Thu phí BHTG

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH HẠN MỨC CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM - DIV.PDF (Trang 61)

Tại Việt Nam, DIV đang thực hiện thu phí bảo hiểm tiền gửi theo một mức cố định tương đương 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm bình quân. Theo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, từ năm 2004, nguồn thu từ phí bảo hiểm tiền gửi được bổ sung vào Quỹ nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi. Nguồn thu này góp phần vào việc tăng quy mô nguồn vốn quỹ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Cơ sở tính phí BHTG là toàn bộ số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm của quý trước quý nộp phí BHTG. Cách tính phí BHTG phải nộp cho mỗi quý theo công thức sau: (Số phí BHTG phải nộp được tính làm tròn đến đơn vị nghìn đồng) 𝑃 = 𝑆0+𝑆3 2 + 𝑆1 + 𝑆2 3 𝑥 0,15 100𝑥4 Trong đó:

P là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp trong quý thu phí (quý hiện hành);

9.76%

89.44%

0.80%

Hình 2.5: Cơ cấu tổ chức tham gia BHTG theo loại hình 6 tháng đầu năm 2013

NHTM Quỹ TDND

So là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước quý thu phí BHTG;

S1, S2, S3là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí BHTG;

(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác năm 2008 – 2012 của DIV)

Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 thì riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, BHTGVN đã thực hiện thu khoảng hơn 1300 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2012.

2.2.3. Hoạt động giám sát, kiểm tra tại chỗ của DIV 2.2.3.1. Hoạt động giám sát từ xa

Hoạt động giám sát từ xa được BHTGVN triển loo khai từ năm 2002 trên cơ sở nội dung giám sát việc chấp hành các quy định về BHTG và giám sát việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng dựa trên nguồn thông tin đầu vào từ các tổ chức tham gia BHTG và các nguồn thông tin khác được quy định trong các văn bản pháp quy về BHTG, BHTGVN giám sát theo hai hướng chính: i) giám sát rủi ro trong từng thời điểm; ii) giám sát xu hướng rủi ro trong tương lai.

0.000 500.000 1,000.000 1,500.000 2,000.000 2,500.000 2008 2009 2010 2011 2012 684.641 875.248 1,282.50 1,626.70 2,057 Hình 2.6: Kết quả thu phí BHTG qua các năm (đvt: tỷ đồng)

Công tác giám sát tập trung vào việc chấp hành các chỉ tiêu an toàn hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi như khả năng về vốn, chất lượng tín dụng, khả năng thanh khoản. Trong thời gian này, BHTGVN đã chủ động tập trung nghiên cứu, ứng dụng một số mô hình giám sát tài chính hiệu quả phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Hoạt động giám sát từ xa đã được thực hiện thống nhất từ Trụ sở chính tới các Chi nhánh BHTG khu vực, không chồng chéo và đáp ứng các yêu cầu trong quá trình quản lý, điều hành. Đội ngũ cán bộ giám sát được tuyển dụng và đào tạo phù hợp với nghiệp vụ ngân hàng, BHTG. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng báo cáo giám sát, hệ thống báo cáo giám sát từ xa của BHTGVN đã trở thành một kênh thông tin giám sát có chất lượng đối với các cơ quan quản lý tài chính. Tính đến tháng 6/2013, BHTGVN đã thực hiện giám sát định kỳ đối với 1373 đơn vị, cụ thể:

Hình 2.7: Loại hình TCTD được DIV giám sát đến tháng 6/2013

(Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – DIV – Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2013)

Kết quả của công tác giám sát từ xa đã phát hiện nhiều vi phạm về BHTG và vi phạm an toàn trong hoạt động ngân hàng từ đó có cảnh báo kịp thời đến các tổ chức tham gia BHTG. Hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN liên tục đuợc đổi mới,

72 NHTMCP, NHTMNN, NH hợp tác xã 11 TCTD phi ngân hàng 1228 QTDND cơ sở và QTDNDTW 57 CN NH nước ngoài 5 NH Liên Doanh

tiến dần tới chuẩn mức theo thông lệ quốc tế. Giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG là cơ sở cho các hoạt động nghiệp vụ khác tại BHTGVN.

2.2.3.2. Hoạt động kiểm tra tại chỗ

Cùng với giám sát từ xa, hoạt động kiểm tra tại chỗ cũng được xác định là một nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong một hệ thống giám sát chung của BHTGVN. Nhiều nội dung, chỉ tiêu hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG chỉ có thông qua kiểm tra tại chỗ mới có đủ thông tin phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chính xác mà hoạt động giám sát từ xa không thể làm được.

Bảng 2.1: Số lượng tổ chức tham gia BHTG được kiểm tra qua các năm

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số lượng tổ chức tham gia

BHTG được kiểm tra

186 đơn vị 94 đơn vị 300 đơn vị 255 đơn vị 294 đơn vị

(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác hoạt động BHTG năm 2008 – 2012 của DIV)

Công tác kiểm tra tại chỗ đối với các tổ chức tham gia BHTG được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của DIV. Trên cơ sở Hội đồng quản trị phê duyệt, các chi nhánh sẽ lên kế hoạch kiểm tra trong năm. Hiện tại, DIV chỉ tiến hành hoạt động kiểm tra toàn diện (tính phí BHTG và an toàn trong hoạt động ngân hàng) đối với các quỹ tín dụng nhân dân. Đối với ngân hàng chỉ kiểm tra việc tính và nộp phí BHTG, không tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, các Chi nhánh BHTGVN đã hoàn thành công tác kiểm tra như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ đã hoàn thành công tác kiểm tra với 37 QTDND cơ sở trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố.

Chi nhánh BHTGVN khu vực Hà Nội đã hoàn thành công tác kiểm tra tại chỗ với 51 đơn vị, bao gồm: 3 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng liên doanh, 1 ngân hàng nước ngoài, 2 NHTMCP và 45 QTDND cơ sở.

Chi nhánh BHTGVN khu vực Bắc Trung Bộ đã hoàn thành kiểm tra tại chỗ 32 đơn vị, gồm: 1 NHTMCP, 31 QTDND cơ sở.

Chi nhánh BHTGVN khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành kế hoạch kiểm tra 6 tháng đầu năm với 20 tổ chức tham gia BHTG, trong đó có 8 tổ chức thuộc khối NHTM (6 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 2 NHTMCP) và 12 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, QTDND cơ sở.

Qua kiểm tra, phần lớn các đơn vị cơ bản chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về hoạt động tiền tệ tín dụng và BHTG, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của ngành, chấp hành nghiêm túc việc cung cấp thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra.

Kết quả giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ của BHTGVN đã thực sự trở thành một kênh thông tin quan trọng, cùng với việc thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước để đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt động, tính tuân thủ pháp luật và mức độ rủi ro của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Những phân tích, đánh giá, cảnh báo của BHTGVN qua giám sát, kiểm tra đã thực sự giúp cho các tổ chức tham gia BHTG nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan những tồn tại, thiếu sót, sai phạm trong hoạt động, từ đó thúc đẩy việc củng cố, chấn chỉnh, tăng cường quản lý và ý thức nâng cao trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG và các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

2.2.4. Chi trả bảo hiểm, thu hồi nợ và thanh lý

Tại Việt Nam, tổ chức BHTG được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000. Cũng như các tổ chức BHTG trên thế giới, hoạt động chi trả tiền gửi được bảo hiểm là một trong các hoạt động chính của BHTGVN nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, hoạt động chi

trả và thanh lý các tổ chức nhận tiền gửi giải thể, phá sản của DIV chỉ thực hiện ở các QTDND mà không diễn ra đối với ngân hàng.

Từ khi thành lập đến năm 2012, BHTGVN đã thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho 1.623 người gửi tiền tại 39 QTDND cơ sở trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố với tổng số tiền chi trả là 21,8 tỷ đồng. Việc chi trả tiền bảo hiểm được tổ chức thực hiện nhanh gọn, an toàn và chính xác, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự xã hội tại địa phương có tổ chức tham gia BHTGbị đổ vỡ, tạo niềm tin của người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam.

