Hợp tác chia sẻ thông tin với DIV

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH HẠN MỨC CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM - DIV.PDF (Trang 92)

NHNN nên ban hành văn bản về việc hợp tác, chia sẻ thông tin giữa NHNN và DIV, tạo điều kiện phối hợp giữa DIV và NHNN trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ trách nhiệm, hợp tác với nhau để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức trong hệ thống tài chính ngân hàng. Hàng tháng nên gửi những kết quả giám sát ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng chịu sự kiểm soát đặc biệt từ NHNN cho DIV để DIV kịp thời nắm bắt những biến động của các tổ chức tài chính ngân hàng nhằm có sự ứng xử kịp thời khi có sự cố ngân hàng xảy ra.

3.5. Một số kiến nghị đối với tổ chức tham gia BHTG

3.5.1. Chấp hành nghiêm túc những quy định tính và nộp phí của BHTG

Tổ chức tham gia BHTG phải tính toán đúng số phí bảo hiểm và nộp đúng thời gian quy định. Muốn tính toán đúng số phí bảo hiểm phải nộp thì tổ chức tham gia BHTG phải xác định đúng đối tượng được bảo hiểm. Như vậy, các tổ chức tham gia BHTG nên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên kế toán, có thể yêu cầu DIV cho chuyên viên qua hỗ trợ giảng dạy.

3.5.2. Hợp tác với DIV khi DIV tiến hành công tác kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia BHTG

Trong quá trình DIV thực hiện kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia BHTG phải phối hợp tạo mọi điều kiện thuận lợi để DIV hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Tổ chức tham gia BHTG phải cung cấp đầy đủ, nhanh chóng các giấy tờ, báo cáo, file cân đối, file sao kê tiền gửi. Tính chính xác của các tài liệu phải được đảm bảo. Tổ chức tham gia BHTG cần bố trí nhân viên chuyên trách về BHTG làm việc cùng đoàn kiểm tra nhằm giải đáp những vấn đề thắc mắc cũng như những sai sót mà đoàn kiểm tra phát hiện trong quá trình làm việc.

3.5.3. Chấp hành nghiêm túc việc gửi báo cáo theo yêu cầu của DIV

Tổ chức tham gia BHTG định kỳ ngày, tuần, hai kỳ trên tháng, tháng, quý, năm phải gửi đầy đủ các loại báo cáo theo yêu cầu của DIV. Điều này giúp DIV nắm bắt những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác giám sát từ xa, kiểm tra kiểm soát kịp thời những tổ chức xuất hiện rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến đổ vỡ hay phá sản ảnh hưởng đến an toàn hệ thống tài chính ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 đề tài đưa ra phương pháp điều chỉnh hạn mức chi trả BHTG cũng như các giải pháp liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ nhằm phát triển tổ chức BHTGVN – DIV. Các giải pháp được nêu gắn liền với phương thức thực hiện nhằm khẳng định tính khả thi của các giải pháp mà đề tài đưa ra. Bên cạnh đó đề tài cũng nêu ra một số kiến nghị đối với Quốc Hội, Chính phủ và NHNN như bổ sung nguồn vốn cho DIV, tạo điều kiện thuận lợi cho BHTGVN phát triển theo mô hình giảm thiểu rủi ro, chỉnh sửa cơ cấu bộ máy tổ chức, thực hiện sự thay đổi trong Luật phá sản chuyên dành cho các TCTD, hợp tác chia sẻ thông tin với DIV. Đây là những kiến nghị nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các giải pháp mà đề tài đưa ra.

Việc thực hiện các phương pháp điều chỉnh hạn mức chi trả và những giải pháp đã được trình bày ở chương 3 là một quá trình tổng thể, luôn cần có tính đồng bộ, phối hợp nhau trong quá trình thực hiện. Kết quả của giải pháp này là tiền đề cho giải pháp khác và ngược lại, thiếu một trong những giải pháp nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện của giải pháp khác.

KẾT LUẬN

 

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam trên bước đường phát triển. Hội nhập mang đến cho chúng ta cơ hội cũng như những thách thức. Trong bối cảnh hội nhập với nhiều thách thức như vậy, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam càng cần thể hiện là một định chế tài chính quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại. Qua việc phân tích trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã làm rõ được một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, trên cơ sở lý thuyết về bảo hiểm tiền gửi và Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2013, luận văn đã chỉ ra được vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với nền kinh tế, đối với hệ thống tài chính tín dụng, đồng thời nêu lên một số kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm tiền gửi của một số quốc gia trên thế giới

Hai là, luận văn đã trình bày thực trạng về tình hình áp dụng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi hiện nay tại Việt Nam, từ đó trả lời được vấn đề đã nêu ra ở chương 1 là hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi hiện nay đã không còn phù hợp với tình hình kinh tế nước ta. Kết hợp với việc phân tích thực trạng hoạt động của DIV, luận văn đã nêu ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động của DIV.

Ba là, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về lý thuyết bảo hiểm tiền gửi và thực trạng hoạt động của DIV trong thời gian qua, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm, giải pháp phát triển và đổi mới năng lực hoạt động của DIV trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng.

Dù đã cố gắng hoàn thiện tốt nghiên cứu của mình nhưng đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn.

2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Báo cáo kết quả công tác hoạt động BHTG của DIV các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Kỷ yếu 10 năm xây dựng và trưởng thành của DIV

4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quyết định 199/QĐ-BHTG11 ngày 20/7/2005 của Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc quy định tạm thời về cho vay hỗ trợ đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quyết định 192/QĐ-BHTG13 ngày 18/6/2006 của BHTGVN quy định chế độ thông tin báo cáo tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với BHTGVN

6. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ các năm 2008, 2010, 2011, 2012, 2013

7. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

8. Chính phủ (1999), Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 9/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

9. Chính phủ (1999), Quyết định số 75/1999/QĐ-TTg ngày 28/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN”

10.Chính phủ (1999), Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

11.Chính phủ (1999), Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 89

12.Chính phủ (2013), Luật bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ngày 1/1/2013

13.Chính phủ (2013), Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ Về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15.Nguyễn Thị Kim Oanh, 2004, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Giáo trình Bảo hiểm tiền gửi - Nguyên lý, thực tiễn và định hướng.

16.Lê Việt Nga (2012), Hoạt động bảo hiểm trong nước, Bàn về loại tiền gửi được bảo hiểm và hạn mức chi trả

<http://div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&News=2667&CategoryID=3>. [Ngày truy cập 27 tháng 7 năm 2013]

17.Nguyễn Như Minh (2011), Bảo hiểm tiền gửi một chính sách công quan trọng của nền kinh tế hội nhập, <http://tuvanluat.net/bao-hiem-tien-gui-mot-chinh- sach-cong-quan-trong-cua-nen-kinh-te-hoi-nhap.html>. [Ngày truy cập 15 tháng 8 năm 2013]

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH HẠN MỨC CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM - DIV.PDF (Trang 92)