Bàn luận về kinh phí sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Trung ương

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa trung ương quảng nam năm 2013 (Trang 92)

ương Quảng Nam năm 2013

Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013 với quy mô 500 giường bệnh với tổng giá trị sử dụng thuốc là : 42,505 triệu đồng chiếm 29,4% tổng kinh phí bệnh viện, được chia thành 25 nhóm tác dụng dược lý với 695 thuốc từ 359 hoạt chất chiếm 39.89 % hoạt chất trong danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ Bảo hiểm Y tế thanh toán theo Thông tư 31/TT_BYT ngày 11 tháng 7 năm 2011do Bộ Y tế ban hành. Trong đó, nhóm sử dụng nhiều nhất là thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 64 hoạt chất có 167 thuốc ( 24,04%) và kinh phí sử dụng 16,913 triệu chiếm tỷ lệ 39,79%; việc sử dụng kháng sinh với tỷ lệ nầy tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh hương, Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm tại bệnh viên trung ương Huế năm 2012 đối với thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là 70 hoạt chất có 297 thuốc (24,81%) và kinh phí sử dụng 104.842 triệu tỷ lệ 34,87% [20]; cao hơn so với báo cáo chung từ

79

năm 2011 của Cục quản lý khám chữa bệnh về tỷ lệ sử dụng kháng sinh đối với tuyến Trung ương là 22,3%, tuyến tỉnh 38,1%, tuyến huyện 35%, chung các tuyến 34,2% [6] .

Tiếp đến là nhóm thuốc tim mạch : Số lượng thuốc là 105 ( 47 hoạt chất) chiếm tỷ lệ 15,11 % theo chủng loại, tổng tiền thuốc sử dụng là 3,807 triệu đồng chiếm 8,96 % theo kinh phí. Nhóm thuốc tim mạch có số lượng thuốc nhiều, cho thấy gánh nặng bệnh lý tim mạch ngày càng tăng lên; người bệnh không chỉ mắc một bệnh mà còn có những bệnh khác mắc kèm như tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ tim, suy tim, xuất huyết não ...làm cho chi phí điều trị tăng cao đáng kể.

Thuốc đường tiêu hóa : Số lượng thuốc là 75 (44 hoạt chất) chiếm tỷ lệ 10,79 % theo chủng loại, tổng tiền thuốc sử dụng là 4,553 triệu đồng chiếm 10,71 % theo kinh phí. So với thuốc tim mạch thì chủng loại sử dụng của thuốc đường tiêu hóa thấp hơn nhưng lại chiếm tỷ lệ kinh phí sử dụng nhiều hơn. Chứng tỏ, kinh phí sử dụng của nhóm thuốc đường tiêu hóa cao hơn so với nhóm thuốc tim mạch. Theo mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam ( Bảng 3.5) cho thấy: Bệnh tiêu hóa và bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ tương đương nhau.

Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch : Số lượng thuốc là 21 ( 13 hoạt chất) chiếm tỷ lệ 3,02 % theo chủng loại, tổng tiền thuốc sử dụng trong 6 tháng là 565 triệu đồng chiếm 1,13 % theo kinh phí.

Khoáng chất và Vitamin : Số lượng thuốc là 36 chiếm tỷ lệ 5,18 % theo chủng loại, tổng tiền thuốc sử dụng trong 6 tháng là 889 triệu đồng chiếm 2,09 % theo kinh phí.

Qua phân tích trên nhận thấy cơ cấu danh mục thuốc sử dụng phù hợp với mô hình bệnh tật tại đây. Bình quân mỗi tháng có khoảng 2,200 lượt người đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam. Là bệnh viện Trung ương nhưng mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2012 ở cơ sở mới nằm trên địa bàn huyện, nhân lực Bác sĩ còn ít nhưng trong năm 2013 đã thu dung được một lượng người bệnh khá nhiều. Điều này thể hiện được sự lớn mạnh vượt bậc của Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam. Do đó nhu cầu thuốc cần thiết cho sử dụng là rất lớn, đa dạng về chủng loại, theo mô hình bệnh phân tuyến miền Trung- Tây nguyên.

80

Sự phân bố bệnh và mô hình bệnh tật cũng thể hiện rõ trong các nhóm bệnh thường gặp trong năm 2013 như Hô hấp, Chấn thương, nhiễm khuẩn, sản khoa, tim mạch (Bảng 3.5); phù hợp với kinh phí sử dụng thuốc các nhóm như nhóm kháng sinh, thuốc tim mạch- mạch máu, thuốc dạ dày ruột, thuốc hô hấp, nội tiết tố… Trong năm 2013 bệnh viện phẩu thuật 5.834 trường hợp, thủ thuật 20.290 lần. Với mô hình bệnh tật năm 2013 đã giải thích được việc sử dụng kháng sinh tại bệnh viện trong năm 2013 là cao nhất với 167 thuốc ( 64 hoạt chất), chi phí 16.913 triệu chiếm tỷ lệ 39,79 % kinh phí điều trị.

