Khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc bảo đảm chất lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc :
- Kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp phát. - Tổ chức phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh. Phát thuốc
kịp thời để bảo đảm người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian.
- Thông báo những thông tin về thuốc: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, liều dùng, áp dụng điều trị, giá tiền, lượng tồn trữ [9].
12
1.2.4. Thực hiện sử dụng thuốc theo y lệnh :
Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh được thực hiện theo thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 [9].
Dược sĩ khoa dược chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và người bệnh. Bác sĩ hướng dẫn người bệnh (hoặc người nhà người bệnh) cách dùng thuốc. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên chịu trách nhiệm cho người bệnh dùng thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc để bảo đảm thuốc được dùng đúng cách, đúng thời gian, đủ liều theo y lệnh [9].
Trách nhiệm của khoa lâm sàng trước, trong và sau khi cho người bệnh dùng thuốc được tổ chức thực hiện như sau :
+ Trước khi người bệnh dùng thuốc
- Công khai thuốc dùng hàng ngày cho từng người bệnh bằng cách thông báo cho người bệnh trước khi dùng thuốc, đồng thời yêu cầu người bệnh hoặc người nhà ký nhận vào Phiếu công khai thuốc. Phiếu công khai thuốc để ở kẹp đầu hoặc cuối giường bệnh.
- Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.
- Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc) so với y lệnh, kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng cảm quan của thuốc. Khi phát hiện những bất thường trong y lệnh như chỉ định sử dụng thuốc quá liều quy định, đường dùng không hợp lý hoặc dùng nhiều thuốc đồng thời gây tương tác, điều dưỡng viên phải báo cáo với thầy thuốc điều trị hoặc thầy thuốc trực.
+ Trong khi người bệnh dùng thuốc : Đảm bảo vệ sinh và thực hiện 5 đúng : - Đúng người bệnh;
- Đúng thuốc; - Đúng liều dùng; - Đúng đường dùng; - Đúng thời gian.
13
- Trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời các bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc.
+ Sau khi người bệnh dùng thuốc :
- Theo dõi thường xuyên người bệnh để kịp thời xử trí các bất thường xảy ra, ghi chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng của thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc, ghi sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
- Ghi cụ thể số thuốc điều trị cho mỗi người bệnh, mỗi khi thực hiện xong một thuốc phải đánh dấu thuốc đã thực hiện.
1.2.5. Công tác thông tin thuốc và dược lâm sàng :
Thông tin thuốc và dược lâm sàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa Dược bệnh viện. Ở các nước tiên tiến khác, Dược lâm sàng được đưa vào ứng dụng từ năm 1960. Tại các bệnh viện, Dược sĩ lâm sàng làm việc tại các khoa lâm sàng, cùng làm việc với Bác sĩ tại từng khoa phòng, giúp Bác sĩ trong việc quyết định lựa chọn thuốc kê đơn, cung cấp các thông tin về thuốc, kiểm soát liều lượng, tương tác thuốc, cân nhắc giữa lợi ích- nguy cơ, tính hiệu quả trong điều trị và lợi ích kinh tế…Tư vấn dùng thuốc cho bệnh nhân( cách dùng, thời điểm dùng thuốc trong ngày, những điểm cần lưu ý, các tương tác thuốc- thức ăn, đồ uống cần tránh, …) [8], [9].
Tại Việt Nam, trước năm 1970 Việt Nam không có khái niệm về Dược lâm sàng nhưng vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý rất được quan tâm [29]. Hiện tại, năm 2012, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn của hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện [4]. Trên thực tế, Dược sĩ lâm sàng có vai trò quan trọng trong các Hội đồng thuốc và điều trị để thành lập danh sách thuốc bệnh viện đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, hiệu quả, an toàn, tiện ích, phù hợp và kinh tế [29]. Nhiệm vụ của Dược sĩ lâm sàng là chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến thuốc : Giải quyết vấn đề hiện tại và phòng ngừa các tác hại tiềm tàng do thuốc gây ra [19]. Hiện nay, công tác dược lâm sàng (DLS) đã được đưa vào chương trình đào tạo tại Việt Nam song việc áp dụng nó vào thực tiễn vẫn còn là vấn đề khó khăn. Ở nước ta, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau : thiếu nhân lực, thiếu
14
tổ chức, trình độ còn non kém,… Dược sĩ lâm sàng chưa tham gia vào việc kê đơn và làm việc cùng Bác sĩ, khó khăn trong mối quan hệ Dược sĩ, Bác sĩ và Y tá...ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động Dược lâm sàng .
