Vài nét Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa trung ương quảng nam năm 2013 (Trang 37)

1.5.1. Giới thiệu lịch sử Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam:

Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 428/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/4/2007, là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Đây là bệnh viện được cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc Koica,

24

dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ ngoại giao Hàn Quốc tài trợ xây dựng với quy mô năm 2011 là 450 giường bệnh, năm 2013 là 500 giường phục vụ nhân dân các tỉnh trong khu vực miền Trung Tây nguyên [1].

1.5.2. Chức năng nhiệm vụ : Bệnh viện có 7 chức năng nhiệm vụ sau: + Cấp cứu, khám chữa bệnh + Cấp cứu, khám chữa bệnh

+ Phòng bệnh + Đào tào

+ Nghiên cứu khoa học

+ Chỉ đạo tuyến + Hợp tác Quốc tế

+ Quản lý kinh tế trong bệnh viện

1.5.3. Cơ cấu, bộ máy tổ chức :

Bệnh viện hạng II, hiện có 28 khoa, phòng: 6 phòng chức năng và 22 khoa lâm sàng và cận lâm sàng với tổng số nhân viên là 522 người. Trong đó, Tiến sĩ, Bs CKII và Bác sĩ có 92 người, DsCKI, DsĐH có 7 người, DsTH có 31 người, Điều dưỡng, và cán bộ khác có 406 người [1].

1.5.4. Khoa Dược Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam

Chức năng, nhiệm vụ của Khoa dược thực hiện theo: Thông tư 22 /2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế về : Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện và các thông tư hướng dẫn khác của Bộ Y tế liên quan đến công tác Dược bệnh viện [8], [9].

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện; có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [8].

Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau: 1.Nghiệp vụ dược

2.Kho và cấp phát 3.Tổ pha chế

4.Dược lâm sàng, thông tin thuốc 5.Thống kê dược

25

Cơ cấu tổ chức của khoa Dược Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam ( hình 1.6 )

Hình 1.5. Cơ cấu tổ chức của khoa Dược Nhân lực khoa Dược : Tổng số 38

Số lượng và trình độ nhân lực khoa dược của Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam được nêu trong bảng 1.2.

Bảng 1.1. Nhân lực khoa dược Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam

Phân loại nhân lực Số lượng

Dược sĩ chuyên khoa I 02

Dược sĩ đại học 05

Dược sĩ trung học 31

Tổng cộng 38

Theo thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 về định mức biên chế sự nghiệp cho thấy [12]:

Tỷ lệ DS/BS là 1/8 – 1/1,5 tức là từ 12,5% - 66,67% Tỷ lệ DSĐH/DSTH là 1/2,5 – 1/2 tức là từ 40 – 50%

Về cơ cấu biên chế khoa dược trong bệnh viện, Bộ Y tế chưa có quy định

NGHIỆP VỤ DƯỢC QUẢN LÝ NHÀ THUỐ C DƯỢC LÂM SÀNG & THÔN G TIN THUỐ C THỐN G KÊ DƯỢC PHA CHẾ THUỐC, KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THUỐC KHO VÀ CẤP PHÁT KHOA DƯỢC BAN GIÁM ĐỐC HĐT & ĐT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26

cụ thể về cơ cấu nhân lực dược trong bệnh viện. So với tổng số cán bộ nhân viên trong bệnh viện, biên chế khoa dược có thể chiếm từ 8-11%. Thống kê tình hình nhân lực Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam từ bảng 1.1 cho thấy:

- Tỷ lệ nhân lực khoa Dược/nhân lực bệnh viện là 38/523 = 0,072 khoảng 7,2% < 8-11%

- Tỷ lệ DS/BS là 7/92 = 0,076 khoảng 7,6% < 12,5% - 66,67% - Tỷ lệ DS/DSTH là 7/31 = 0,225 khoảng 22,5% < 40 – 50%

Tỷ lệ nhân lực Dược/tổng nhân lực bệnh viện, tỷ lệ DS/BS và tỷ lệ DS/DSTH chưa đáp ứng được tỷ lệ quy định.

Số lượng Dược sĩ còn quá ít so với Bác sĩ, so với quy mô bệnh viện sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc của khoa Dược đặc biệt là vấn đề cung ứng thuốc, công tác Dược lâm sàng và Thông tin thuốc.

Nhân lực khoa dược bệnh viện được bố trí đầy đủ cho từng bộ phận chuyên môn và đã tổ chức cấp thuốc đến tận tay người bệnh tại 7 khoa lâm sàng. Công tác Dược lâm sàng và Thông tin thuốc thực hiện còn yếu.

1.5.5. Một số hoạt động tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013 :

Công tác khám chữa bệnh : Nhìn chung năm 2013, công tác khám chữa bệnh tăng hơn so với năm 2012 nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Số bệnh nhân điều trị nội trú năm 2013 : 25.431 lần ( tăng 4,7%),tổng số ngày điều trị nội trú 240.368 ngày, số ngày điều trị nội trú bình quân là 9 ngày. Tổng số lần khám bệnh ngoại trú : 146.664 lần; có 1.231 bệnh nhân điều trị ngoại trú ( tăng 5,8%). Bệnh viện đã triển khai nhiều dịch vụ mới, tạo sức hút đối với bệnh nhân nên số lượng người bệnh đến điều trị trong năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 [1].