Như vậy, để đáp ứng tốt nhu cầu điều trị, danh mục thuốc bệnh viện cần quan tâm đến các nhóm thuốc điều trị sản khoa, nhóm thuốc điều trị hô hấp, chấn thương, tim mạch, tiêu hóa, nhiễm khuẩn và tuần hoàn để cung ứng đủ thuốc cho bệnh viện. Thực tế, đây cũng là một trong các nhóm bệnh sử dụng các thuốc có tỷ lệ cao nhất trong DMTBV.

Kết quả phân tích cho thấy cho thấy 100% các thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013 nằm trong danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành, theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thi Thu Hương năm 2012 đánh giá hoạt động của HĐT và ĐT trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc là 97% các thuốc sử dụng tại bệnh viện nằm trong DMTCY của Bộ Y tế [21]. Điều này cho thấy việc lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc của Hội đồng thuốc và điều trị phù hợp với mô hình bệnh tật tại địa phương , gồm hầu hết các chương bệnh và đáp ứng được nhu cầu điều trị.

Danh mục thuốc theo thuốc đơn thành phần có 85,9% theo chủng loại và 87,5% kinh phí, thuận lợi trong việc kiểm soát tương tác thuốc. Kết quả này đáp ứng được một trong các tiêu chí được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khi lựa chọn thuốc trong điều trị [26], tương tự với kết quả nghiên cứu năm 2012 tại Bệnh viện Trung ương Huế danh mục thuốc đơn thành phần chiếm 86% theo chủng loại, 88,3% theo kinh phí [20].

Trong việc xây dựng danh mục thuốc hàng năm, Bệnh viện chú ý đến việc sử dụng thuốc mang tên gốc trong kế hoạch đấu thầu thuốc. Thuốc Biệt dược gốc chỉ lựa chọn một số thuốc sử dụng cần thiết tại phòng mổ, thuốc cấp cứu, thuốc tim mạch. Kết quả phân tích cho thấy thuốc mang tên gốc với 172 thuốc ( 24,75%) và chiếm 22,58% kinh phí; thuốc Biệt dược gốc với 39 thuốc (

81

5,61%) và chiếm 6,02 % về kinh phí; phần lớn là thuốc mang tên thương mại với 484 thuốc ( 69,64%) và chiếm 71,40% kinh phí. Qua kết quả nhận thấy việc sử dụng thuốc Biệt dược gốc là phù hợp với mô hình bệnh tật và kinh phí của đơn vị; thuốc mang tên thương mại với số lượng nhiều hơn so với thuốc mang tên gốc là do kết quả đấu thầu thuốc năm 2013 tại đơn vị; trong đó tập trung đa phần là thuốc sản xuất trong nước. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu năm 2012 tại Bệnh viện Trung ương Huế : thuốc mang tên gốc là 13,9% số thuốc chiếm 10,2% kinh phí; thuốc mang tên thương mại có 71,9% số thuốc chiếm 78,5% kinh phí và thuốc Biệt dược gốc 14,2% số thuốc chiếm 11,3% kinh phí[20]; Kết quả này ở Bệnh viện đa khoa Vân Đình năm 2010 có 66% thuốc Generic, thuốc nội chiếm 52,6%, tỷ lệ sử dụng kháng sinh là 40% [23].

Thực hiện Đề án “ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” theo Quyết định 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Mục tiêu là tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam/tổng số tiền mua thuốc tại các cơ sở y tế phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ số đối với Bệnh viện tuyến trung ương đạt 22% (tăng 1% - 3%/năm, trừ một số bệnh viện chuyên khoa); Bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố đạt 50% (tăng 2% - 4%/năm); Bệnh viện tuyến huyện đạt 75% (tăng 2% - 4%/năm); Tăng tỷ lệ kê đơn cấp thuốc sản xuất tại Việt Nam cho bệnh nhân điều trị ngoại trú hàng năm tăng 5% - 10% [24]. Bệnh viện đã có kế hoạch phát động và phấn đấu thực hiện sử dụng kinh phí thuốc Việt Nam trong năm 2013 tối thiểu là 22% và tăng dần lên các năm sau từ 1%-3%. Kết quả phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc Việt Nam tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013 là 53,81% về chủng loại, 45,98% kinh phí. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2012 : Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa cho thấyvề sử dụng thuốc nội đối với bệnh viện tuyến Trung ương có 25,5%-36,8% chủng loại, 12,1%-27,9% giá trị [21]. Điều này thể hiện bệnh viện đã quan tâm đến việc sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam có chất lượng đảm bảo