Hoạt động thông tin thuốc : thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác dược gửi đến cán bộ y tế và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp, văn bản, bảng tin bệnh viện, thư điện tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin điện tử [4], [28].
Tại khoa lâm sàng, Dược sĩ lâm sàng tham gia đi buồng bệnh và phân tích về sử dụng thuốc của người bệnh. Tùy theo đặc thù của từng bệnh viện, mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn khoa lâm sàng và đối tượng người bệnh cần ưu tiên để triển khai các hoạt động thực hành dược lâm sàng [4].
1.3.Mô hình bệnh tật và thực trạng tình hình sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam. và Việt Nam.
1.3.1. Khái niệm về mô hình bệnh tật :
Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó sẽ là tập hợp tất cả các tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó trong một khoảng thời gian nhất định [16].
Mô hình bệnh tật và tử vong là tỉ lệ phần trăm (%) các nhóm bệnh và tỉ lệ tử vong của các bệnh theo một khu vực trong một thời gian nhất định nào đó.
Từ mô hình bệnh tật và tử vong, người ta có thể xác định được các bệnh phổ biến nhất, các bệnh có tử vong nhiều nhất để có cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh tật trước mắt và lâu dài cho cộng đồng đó. Thống kê bệnh tật tử vong tại bệnh viện thể hiện trình độ, khả năng chẩn đoán, để đảm bảo xây dựng danh mục thuốc điều trị có hiệu quả, có thể tiên lượng, điều trị đúng và có hiệu quả kinh tế cao: Giảm tỷ lệ tử vong, tiết kiệm chi phí thuốc men và các phương tiện khác.
Thống kê bệnh tật và tử vong là nội dung quan trọng của quản lý bệnh viện ngày nay, bệnh tật được thống kê theo mẫu ICD-X [14].
15
1.3.2. Mô hình bệnh tật trên thế giới và Việt Nam: 1.3.2.1.Mô hình bệnh tật trên thế giới : 1.3.2.1.Mô hình bệnh tật trên thế giới :
Mô hình bệnh tật của mỗi nước bên cạnh việc phụ thuộc vào đặc thù dân tộc, tập quán, thổ nhưỡng còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội từng nước. Theo những điều tra của ngân hàng thế giới và trường đại học Oxford ( Mỹ) thì trên thế giới có hai loại mô hình bệnh tật có đặc tính riêng biệt, một là của các nước phát triển và một là của các nước đang phát triển [2], [16].
- Mô hình bệnh tật của các nước phát triển chủ yếu là các bệnh không nhiễm trùng như tim mạch, tiểu đường, các bệnh mạn tính ...
- Mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển thì các bệnh nhiễm trùng là chiếm tỷ lệ cao như : Tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp, tả, lỵ ... 1.3.2.2.Mô hình bệnh tật tại Việt Nam :
Việt Nam là Quốc gia đang phát triển và là một nước nhiệt đới. Vì thế, Việt Nam có một mô hình bệnh tật đặc trưng của một nước nhiệt đới đang phát triển. Sự phát triển xã hội với xu thế công nghiệp hóa tạo ra nhiều ngành nghề mới với những nảy sinh các bệnh nghề nghiệp cũng là gánh nặng cho tất cả các nước, kể cả nước ta. Đô thị hóa làm tăng các tai nạn, nhất là tai nạn giao thông. Tai nạn lao động, sinh hoạt và các nguyên nhân chấn thương, ngộ độc khác làm gia tăng nhóm bệnh này. Tai nạn lao động đặc biệt trong xây dựng chiếm tỷ lệ cao do ý thức phòng tránh kém. Sự buông lỏng quản lí gây các bệnh ngộ độc do hóa chất bảo vệ thực vật và ngộ độc thực phẩm. Sự ô nhiễm môi trường làm gia tăng các bệnh ung thư, bệnh phổi đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
1.3.2.3.Mô hình bệnh tật của bệnh viện :
Bệnh viện là nơi chữa bệnh và trực tiếp khám bệnh cho người mắc bệnh trong cộng đồng. Mỗi bệnh viện có tổ chức, nhiệm vụ khác nhau, trên địa bàn khác nhau, với đặc điểm dân cư – địa lý khác nhau đặc biệt là sự phân công chức năng, nhiệm vụ trong tuyến Y tế khác nhau, từ đó dẫn đến mô hình bệnh tật của mỗi bệnh viện cũng khác nhau [16].
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới có hai loại mô hình bệnh tật bệnh viện: Mô hình bệnh tật của bệnh viện chuyên khoa và mô hình của bệnh tật đa khoa.
16
Theo Axel Kroeger, mô hình bệnh tật của bệnh viện còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người bệnh và phụ thuộc vào chính người bệnh. Các yếu tố nầy đan xen với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
Các yếu tố liên quan đến sự lựa chọn nơi chữa bệnh bao gồm:
- Yếu tố về người bệnh: Tuổi, giới tính, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp, tài sản, tính cách, bạn bè, văn hóa ...
- Tính chất của bệnh và nhận thức của người bệnh: Bệnh cấp tính hay mạn tính, nặng hay bình thường, lợi ích mong đợi của trị liệu bệnh ... - Tính chất của các dịch vụ Y tế trong đó có bệnh viện: Sự dễ tiếp cận, sự
hấp dẫn, thái độ của nhân viên, chất lượng kỹ thuật chẩn đoán và điều trị, giá cả ...
1.3.3. Hướng dẫn điều trị chuẩn :
Là tài liệu hướng dẫn cho thầy thuốc thực hành những công việc cụ thể trong điều trị đối với người bệnh. Đó là những công cụ, cách thức giúp cho thầy thuốc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, cung cấp tiêu chuẩn điều trị tối ưu trên cơ sở đánh giá sử dụng thuốc trong điều trị. Từ đó, cho những phương án điều trị đối với từng loại bệnh cụ thể có hướng dẫn chi tiết.
Danh mục thuốc bệnh viện khi xây dựng cần dựa vào các phác đồ điều trị chuẩn có sử dụng các tiêu chí lựa chọn thuốc rõ ràng đã được thống nhất bởi các khoa lâm sàng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế [26].
1.3.4. Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngành công nghiệp dược thế giới đã nghiên cứu nhiều loại thuốc mới có tác dụng mạnh và hiệu quả cao, sản phẩm thuốc hết sức đa dạng và phong phú. Sản lượng thuốc trên thế giới tăng với tốc độ 9 – 10% mỗi năm.
Chi phí sử dụng thuốc bình quân đầu người trên thế giới được thống kê cập nhật từ 2005 đến 2012 như sau : Trong năm 2005/2006 dao động trong khoảng 7,61USD ở các nước có thu nhập thấp đến 431,6 USD ở các nước có thu nhập cao, không chỉ có vậy, ngay trong mỗi quốc gia thì chi phí dành cho dược
17
phẩm cũng có mức dao động đáng kể giữa các nhóm thu nhập trong xã hội. So với năm 1995, mức tăng chi phí xảy ra mạnh hơn ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình [30].
Tiền thuốc bình quân đầu người cũng tăng từ 10,3 USD/năm 1976 lên đến 19,4 USD/ năm 1985 và 40 USD/ năm 1995. Đến năm 2012 tiền thuốc bình quân đầu người có sự chênh lệch đáng kể giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Ở Hàn Quốc 238 USD/ người năm, Hồng Kông 160 USD, Thái Lan 49 USD, Indonesia 19 USD, Việt Nam 25 USD [24].