Kinh phí sử dụng thuốc năm 2013 tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam là 42.505 triệu trong tổng kinh phí của bệnh viện là 144.574 triệu chiếm 29,4% kinh phí [1].

27 1.5.6. Hướng nghiên cứu đề tài :

Về hoạt động sử dụng thuốc là một trong bốn nhiệm vụ trong chu trình cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, những năm qua chưa nghiên cứu toàn diện về hoạt động sử dụng thuốc. Chính vì vậy, cần tìm ra những bất cập chính yếu trong hoạt động sử dụng thuốc để đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng thuốc. Hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như : nhân lực, mô hình hoạt động, mô hình bệnh tật… Lần đầu tiên tiến hành nghiên cứu, chuyên đề tập trung phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện, hy vọng sẽ áp dụng vào công việc xây dựng danh mục thuốc phù hợp với kinh phí, mô hình bệnh tật và tạo tiền đề cho việc sử dụng thuốc trong những năm tiếp theo đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh khám và điều trị ngày càng tốt hơn tại khu vực miền Trung Tây Nguyên.

28

Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013, đề tài tiến hành thu thập số liệu từ Hội đồng thuốc và điều trị, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính kế toán, khoa Dược Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam về các nội dung :

- Danh mục thuốc bệnh viện sử dụng năm 2013. - Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc

- Tài liệu lưu : Công tác thông tin thuốc và Dược lâm sàng , báo cáo tổng kết về các hoạt động của bệnh viện năm 2013.

- Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của Dược sĩ 2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.2.1.Địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam. 2.2.2.Thời gian nghiên cứu

Năm 2013

2.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc và kinh phí sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013: viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013:

Hồi cứu danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013, mô hình bệnh tật năm 2013 tại địa phương, báo cáo tình hình sử dụng thuốc năm 2013 của khoa Dược, kinh phí sử dụng thuốc lưu tại phòng tài chính kế toán và báo cáo của phòng kế hoạch tổng hợp .

+ Các chỉ tiêu nghiên cứu : Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện :

- Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý. - Tỷ lệ hoạt chất trong danh mục thuốc sử dụng và không sử dụng

29

thuốc chủ yếu được sử dụng tại các cơ sở khám bệnh được quỹ BHYT thanh toán do BYT ban hành năm 2011.

- Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập ngoại.

- Tỷ lệ thuốctheo tên Generic so với thuốc mang tên thương mại và thuốc Biệt dược gốc.

+ Các chỉ tiêu nghiên cứu : Phân tích kinh phí sử dụng thuốc : - Kinh phí sử dụng tiền thuốc theo nhóm tác dụng dược lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- So sánh giá trị tiền thuốc : nhóm đơn thành phần và thuốc đa thành phần. - So sánh giá trị tiền thuốc : thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập ngoại. - So sánh giá trị tiền thuốc : theo tên Generic so với thuốc mang tên thương

mại và thuốc Biệt dược gốc.

- Kinh phí sử dụng tiền thuốc theo phương pháp phân tích ABC . - Phân tích cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý.

2.3.2. Phân tích một số hoạt động sử dụng thuốc của Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013 : Trung ương Quảng Nam năm 2013 :

- Phân tích quy trình cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị ngoại trú, nội trú. - Phân tích việc sử dụng kháng sinh, dung dịch điều chỉnh chất điện giải, thuốc

tim mạch, tiêu hóa, kháng viêm giảm đau, vitamintrong đợt điều trị nội trú qua việc hồi cứu bệnh án được lưu tại phòng KHTH ( phụ lục 1,2).

- Phân tích việc thực hiện các quy định về sử dụng thuốc của Bác sĩ qua việc hồi cứu đơn thuốc được lưu tại khoa Dược qua các chỉ số ( phụ lục 3):

+ Số thuốc trung bình trong một đơn.

+Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh, corticoid và Vitamin. + Tỷ lệ thuốc mang tên gốc, bình quân tiền thuốc / đơn.

+ Tỷ lệ tiền thuốc sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại nhập. - Phân tích hoạt động thông tin thuốc của khoa Dược trong bệnh viện về :

Thông báo thuốc mới, thuốc thay thế, thuốc thu hồi, thông tin ADR ... - Phân tích hoạt động Dược lâm sàng, tư vấn sử dụng thuốc

30 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp mô tả hồi cứu

+ Tiến hành hồi cứu :

Hồi cứu số liệu sử dụng thuốc năm 2013 tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam qua :

- Danh mục thuốc sử dụng và không sử dụng tại bệnh viện năm 2013.