Kết quả phân tích ABC tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013 cho thấy tỷ lệ theo chủng loại các thuốc nhóm A, B, C tương ứng là 13,09%; 13,24%; 73,67% và kinh phí tương ứng là 75,04%; 14,98%; 9,98% phù

82

hợp với hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới [26]. Kết quả này tương tự nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 của Nguyễn Thị Thanh Hương, Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm ( A-16,3%; B-14,9%; C- 68,8% theo chủng loại và tương ứng kinh phí là 75,1%; 15,2%; 9,7% ) [20].

Qua phân tích ABC, đã phân định được những thuốc nào sử dụng nhiều kinh phí. Kết quả phân tích nhóm A (Bảng 3.16) cho thấy nhóm thuốc có số lượng và giá trị lớn nhất trong nhóm A là thuốc điều trị ký sinh trùng, nhiễm khuẩn với 30 chủng loại thuốc chiếm tỷ lệ 32,97% và chiếm 45,36% kinh phí sử dụng. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu phân tích một số hoạt động sử dụng thuốc tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 của Nguyễn Thị Song Hà, Hà Văn Thúy: Nhóm thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số lượng ( 24,6%) và giá trị 45,2% trong tổng số thuốc nhóm A [17] nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu năm 2012 của Vũ Thị Thanh Hương tại các bệnh viện tuyến Trung ương ( Kháng sinh nhóm A về khoản mục : 27,1±3,0 và giá trị : 30,0±5,1) [21].

Tuy nhiên, qua phân tích nhóm A tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam : Kháng sinh nhóm Beta-lactam sử dụng nhiều nhất( Bảng 3.18): chiếm 66,67% khoản mục thuốc và 65,62% kinh phí. Trong nhóm Beta-Lactam hoạt chất Ceftriaxon được sử dụng nhiều nhất, chiếm 34,41% kinh phí. Việc sử dụng Ceftriaxon chiếm tỷ lệ cao là do yêu cầu từ các khoa lâm sàng sử dụng chưa có phác đồ chuẩn để điều trị và quản lý kháng sinh này. Đây là điều bất cập trong sử dụng thuốc kháng sinh vì đó là thuốc cần hạn chế sử dụng, HĐT cần đưa ra phác đồ điều trị chuẩn, tăng cường giám sát sử dụng.

Bên cạnh đó cho thấy : Trong nhóm A ( theo phụ lục 4) có 9 thuốc nằm trong nhóm N với chi phí sử dụng 1.627 triệu ( chiếm 3,8% kinh phí sử dụng thuốc và chiếm 5,1% giá trị sử dụng trong nhóm A) bao gồm : Chế phẩm Y học cổ truyền có 5 thuốc với chi phí sử dụng 848,115 triệu ( 2% kinh phí); Vitamin và khoáng chất có 2 thuốc với chi phí sử dụng 413,351triệu (0,97% kinh phí); Enzym ( Alphachymotrypsin) với chi phí sử dụng 190,583 triệu ( 0,44% kinh phí); men tiêu hóa (Lactobacillus acidophilus) với chi phí sử dụng 174,851 triệu (0,4% kinh phí). Trong những năm tiếp theo bệnh viện cần hạn chế hoặc loại bỏ các thuốc không thiết yếu ( nhóm N ) để giảm bớt gánh nặng kinh phí, giúp người bệnh sử dụng nhiều hơn các thuốc thiết yếu và tối cần trong điều kiện chi phí không tăng.