1.3.5. Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam:
Ở Việt Nam cùng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội thì nhu cầu thuốc cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày một tăng. Tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ hơn gấp hai lần : từ 13,39 USD năm 2007 lên 27,7 USD năm 2011. Do nhu cầu về thuốc tăng mạnh trong những năm gần đây nên thị trường thuốc ngày càng thêm sôi động. Tính đến ngày 31/12/2011, thuốc trong nước có số đăng ký còn hiệu lực là 13.268/ 524 hoạt chất chiếm tỉ lệ hoạt chất trên số đăng ký là : 3,95%; thuốc nhập ngoại có số đăng ký còn hiệu lực là 15.552/971 hoạt chất chiếm tỉ lệ hoạt chất trên số đăng ký là : 6,24% [6].
Kinh phí chi cho thuốc chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi y tế. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, tổng giá trị sử dụng tiền thuốc tại Bệnh viện chiếm tỷ trọng năm 2009 ( 47,9%) và năm 2010 ( 58%) trong tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện [10].
Theo số liệu thống kê năm 2010, tiền thuốc sử dụng của Việt Nam đã đạt hơn 1,9 tỷ USD. Trong năm 2011, con số này tăng lên khoảng 2,4 tỷ USD . Giá thị trường thuốc kê đơn ước chiếm khoảng 73,2 % thị trường dược phẩm; thuốc không kê đơn chiếm khoảng 26,8%. Cũng trong năm 2011, kim ngạch nhập khẩu thuốc đã vượt 1,5 tỷ USD so với 923 triệu USD của 5 năm trước đó (2008) [24]. Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2013 là 2.775 triệu USD tăng 6,7% so với năm 2012. Giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2013 ước tính đạt khoảng 1.300 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2012 [10].
18
Hiện trạng tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện trong nước năm 2011 theo Cục quản lý khám chữa bệnh tổng kết là 18.321.293.210 đồng tăng 26,7% so với năm 2010 trong đó thuốc nhập ngoại là : 11.310.624.741 đồng ( chiếm 61,2%) : kháng sinh sử dụng 5.683.758.650 đồng ( chiếm 31%), Vitamin sử dụng 849.064.817 đồng ( chiếm 4,6%), dịch truyền sử dụng 1.236.346.322 đồng ( chiếm 6,7%), corticoid sử dụng 368.056.391 đồng ( chiếm 2%), thuốc giảm đau, chống viêm, không steroid sử dụng 1.555.550 đồng ( chiếm 8,5%). Kinh phí chi cho thuốc bình quân đầu người năm 2011 đạt 27,6 USD tăng 21,6% so với năm 2010 [24].
Kết quả khảo sát tại các bệnh viện cho thấy tỷ lệ chi cho thuốc trên tổng chi thường xuyên của bệnh viện dao động giữa các bệnh viện và có sự khác biệt giữa các tuyến. Tại bệnh viện tuyến huyện chi cho thuốc 54% tổng chi thường xuyên thấp hơn rõ rệt so với tuyến tỉnh và tuyến Trung ương với tỷ lệ tương ứng 70,1% và 64,4%. Kháng sinh là thuốc dùng với giá trị lớn nhất tại các bệnh viện, chiếm 1/3 tổng kinh phí mua thuốc [24].
Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công thương, UBND các tỉnh, thành phố triển khai nhiều giải pháp quyết liệt về quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc. Các quy định mới về đấu thầu thuốc đã bảo đảm cạnh tranh công bằng và minh bạch, cải cách thủ tục hành chính nên đã giảm được khoảng 20-30% so với giá kế hoạch, góp phần bình ổn thị trường dược phẩm trong bối cảnh chung của nền kinh tế, không để xảy ra trường hợp tăng giá đột biến và bất hợp lý. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, mức độ tăng giá của nhóm hàng dược phẩm năm 2013 là 3,45% và thấp hơn mức độ tăng giá của hàng hóa tiêu dùng chung (CPI là 6,04%) [10].
Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm