Mục đích của phân tích doanh nghiệp là nhằm tìm ra điểm yếu điểm mạnh, điểm yếu. Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp phải xây dựng trên cơ sở tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Khi phân tích doanh nghiệp cần chú ý những điểm sau: phân tích nguồn lực (tài chính và nguồn nhân lực), khả năng quản lý của doanh nghiệp, hệ thống marketing của doanh nghiệp, khả năng sản xuất, khả năng nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông tin.
1.3.3.1. Phân tích nguồn lực của doanh nghiệp
Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm hai nhân tố cơ bản là nguồn lực về tài chính và nguồn lực về con ngƣời.
Vốn là yếu tố đầu tiên cần cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vấn đề đầu tiên khi phân tích hệ thống là xem xét đến khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tiềm lực tài chính gắn bó mật thiết với công tác hoạch định và thực hiện chiến lƣợc kinh doanh. Có tiềm lực tài chính mạnh doanh nghiệp có thể tiến hành nhiều chiến lƣợc cùng một lúc, có thể tiến hành giảm giá dành thị phần, đầu tƣ và tái đầu tƣ vào các lĩnh vực mới hay mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện chiến lƣợc quy mô lớn, đẩy nhanh hoạt động nghiên cứu và phát triển dẫn đầu trong đổi mới sản phẩm. Nguồn lực tài chính là rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Nguồn lực thứ hai cũng không kém phần quan trọng là nguồn nhân lực. Doanh nghiệp đã có vốn nhƣng để đồng vốn đó có hiệu quả thì lại phụ thuộc vào nguồn nhân lực, những ngƣời sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có vai trò quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay - thời đại của nền kinh tế tri thức.
Một chiến lƣợc đƣợc hoạch định một cách kỹ lƣỡng nhƣng đội ngũ thực hiện ít kinh nghiệm không phù hợp với khả năng và trình độ thì chiến lƣợc đó coi nhƣ thất bại hoàn toàn. Việc đánh giá phân tích nguồn nhân lực phải xem xét trên các mặt: trình độ, kinh nghiệm, tinh thần thái độ làm việc, ý thức trách nhiệm, và đặc biệt ngày nay ngƣời ta quan tâm đến khả năng hợp tác hoà đồng trong môi trƣờng làm việc.
1.3.3.2 Khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ tối thiểu hoá đƣợc chi phí về nguồn lực, đặc biệt là sự tƣơng đồng với yêu cầu về cơ cấu thực hiện các chiến lƣợc. Khả năng quản lý tốt sẽ triển khai các chiến lƣợc một cách dễ dàng, thu lại kết quả cao. Quản lý ngày nay cũng cần phải có công nghệ. Cùng một doanh nghiệp, cùng một cơ cấu nhƣng nhà quản lý nào biết tận dụng, khai thác tối đa mặt mạnh của hệ thống công nghệ sẽ giành thắng lợi.
1.3.3.3. Hệ thống marketing của doanh nghiệp
Hệ thống marketing có vai trò là cầu nối giữa khách hàng và sản phẩm của doanh nghiệp. Hệ thống này phải đầy đủ thông tin về những ƣu việt của sản phẩm đến với khách hàng, làm hài lòng khách hàng. Hệ thống này phải liên tục thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng nhằm hoàn thiện hơn sản phẩm và đƣa ra các loại sản phẩm mới, đáp ứng những nhu cầu mới, những nhu cầu tiềm ẩn. Hệ thống marketing cũng tham gia vào quá trình định giá của sản phẩm, lập các kế hoạch, các chƣơng trình mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng mới.
1.3.3.4 Nghiên cứu và phát triển
Khi xét đến vấn đề này doanh nghiệp phải tự đánh giá khả năng tài chính cũng nhƣ nhân lực cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Chức năng này thƣờng chỉ có ở các doanh nghiệp tƣơng đối lớn bởi vì kinh phí cho hoạt động này khá cao, kết quả thu đƣợc phải qua nhiều lần thử nghiệm. Nhƣng chất lƣợng của nghiên cứu và phát triển có thể giúp doanh nghiệp giữ vững vị trí đầu ngành, ngƣợc lại sẽ làm doanh nghiệp bị tụt hậu trong lĩnh vực phát triển sản phẩm mới, chất lƣợng sản phẩm, kiểu dáng... và đặc biệt là công nghệ sản xuất. Sự trao đổi thị trƣờng giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp với nghiên cứu và phát triển là hết sức quan trọng.
1.3.3.5. Thông tin
Hệ thống thông tin nhằm liên kết mọi hoạt động trong doanh nghiệp, giúp nhà quản lý ra quyết định một cách nhanh chóng và kịp thời. Khi thực hiện một chiến lƣợc đòi hỏi một số yếu tố kỹ thuật từ hệ thống thông tin.
1.3.4. Phân tích và lựa chọn chiến lược
Căn cứ vào giai đoạn nghiên cứu môi trƣờng bên ngoài và đánh giá tình hình nội bộ, tổng hợp các kết quả phân tích chiến lƣợc để xác định các cơ hội và các mối đe dọa bên ngoài, xác định điểm mạnh và các điểm yếu nội tại. Từ đó hình thành ma trận SWOT để lựa chọn chiến lƣợc phù hợp.
Phân tích môi trƣờng
Phân tích
doanh nghiệp
Những cơ hội (O)
(Liệt kê các cơ hội) 1.
2.
Những nguy cơ (T)
(Liệt kê các nguy cơ) 1.
2.
Những điểm mạnh (S)
(Liệt kê các điểm mạnh) 1. 2. Các chiến lƣợc S-O 1. Phát huy những điểm mạnh nhằm tận dụng cơ hội. Các chiến lƣợc S-T 1. Dùng các ƣu thế của mình để hạn chế các nguy cơ.
2. .. 2. ..
Những điểm yếu (W)
(Liệt kê các điểm yếu) 1. 2. Các chiến lƣợc W-O 1.Khắc phục những yếu điểm bằng cách tận dụng các cơ hội. 2. .. Các chiến lƣợc W-T 1. Hạn chế điểm yếu, tránh mối đe dọa từ môi trƣờng.
2. ..
Hình 1.4: Mô hình Ma trận SWOT
Từ các kết quả thu đƣợc qua phân tích ma trận giúp nhà quản lý đƣa ra đƣợc các phƣơng án chiến lƣợc có thể thay thế cho nhau. Để phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, chiến lƣợc phải: (i) nhằm mục đích theo đuổi các cơ hội thích hợp với năng lực của doanh nghiệp; (ii) tạo ra sự bảo vệ chống lại mối đe dọa bên ngoài; (iii) giải pháp chiến lƣợc của doanh nghiệp phải phù hợp với các thế mạnh, các điểm yếu và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình hoạch định chiến lƣợc. Sau khi lựa chọn chiến lƣợc, các chuyên gia sẽ trình bày các phƣơng án tốt nhất lên ban lãnh đạo doanh nghiệp. Ngƣời có thẩm quyền sẽ xem xét lại sự đánh giá của các chuyên gia và quyết định phƣơng án chiến lƣợc tối ƣu. Chiến lƣợc đƣợc thông qua bằng một văn bản. Lúc này sẽ kết thúc quá trình hoạch định chiến lƣợc.
Quá trình hoạch định là quá trình rất quan trọng trong quản lý chiến lƣợc, vì vậy doanh nghiệp phải chú trọng hơn nhằm đƣa ra đƣợc các bản chiến lƣợc ngày càng tốt hơn.
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA BẢO MINH TRONG THỜI GIAN QUA