Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa trung ương quảng nam năm 2013 (Trang 44)

Chọn mẫu nghiên cứu đối với đơn thuốc và bệnh án năm 2013

- Để đánh giá việc sử dụng thuốc đề tài tiến hành lấy các bệnh án và đơn thuốc để nghiên cứu.

+ Số lượng bệnh án và đơn thuốc được tính theo công thức cỡ mẫu trong dịch tễ dược học, áp dụng công thức sau:

31 n = Z2(1-α/2 )*

P(1-P) d2

n: là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu ( Số lượng bệnh án và số đơn thuốc cần có để phân tích )

P là tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó, hoặc là nghiên cứu thử. Cho P = 0,5; khi đó P(1-P) sẽ lớn nhất và cỡ mẫu là tối đa.

d là khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể (theo ước tính của người nghiên cứu); thường lấy 0,05 (5%).

Hệ số tin cậy Z(1-/2) phụ thuộc vào giới hạn tin cậy (1- ).

Chọn  =0,05 tra bảng ta có Z(1-/2) = 1,96 với d =0,05 thay vào công thức tính được n = 384,16 .

Vậy trong nghiên cứu, n = 400. Trong đó : - Đơn thuốc ngoại trú là : 400

- Bệnh án cần phải thu thập điều tra là : 400. 2.6.2. Phương pháp chọn mẫu :

+ Hồ sơ bệnh án : Trong năm 2013, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam có 25.431 HSBA được xếp theo thứ tự từ 1 đến 25.431 theo ngày ra viện, 400 bệnh án được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống :

- Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống : k = N/400

N: Tổng số bệnh án trong năm 2013; k : Khoảng cách mẫu Áp dụng công thức trên ta có :

k = 25.431/400 = 63,58, chọn k = 64

Trong khoảng cách từ 1 đến 64 ta chọn mẫu ngẫu nhiên lấy 1 bệnh án đầu tiên có số thứ tự là 65, tiếp tục thứ tự lần lượt là 129, 193, 257 ...cho đến khi đủ 400 HSBA nghiên cứu.

+ Đơn thuốc: trong năm 2013 có 146.664 lượt người đến khám bệnh ngoại trú trong đó có 99.360người bệnh có thẻ BHYT nhận thuốc tại khoa Dược. Đơn thuốc được lưu trữ và xếp theo thứ tự hàng tháng từ 1 đến 99.360 theo thời gian khám bệnh, 400 đơn thuốc được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống:k = N/n

32

N : Tổng số đơn thuốc ngoại trú BHYT; k : Khoảng cách mẫu Khoảng cách lấy mẫu : k = 99.360 /400 = 248.4, chọn k = 248

Trong khoảng cách từ 1 đến 248 sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chọn ra 1 đơn thứ nhất, đơn thuốc đầu tiên có số thứ tự là 249, các đơn thuốc tiếp có số 497, 745, 993... cho đến khi đủ 400 đơn thuốc.

2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 2.7.1. Phân tích ABC :Được tiến hành theo các bước sau : 2.7.1. Phân tích ABC :Được tiến hành theo các bước sau :

Bước 1 - Liệt kê các sản phẩm thuốc Bước 2

- Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:

+ Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá theo thời điểm ) + Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện

Bước 3 - Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc Bước 4 - Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền

của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền.

Bước 5 - Sắp xếp các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần Bước 6

- Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

Bước 7

Phân hạng sản phẩm như sau:

+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 % tổng giá trị tiền + Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 % tổng giá trị tiền + Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 10 % tổng giá trị tiền

2.7.2. Phương pháp phân tích VEN (Phân tích tối cần, thiết yếu và không thiết yếu) :

Phương pháp phân tích VEN năm 2013 tại BVĐK Trung ương Quảng Nam được HĐT&ĐT thực hiện để xác định ưu tiên cho việc mua sắm và tồn trữ thuốc để sử dụng khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các thuốc theo đề nghi từ các khoa lâm sàng. Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia : - Các thuốc tối cần (Vital drugs): Gồm các thuốc dùng trong trường hợp cấp

33

cứu hoặc các thuốc quan trọng nhất thiết phải có sử dụng để chữa bệnh . - Các thuốc thiết yếu (Essential drugs): Gồm các thuốc dùng để điều trị cho

những bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện.