Bảng 2.2: Tóm tắt tình hình chi trả bảo hiểm tiền gửi (Đvt: triệu đồng)

Mốc thời gian Số đơn vị được chi trả Số tiền chi trả

Từ khi thành lập đến 31/12/2004 33 16.339 2007 1 477 2008 2 1.600 2009 1 372 2010 0 0 2011 1 1.312 2012 1 1.700

(Nguồn: Thông tin Bảo hiểm tiền gửi các năm 2008 - 2012)

Hiện nay BHTGVN đang theo dõi quá trình thanh lý tại 4 QTDND cơ sở bị giải thể sau năm 2005 đã được chi trả BHTG. Trong 6 tháng đầu năm 2013, BHTGVN không thu hồi được tiền từ thanh lý, nguyên nhân chủ yếu do người vay không có khả năng trả nợ.

2.2.5. Thông tin tuyên truyền:

BHTGVN ngay từ khi mới thành lập đã ý thức nâng cao hình ảnh của DIV đối với công chúng. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, được sự quan tâm của ban lãnh

đạo, sự nỗ lực của đội ngũ những người làm công tác truyền thông, BHTGVN đã đưa hoạt động thông tin truyền thông trở thành cầu nối giữa BHTGVN với các tổ chức tham gia BHTG, người gửi tiền và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tính chuyên nghiệp ngày càng được tăng cường qua việc xác định hoạt động thông tin tuyên truyền gắn với mục tiêu của tổ chức, xây dựng chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, xây dựng hình ảnh thương hiệu của tổ chức, phát triển các ấn phẩm truyền thông nội bộ (đặc biệt trên website BHTGVN và Thông tin BHTGVN), mở rộng hợp tác với các đơn vị truyền thông trong và ngoài ngành trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng từ báo việt, phát thanh đến truyền hình và báo mạng. Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến hệ thống tài chính ngân hàng, một lần nữa công tác Thông tin tuyên truyền BHTGVN tiếp tục thực hiện sứ mệnh quan trọng trong việc duy trì niềm tin của người gửi tiền, không để xảy ra tình trạng hoảng loạn, rút tiền hàng loạt.

2.2.6. Tình hình áp dụng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi

Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm là vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi của người gửi tiền. Hạn mức trả tiền bảo hiểm quá thấp khó duy trì niềm tin của người gửi tiền và khi có sự cố xảy ra thường khó tránh khỏi hiện tượng đột biến rút tiền hàng loạt.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm được xác định dựa trên 4 căn cứ chính yếu đã trình bày trong phần cơ sở lý luận tại Chương 1

Căn cứ thứ nhất – Tình hình kinh tế vĩ mô

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000. Tại thời điểm đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 5,7 triệu đồng, hạn mức trả tiền bảo hiểm được xác định là 30 triệu đồng Việt Nam, gấp 5,27 lần GDP bình quân đầu người lúc bấy giờ, bảo vệ được khoảng 90% số người gửi tiền ở Việt Nam tại thời điểm đó. Năm 2005, khi mà GDP bình quân đầu người đã tăng lên đến 10,2 triệu đồng, hạn mức trả tiền bảo hiểm đã được nâng lên 50 triệu đồng Việt Nam, gấp 4,91 lần GDP bình quân đầu người năm 2005. Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay, dù

nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mới, trải qua nhiều biến động, nhưng hạn mức trả tiền bảo hiểm vẫn không thay đổi. Cuối năm 2012, khi mà GDP bình quân đầu người tăng lên đến 1.759 USD tương đương 36 triệu đồng thì tỷ lệ hạn mức trả tiền bảo hiểm/GDP bình quân đầu người giảm xuống chỉ còn 1,36 lần.

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ Tổng cục thống kê)

Căn cứ thứ hai – mức độ rủi ro của hệ thống

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nhiều bất ổn lớn ở khu vực kinh tế đồng tiền chung Châu Âu. Hàng loạt các ngân hàng lớn bị phá sản, bị thâu tóm; thị trường tài chính ở nhiều nước lâm vào nguy cơ đổ vỡ hệ thống,...Để đối phó với tình trạng rút tiền hàng loạt khỏi hệ thống ngân hàng của người gửi tiền, nhiều nước đã nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên gấp nhiều lần như Mỹ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nga,…, thậm chí đưa ra chính sách chi trả không giới hạn như Đức, Áo, Đan Mạch, Hồng Kông, Singapore,…Nhìn lại thực tế Việt Nam thời gian qua, quy mô hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng gay gắt; tín dụng liên tục tăng trưởng nhanh, nhưng chất lượng lại thấp và có xu hướng giảm; tình hình thanh khoản của các ngân hàng cũng luôn là đề tài nóng; các quy định chính sách về lĩnh vực ngân hàng chưa đáp ứng được thông lệ chuẩn mực quốc tế, công tác quản trị ngân hàng chưa được chú trọng,…Tất cả các yếu tố này khiến cho rủi ro hệ thống tài chính nói chung và rủi ro hệ thống ngân hàng

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 - 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 2008 2009 2010 2011 2012

GDP bình quân đầu người Hạn mức chi trả BHTG Tỷ lệ hạn mức chi trả BHTG/GDP bình quân đầu người

nói riêng của Việt Nam tăng cao. Nếu như trước kia người dân chưa biết sáp nhập ngân hàng, thì nay chuyện đó đã xảy ra; nếu như trước kia người dân chưa nghĩ đến phá sản ngân hàng, thì nay đã nghĩ đến. Như vậy, rủi ro hệ thống ngân hàng thực sự đã tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hạn mức trả tiền bảo hiểm từ năm 2005 vẫn giữ nguyên, chưa được thay đổi để phù hợp với mức độ rủi ro của hệ thống, do vậy hạn mức hiện nay không còn nhiều ý nghĩa đối với việc giảm thiểu rủi ro hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ thứ ba – niềm tin, hành vi của người gửi tiền

Theo một khảo sát mới đây của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, hệ thống tài chính Việt Nam đã bộc lộ một số yếu kém, người dân đã quan tâm hơn tới các yếu tố rủi ro của ngân hàng khi lựa chọn gửi tiền. Nếu như trước kia, người gửi tiền chỉ quan tâm đến lãi suất khi lựa chọn ngân hàng gửi tiền, thì nay họ đã phải quan tâm đến các yếu tố khác như uy tín, quy mô tài sản,…của các ngân hàng. Điều này cho thấy, người gửi tiền đã khó tính hơn đối với hệ thống ngân hàng, họ không còn giữ niềm tin tuyệt đối vào ngân hàng như trước đây.

Căn cứ thứ tư – tình hình lượng tiền gửi, số người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng

Theo khảo sát các nước trên thế giới trong giai đoạn từ 2008 – 2012, tỷ lệ số người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ so với số người gửi tiền được bảo hiểm thường chiếm khoảng trên 90%, tỷ lệ số tiền được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số tiền được bảo hiểm phần lớn nằm trong khoảng từ 20-30%. Tuy nhiên từ 2008 – 2012 ở Việt Nam, theo khảo sát của BHTGVN, với hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tối đa 50 triệu đồng, tỷ lệ số người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ so với số người gửi tiền được bảo hiểm thấp hơn 90%, tỷ lệ số tiền gửi được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số tiền gửi được bảo hiểm giảm từ 19% xuống 10%. Như vậy, tỷ lệ số tiền gửi được bảo hiểm toàn bộ so với tổng số tiền gửi được bảo hiểm của Việt Nam đang giảm đi rất nhiều. Nghĩa là hạn mức hiện nay ở Việt Nam chưa đảm bảo cho đa số tiền gửi.

19%

5% 4% 5% 67%

Hình 2.9: Cơ cấu tiền gửi Việt Nam theo số tiền năm 2012

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH HẠN MỨC CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM - DIV.PDF (Trang 61)