại ở trên mức 50 triệu đồng. Như vậy vào thời điểm năm 2002, hạn mức chi trả bảo hiểm 50 triệu đồng đã đáp ứng được nguyên tắc phục vụ số đông này. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng giá tiêu dùng trong những năm qua, hạn mức này đã trở nên không phù hợp, không có ý nghĩa do không bảo vệ được đa số người gửi tiền tiết kiệm.

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo sơ kết hoạt động BHTG năm 2012 của DIV)

Biểu đồ trên cho thấy số lượng tiền gửi ở mức dưới 50 triệu chỉ chiếm 19% tổng số tiền gửi bảo hiểm, và trên 81% lượng tiền gửi sẽ không được chi trả đủ 100% số tiền gốc và lãi khi ngân hàng bị phá sản, ngừng hoạt động.

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động của DIV trong thời gian qua (2008 – 2012) 2.3.1. Kết quả đạt được

Đánh giá khái quát kết quả đạt được của DIV trong thời gian qua (2008 – 2012) có thể tóm gọn trong nhận định sau: “Với chức năng và nhiệm vụ của mình,

thông qua các hoạt động nghiệp vụ như: đổi mới, cấp đổi và cấp bổ sung Chứng nhận BHTG; thu phí BHTG; các hoạt động giám sát từ xa; kiểm tra tại chỗ; hỗ trợ tài chính; chi trả tiền gửi được bảo hiểm và thanh lý các tổ chức tham gia BHTG bị giải thể; và các hoạt động khác, DIV đã khẳng định được vị trí của mình trong việc nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính, góp phần duy trì sự phát triển an toàn và bền vững của thị trường tài chính quốc gia”. Điều này thể hiện cụ thể như sau:

Xây dựng được cơ sở pháp lý làm nền tảng cho hoạt động BHTG: Luật BHTG ra đời năm 2013 với các quy định cho phép BHTGVN triển khai đầy đủ các nghiệp vụ của một tổ chức BHTG tiên tiến theo mô hình giảm thiểu rủi ro như kiểm tra, giám sát các tổ chức tham gia BHTG, tính và thu phí BHTG, hỗ trợ tài chính, chi trả tiền gửi được bảo hiểm, tiếp nhận, thanh lý tài sản của các tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ và tuyên truyền chính sách BHTG. Các điều luật trong Luật BHTG 2013 được quy định phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Xây dựng mạng lưới hoạt động với những nỗ lực không ngừng, BHTGVN đã có Trụ sở chính tại Hà Nội và nhiều chi nhánh tại các khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước. Điều này giúp BHTGVN có thể bao quát hoạt động đến tất cả các tổ chức tham gia BHTG, đảm bảo hoạt động kiểm tra tại chỗ của BHTGVN được thực hiện đầy đủ và kịp thời.

Cùng với mạng lưới hoạt động, BHTGVN luôn chú trọng công tác tuyển dụng nhằm thu hút nhân tài, xây dựng cơ chế thỏa đáng nhằm duy trì đội ngũ cán bộ và thường xuyên tổ chức đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua việc đổi mới, cấp đổi cấp bổ sung Chứng nhận BHTG công bố đến người dân việc đảm bảo chi trả tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của DIV giúp các TCTD thu hút vốn nhàn rỗi của người dân.

Giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia BHTG – góp phần duy trì hoạt động ổn định của các tổ chức tham gia BHTG. BHTGVN đã thực hiện giám

sát định kỳ hàng quý đối với 100% các tổ chức tham gia BHTG. Báo cáo giám sát được gửi tới Thống đốc Ngân hàng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia để báo cáo Chính phủ. Căn cứ kết quả theo dõi, giám sát, phân tích rủi ro, BHTGVN đã cảnh báo các tổ chức tham gia BHTG hoạt động yếu kém, có nợ xấu tăng nhanh, vi phạm các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động và đề ra các biện pháp xử lý giúp các đơn vị phát triển ổn định. Ngoài ra, BHTGVN thực hiện kiểm tra định kỳ hàng năm trên diện rộng theo kế hoạch và theo kết quả cảnh báo giám sát từ xa. Thông qua đó, BHTGVN đánh giá thực trạng hoạt động, rủi ro hiện tại và tiềm ẩn của đơn vị để cảnh báo, yêu cầu tổ chức tham gia BHTG có biện pháp điều chỉnh, khắc phục.

Thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính DIV giúp một số tổ chức tham gia BHTG vượt qua khó khăn tạm thời về khả năng chi trả, nhanh chóng ổn định và hoạt động lại bình thường.

Thông qua việc chi trả kịp thời nhanh chóng cho người gửi tiền tại các TCTD phá sản và giải thể, DIV đã tạo được niềm tin của người gửi tiền, làm người dân gửi tiền an tâm từ đó góp phần giữ vững an ninh chính trị và trậ tự an toàn xã hội cho địa phương có TCTD bị đổ vỡ.

Thông qua công tác thu phí BHTG, DIV tích cực gia tăng nguồn vốn hoạt động. Song song đó là việc thanh lý các TCTD bị giải thể giúp DIV tích cực thu hồi tối đa trong khả năng cho phép nguồn vốn đã bỏ ra thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm. Hai mảng nghiệp vụ này đều nhằm mục đích là thu hồi và tích trữ nguồn vốn cho các hoạt động khác của DIV.

Quản lý và sử dụng vốn – tích lũy nguồn tài chính nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền. Tính đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTGVN được đầu tư là 9.311 tỷ đồng. Nguồn vốn quỹ được mở rộng tạo cơ sở ban đầu cho việc xử lý ngân hàng đổ vỡ và chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, giảm sức ép đối với ngân sách nhà nước trong trường hợp TCTD gặp khó khăn.

Hoạt động thông tin tuyên truyền mang ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống BHTG, góp phần nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống ngân hàng. Thời gian vừa qua, BHTG đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền thông qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo, hội nghị và các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với người gửi tiền. BHTGVN đã hoàn thành Chiến lược quan hệ công chúng để triển khai một cách bài bản hoạt động này trong thời gian tới.

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tăng cường vai trò và hình ảnh BHTGVN trong cộng đồng quốc tế. BHTGVN là tổ chức duy nhất tại Việt Nam thực hiện chức năng BHTG, do đó việc tham khả mô hình hoạt động, kinh nghiệm từ các tổ chức BHTG tiên tiến và hoạt động hiệu quả trên thế giới là hết sức cần thiết.

2.3.2. Những hạn chế và tồn tại

2.3.2.1. Hạn chế về hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi

Đây là vấn đề trực tiếp ảnh hưởng tới hành vi của người gửi tiền. Hạn mức trả tiền bảo hiểm quá thấp khó duy trì niềm tin của người gửi tiền và khi có sự cố xảy ra khó tránh khỏi hiện tượng đột biến rút tiền hàng loạt. Theo Luật BHTG 2013, hạn mức trả tiền bảo hiểm không còn đóng khung một mức cụ thể như các quy định trước đây mà giao Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức theo đề nghị của NHNN trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, nếu quy định một khung cứng như trước đây sẽ không tạo được sự linh hoạt, khó đáp ứng nhanh với tình hình thực tế và nguyện vọng của người gửi tiền khi những yếu tố đó có sự thay đổi. Hạn mức 50 triệu đồng vẫn được áp dụng từ năm 2005 đến nay đã quá lạc hậu. Do đó, cần sớm nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm để vừa phù hợp với sự thay đổi của các yếu tố làm căn cứ xác định hạn ức trả tiền bảo hiểm vừa củng cố niềm tin của người dân gửi tiền vào ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng như góp phần tạo điều kiện thuận lợi để Chính phủ tiến hành tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng. Tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm cũng tránh được nguy cơ rút tiền hàng loạt gây đổ vỡ. Việc nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm càng cao, nguy cơ phải trà tiền bảo hiểm do sự sụp đổ của các tổ chức tín dụng càng thấp, nhưng cũng cần có cơ chế nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN để đáp ứng

được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra là bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi tiền. Việc nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm phải căn cứ vào thông lệ quốc tế, điều kiện của thị trường và theo nguyên tắc BHTG phục vụ cho số đông người gửi tiền, làm sao để bảo vệ được tiền tiết kiệm của đại bộ phận dân cư

Hạn mức chi trả thấp cũng ảnh hưởng đến hệ thống các QTDND cơ sở. Điều mà QTDND đang gặp khó khăn là hạn mức chi trả BHTG trong thời điểm hiện tại

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH HẠN MỨC CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM - DIV.PDF (Trang 66)