- Hồ sơ bệnh án lưu tại phòng kế hoạch tổng hợp ( Phụ lục1,2 Bảng thu thập số liệu về thủ tục hành chính và sử dụng thuốctừ bệnh án )

- Hồ sơ đơn thuốc, thông tin thuốc và Dược lâm sàng lưu tại khoa Dược 2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Thu thập tài liệu có sẵn :

- Danh mục thuốc sử dụng và không sử dụng tại BVĐK Trung ương Quảng Nam năm 2013 : Được lấy từ dữ liệu lưu trữ trong phần mềm bệnh viện. - Thu thập các thông tin từ bệnh án điều trị cho người bệnh năm 2013 về :

thông tin hành chính, các chỉ tiêu sử dụng thuốc nội trú ( phụ lục 1,2 ) - Thu thập các thông tin từ đơn thuốc điều trị ngoại trú : ( phụ lục 3)

- Thu thập các báo cáo của Tổ Dược lâm sàng và Thông tin thuốc năm 2013. - Thu thập báo cáo từ phòng tài chính kế toán về : Báo cáo tiền thuốc sử dụng

năm 2013.

- Thu thập danh mục thuốc năm 2013 được lưu trữ tại khoa Dược

- Tham khảo Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế liên quan đến hoạt động sử dụng thuốc, các giáo trình trường Đại học Dược Hà Nội, các báo cáo, tài liệu về : sử dụng thuốc, xây dựng danh mục thuốc, kinh phí sử dụng thuốc, thống kê sử dụng thuốc, thuốc theo tác dụng dược lý.

2.6. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 2.6.1. Cỡ mẫu : 2.6.1. Cỡ mẫu :

Chọn mẫu nghiên cứu đối với đơn thuốc và bệnh án năm 2013

- Để đánh giá việc sử dụng thuốc đề tài tiến hành lấy các bệnh án và đơn thuốc để nghiên cứu.

+ Số lượng bệnh án và đơn thuốc được tính theo công thức cỡ mẫu trong dịch tễ dược học, áp dụng công thức sau:

31 n = Z2(1-α/2 )*

P(1-P) d2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

n: là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu ( Số lượng bệnh án và số đơn thuốc cần có để phân tích )

P là tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó, hoặc là nghiên cứu thử. Cho P = 0,5; khi đó P(1-P) sẽ lớn nhất và cỡ mẫu là tối đa.

d là khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể (theo ước tính của người nghiên cứu); thường lấy 0,05 (5%).

Hệ số tin cậy Z(1-/2) phụ thuộc vào giới hạn tin cậy (1- ).

Chọn  =0,05 tra bảng ta có Z(1-/2) = 1,96 với d =0,05 thay vào công thức tính được n = 384,16 .

Vậy trong nghiên cứu, n = 400. Trong đó : - Đơn thuốc ngoại trú là : 400

- Bệnh án cần phải thu thập điều tra là : 400. 2.6.2. Phương pháp chọn mẫu :

+ Hồ sơ bệnh án : Trong năm 2013, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam có 25.431 HSBA được xếp theo thứ tự từ 1 đến 25.431 theo ngày ra viện, 400 bệnh án được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống :

- Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống : k = N/400

N: Tổng số bệnh án trong năm 2013; k : Khoảng cách mẫu Áp dụng công thức trên ta có :

k = 25.431/400 = 63,58, chọn k = 64

Trong khoảng cách từ 1 đến 64 ta chọn mẫu ngẫu nhiên lấy 1 bệnh án đầu tiên có số thứ tự là 65, tiếp tục thứ tự lần lượt là 129, 193, 257 ...cho đến khi đủ 400 HSBA nghiên cứu.

+ Đơn thuốc: trong năm 2013 có 146.664 lượt người đến khám bệnh ngoại trú trong đó có 99.360người bệnh có thẻ BHYT nhận thuốc tại khoa Dược. Đơn thuốc được lưu trữ và xếp theo thứ tự hàng tháng từ 1 đến 99.360 theo thời gian khám bệnh, 400 đơn thuốc được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống:k = N/n

32

N : Tổng số đơn thuốc ngoại trú BHYT; k : Khoảng cách mẫu Khoảng cách lấy mẫu : k = 99.360 /400 = 248.4, chọn k = 248

Trong khoảng cách từ 1 đến 248 sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chọn ra 1 đơn thứ nhất, đơn thuốc đầu tiên có số thứ tự là 249, các đơn thuốc tiếp có số 497, 745, 993... cho đến khi đủ 400 đơn thuốc.

2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 2.7.1. Phân tích ABC :Được tiến hành theo các bước sau : 2.7.1. Phân tích ABC :Được tiến hành theo các bước sau :

Bước 1 - Liệt kê các sản phẩm thuốc Bước 2

- Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:

+ Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá theo thời điểm ) + Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện

Bước 3 - Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc Bước 4 - Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền

của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền.

Bước 5 - Sắp xếp các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần Bước 6

- Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

Bước 7

Phân hạng sản phẩm như sau:

+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 % tổng giá trị tiền + Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 % tổng giá trị tiền + Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 10 % tổng giá trị tiền

2.7.2. Phương pháp phân tích VEN (Phân tích tối cần, thiết yếu và không thiết yếu) :

Phương pháp phân tích VEN năm 2013 tại BVĐK Trung ương Quảng Nam được HĐT&ĐT thực hiện để xác định ưu tiên cho việc mua sắm và tồn trữ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa trung ương quảng nam năm 2013 (Trang 37)