- Các thuốc không cần thiết (Non-Essential drugs ): gồm các thuốc dùng để điều trị những bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lới ích lâm sàng của thuốc.

- Tính tỷ lệ % các nhóm thuốc V, E, N theo số lượng và giá trị 2.7.3. Thu thập số liệu phân tích ma trận ABC/VEN

Phân tích ma trận ABC/VEN là phương pháp phân tích kết hợp chéo giữa phân tích ABC và VEN, giúp nhìn thấy rõ hơn phần lớn kinh phí thuốc được dành cho các thuốc tối cần, thiết yếu hay không thiết yếu.

Phân tích ma trận ABC/VEN được thực hiện theo các bước sau :

- Kết hợp chéo phân tích ABC và VEN để thu được 9 tiểu nhóm AV, AE, AN, BV, BE, BN, CV, CE và CN

- Tính tỷ lệ % theo số lượng và giá trị của từng tiểu nhóm và theo nhóm gộp bao gồm :

+ Nhóm I: bao gồm: AV,AE,AN,BV,CV. + Nhóm II: bao gồm : BE,BN,CE.

+ Nhóm III: CN.

Bảng 2.2. Phối hợp phân tích ABC và phân loại VEN

V E N Đánh giá

A AV AE AN Thuốc trong nhóm AN

B BV BE BN Thuốc trong nhóm BN

C CV CE CN Thuốc trong nhóm CN

2.8. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Phương pháp so sánh tỷ trọng của mỗi chỉ tiêu thành phần với chỉ tiêu tổng thể năm 2013

- Sử dụng phần mềm Exel xử lý số liệu và kết quả thu được bằng tính toán tỷ lệ, biểu diễn kết quả bằng bảng, biểu đồ.

34 2.9. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Nội dung nghiên cứu được tóm tắt trình bày qua hình 2.7

Hình 2.7. Tóm tắt nội dung nghiên cứu đề tài Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại

Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013

Nội dung 1:

Phân tích danh mục thuốc và kinh phí sử dụng thuốc

Nội dung 2 :

Phân tích một số hoạt động sử dụng thuốc

Phân tích danh mục thuốc : - Cơ cấu danh mục thuốc. - Tỷ lệ TTY, TCY

- Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập ngoại. - Tỷ lệ thuốc theo tên

Generic so với thuốc theo tên thương mại và thuốc biệt dược gốc

Phân tích kinh phí sử dụng thuốc:

- So sánh giá trị tiền thuốc nhóm thuốc sản xuất trong nước và thuốc ngoại nhập. - So sánh giá trị tiền thuốc

generic và thuốc theo tên thương mại và thuốc Biệt dược gốc

- Kinh phí sử dụng tiền thuốc theo phân tích ABC/VEN -

- Phân tích quy trình cấp phát thuốc ngoại trú

- Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú.

- Phân tích việc sử dụng thuốc, thực hiện các quy định trong HSBA

Kết luận, kiến nghị

- Phân tích hoạt động thông tin thuốc của khoa Dược trong bệnh viện.

- Phân tích hoạt động Dược lâm sàng, tư vấn sử dụng thuốc

35

Chương 3.KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013: ương Quảng Nam năm 2013:

3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý .

Bảng 3.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý . TT NHÓM TÁC DỤNG Hoạt chất Khoản mục Số lượng Tỷ lệ % Số thuốc Tỷ lệ % 1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống

nhiễm khuẩn 64 17,83 167 24,03

2 Thuốc tim mạch 47 13,09 105 15,11

3 Thuốc đường tiêu hóa 44 12,26 75 10,79

4

Thuốc giảm đau. hạ sốt. chống viêm không Steroid. thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp

21 5,85 46 6,62 5 Acid – base và các dung dịch tiêm truyền 15 4,18 40 5,76

6 Khoáng chất và vitamin 23 6,41 36 5,18

7 Thuốc điều trị ung thư; điều hòa miễn dịch 13 3,62 21 3,02 8 Thuốc điều trị đau nửa đầu. chóng mặt 12 3,34 21 3,02 9 Thuốc điều trị bệnh mắt. tai mũi họng 16 4,46 20 2,88 10 Hormon và các thuốc tác động vào hệ

thống nội tiết 12 3,34 18 2,59

11 Thuốc tác dụng đối với máu 9 2,51 17 2,45

12 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 10 2,79 16 2,30

13 Thuốc gây tê. Mê 8 2,23 14 2,01

14 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

8 2,23 14 2,01 15 Thuốc đông dược dạng chế phẩm 13 3,62 14 2,01

36

16 Thuốc chống co giật. chống động kinh 7 1,95 12 1,73 17 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong

trường hợp ngộ độc 6 1,67 9 1,29

18 Thuốc lợi tiểu 2 0,56 8 1,15

19 Thuốc dùng chẩn đoán 5 1,39 6 0,86

20 Thuốc chống rối loạn tâm thần 4 1,11 6 0,86 21 Thuốc có tác dụng thúc đẻ. cầm máu sau

đẻ và chống sinh non 3 0,84 5 0,72

22 Thuốc giãn cơ và ức chế Cholinesterase 1 0,28 2 0,29 23 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 2 0,56 2 0,29

24 Thuốc chống Parkinson 1 0,28 1 0,14

25 Thuốc khác 13 3,62 20 2,88

Tổng cộng 359 100 695 100

Danh mục thuốc bệnh viện đã sử dụng năm 2013 được chia thành các nhóm theo tác dụng dược lý với 695 thuốc từ 359 hoạt chất.

+ Các nhóm thuốc có số lượng hoạt chất và khoản mục số thuốc sử dụng chiếm tỷ lệ nhiều nhất là :

- Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 64 hoạt chất (17,83%) có 167 khoản mục thuốc chiếm tỷ lệ 24,03.

- Thuốc tim mạch với 47 hoạt chất ( 13,09%) có 105 khoản mục thuốc chiếm tỷ lệ 15,11%.

- Thuốc đường tiêu hóa với 44 hoạt chất (12,26%) có 75 khoản mục thuốc chiếm tỷ lệ 10,79%.

- Thuốc giảm đau. hạ sốt, chống viêm không Steroid, thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp (6,62%); Acid – base và các dung dịch tiêm truyền khác (5,76%); khoáng chất, vitamin ( 5,18%).

+ Các nhóm thuốc có số lượng hoạt chất và khoản mục số thuốc sử dụng với tỷ lệ thấp bao gồm các thuốc điều trị Parkinson, tiết niệu, giãn cơ, cầm máu...

37

3.1.2. Tỷ lệ hoạt chất không sử dụng trong danh mục thuốc tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013 đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013

Phân tích danh mục thuốc năm 2013 về tỷ lệ hoạt chất sử dụng và không sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam như sau :

Bảng 3.4. Tỷ lệ hoạt chất sử dụng và không sử dụng trong danh mục thuốc

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1 Hoạt chất trong danh mục thuốc bệnh viện 412 100 2 Hoạt chất trong danh mục thuốc sử dụng tại

bệnh viện 359 87,13

3 Hoạt chất trong danh mục thuốc không được

sử dụng 53 12,87

Danh mục thuốc năm 2013 tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam có 412 hoạt chất, trong đó có 53 hoạt chất không được sử dụng chiếm 12,87 %. Những hoạt chất này đa số là thuốc điều trị ung thư chưa được sử dụng nhưng trong danh mục thuốc vẫn phải xây dựng để đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế sử dụng khi có bệnh. Nếu có bệnh cần đến thuốc mà danh mục không có sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh.