83

Theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế về vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý đã ghi nhận : Tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn diễn ra khá phổ biến trong các cơ sở Y tế. Tỷ lệ có đơn thuốc là kháng sinh ở bệnh viện là 60,6% và có thể lên đến 75,5% trong nhóm bệnh nhân nội trú. Trong khi đó hoạt động của các Hội đồng thuốc và điều trị chưa thực sự có tác dụng thúc đẩy sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [6]. Phân tích ABC giúp cho việc lựa chọn thuốc, phân tích được thuốc nhóm A có chi phí cao; những thuốc trong nhóm A này có thể thay thế bởi các thuốc có giá thành thấp hơn đáp ứng được kinh phí sử dụng tiết kiệm hơn nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu trong điều trị [5]. Phối hợp với phân tích VEN để từ đó xem xét kinh phí tập trung loại thuốc thiết yếu hay không thiết yếu. Kết quả việc kết hợp phân tích ABC và phân tích VEN được ma trậnABC/VEN trong nghiên cứu nầy : Nhận thấy kinh phí sử dụng thuốc tập trung chủ yếu vào nhóm I ( nhóm thuốc sử dụng kinh phí lớn, thiết yếu) với 78,7% kinh phí, tỷ lệ nhỏ số lượng 26,47%. Nhóm II ( ít quan trọng hơn) với tỷ lệ 20,1% kinh phí, tỷ lệ số lượng 66,48%. Nhóm thuốc sử dụng ít kinh phí, không thiết yếu tỷ lệ nhỏ 1,2% kinh phí. Kinh phí theo phân nhóm I, II, III tập trung vào các thuốc điều trị ký sinh trùng, nhiễm khuẩn ( 45,36%), thuốc đường tiêu hóa ( 11,4%) phù hợp với kết quả tỷ lệ sử dụng kinh phí tại Bảng 3.9 và phù hợp với mô hình bệnh tật theo Bảng 3.5. Điều này, chứng tỏ cơ cấu sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013 là hợp lý. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Huỳnh Hiền Trung năm 2012 về một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc (Kinh phí sử dụng nhóm I : 71,3%; nhóm II : 25,8% và nhóm III chiếm 2,3%) [27].

4.2. Bàn luận về một số hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013:

4.2.1. Hoạt động thực hiện danh mục thuốc bệnh viện :

Theo kết quả khảo sát : Danh mục thuốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam thực hiện theo kết quả trúng thầu năm 2013. Bệnh viện đã áp dụng phần mềm HSOFT trong quản lý, sử dụng danh mục thuốc, đáp ứng được các yêu cầu quản lý các thông tin theo từng đối tượng hồ sơ bệnh nhân, theo dõi thông tin liên hệ, các tài liệu/ tin tức có liên quan. Các thông tin về tài chính chi tiết tới từng bệnh nhân và các mảng dịch vụ khác nhau mà bệnh nhân đã sử

84

dụnggiúp cho việc phân tích, thống kê, báo cáo trong Bệnh viện trở nên hiệu quả. Đặc biệt là giúp cho người lãnh đạo Bệnh viện có thể đưa ra các quyết định hay chính sách phù hợp với tình hình của Bệnh viện.

Định kỳ, Hội đồng thuốc và điều trị họp 2 tháng một lần. Khoa Dược làm đầu mối báo cáo hoạt động sử dụng thuốc trong tháng, tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện .

- Hoạt động sử dụng danh mục thuốc cấp phát người bệnh ngoại trú có thẻ Bảo hiểm Y tế :

Nhờ có hệ thống thông tin Quản lý Y tế HSOFT tại bệnh viện đã giúp cho các cán bộ lãnh đạo, các bác sỹ và các bộ phận có thể quản lý được những vấn đề liên quan đến người bệnh từ khi người bệnh đó bắt đầu vào khám cho đến khi kết thúc việc khám chữa bệnh tại Bệnh viện. Với phần mềm quản lý này giúp cho Bác sĩ phòng khám chủ động được việc kê đơn thuốc cho người bệnh, đảm bảo kinh phí sử dụng hạn chế được việc kê đơn ngoài danh mục,khắc phục được các sai sót trong kê đơn (viết tắt, sai tên thuốc, nhầm tên thuốc... ), tránh được tình trạng người bệnh có thẻ BHYT phải mua thêm thuốc, giúp cho khoa Dược theo dõi kịp thời việc xuất, nhập, tồn trữ và báo cáo Dược chính xác.

Với quy trình nhận thuốc ngoại trú được triển khai, giám sát chặt chẽ đã làm giảm được phiền hà cho người bệnh và hạn chế được lạm dụng thẻ BHYT. - Hoạt động sử dụng thuốc cho người bệnh nội trú:

Danh mục thuốc bệnh viện được cập nhật thường xuyên về thuốc mới, thuốc hiện có, thuốc thay thế lên hệ thống thuận tiện cho việc chỉ định thuốc của Bác sĩ và việc nhận thuốc, phân chia thuốc đến từng người bệnh của Điều dưỡng. Kết quả này đã hạn chế được chỉ định thuốc ngoài danh mục, thuận lợi cho người bệnh khi thanh toán ra viện được công khai đầy đủ các thông tin từ khi nhập viện đến xuất viện. Việc thực hiện quy trình lĩnh thuốc nội trú giúp cho người bệnh được nhận và hướng dẫn đầy đủ các thông tin về sử dụng thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa trung ương quảng nam năm 2013 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)