3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế chuyên môn:

Dựa vào Quy chế chuyên môn các thuốc sử dụng trong điều trị được chia thành các nhóm : Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất và thuốc thường. Danh mục thuốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013 phân loại theo quy chế chuyên môn được trình bày như sau:

Bảng 3.5. Cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế chuyên môn

Nhóm thuốc Số thuốc Tỷ lệ %

Thuốc gây nghiện 04 0,58

Thuốc hướng tâm thần và tiền chất 06 0,86

Thuốc thường 685 98,56

38

Danh mục thuốc sử dụng năm 2013 tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam có 4 thuốc thuộc thuốc gây nghiện, chiếm tỷ lệ 0,58%, thuốc hướng tâm thần có 6 thuốc chiếm tỷ lệ 0,86 % và thuốc thường chiếm 98,56%.

3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần: Cơ cấu danh mục thuốc đơn thành phần và đa thành phần sử dụng tại Cơ cấu danh mục thuốc đơn thành phần và đa thành phần sử dụng tại bệnh viện năm 2013 được trình bày tại bảng sau:

Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần, đa thành phần

Nhóm thuốc Số thuốc Tỷ lệ%

Thuốc đơn thành phần 597 85,9

Thuốc đa thành phần 98 14,1

Tổng 695 100

Thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ 85,9% với 597 thuốc lớn hơn nhiều so với thuốc đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013, trong khi thuốc đa thành phần chỉ chiếm tỷ lệ 14,1% với 98 thuốc.

3.1.5. Tỷ lệ thuốc nằm trong DMTTY lần thứ V và trong DMTCY sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được BYT ban hành năm 2011. Danh mục thuốc chữa bệnh sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013 được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V và Danh mục thuốc chủ yếu nhằm đảm bảo nhu cầu điều trị và thanh toán cho các đối tượng bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế. Điều này có nghĩa danh mục thuốc chủ yếu được sử dụng làm căn cứ để thanh toán với quỹ BHYT theo chế độ khám chữa bệnh BHYT, những thuốc được kê ngoài danh mục sẽ không được quỹ BHYT thanh toán. Như vậy, khi xây dựng danh mục này, ngoài việc đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hiệu quả và đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh thì việc xây dựng danh mục thuốc là để bảo đảm quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT và phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khảnăng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế được thể hiện qua Bảng 3.8. như sau:

39

Bảng 3.7. Tỷ lệ thuốc thiết yếu và thuốc chủ yếu sử dụng tại bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013

Nội dung

Hoạt chất Khoản mục

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Thuốc nằm trong DMTTY 171 52,62 392 56,3

Thuốc nằm trong DMTCY 359 39,89 695 100

Danh mục thuốc bệnh viện sử dụng trong năm 2013 cósố lượng hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu là 171/325, chiếm 52,62 % và số lượng thuốc thiết yếu được sử dụng tại bệnh viện là 392 loại, chiếm 56,3% trong danh mục thuốc bệnh viện; thuốc chủ yếu có 359/900 hoạt chất, chiếm tỷ lệ 39,89% và số lượng thuốc sử dụng chiếm 100% trong danh mục được quỹ BHYT thanh toán. 3.1.6. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập ngoại.

Kết quả so sánh tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập ngoại sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013 được trình bày ở bảng sau :

Bảng 3.8. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập ngoại sử dụng tại bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013

Nguồn gốc Số thuốc Tỷ lệ %

Thuốc sản xuất trong nước 374 53,81

Thuốc nhập ngoại 321 46,19

Tổng 695 100

Trong danh mục thuốc sử dụng năm 2013 tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam nhận thấy : Về khoản mục thuốc có 321 thuốc nhập ngoại chiếm tỷ lệ 46,19% , thuốc sản xuất trong nước có 374 khoản mục thuốc chiếm tỷ lệ 53,81%.

40

3.1.7. Tỷ lệ thuốc theo tên Generic so với thuốc theo tên thương mại và thuốc Biệt dược gốc

Tỷ lệ thuốc mang tên gốc, tên thương mại và biệt dược gốc như sau : Bảng 3.9. Tỷ lệ thuốc theo tên Generic so với thuốc theo tên thương mại và thuốc Biệt dược gốc

Nội dung Số thuốc Tỷ lệ %

Thuốc mang tên gốc 172 24,75

Thuốc Biệt dược gốc 39 5,61

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa trung ương quảng nam năm 2013 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)