Về phía Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo minh hải phòng đến năm 2015 (Trang 79)

- Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thực hiện chức năng là cầu nối giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, duy trì môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy hợp tác trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

- Hiệp hội cần phải mở rộng quy mô hoạt động hơn nữa, tạo đƣợc mối liên kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm để đạt đƣợc tiếng nói chung.

- Hiệp hội cần phát huy vai trò của mình trong việc tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh.

3.7.3 Về phía Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh

- Bảo hiểm là ngành dịch vụ, sản phẩm vô hình, và ngƣời mua bảo hiểm không thật sự mong muốn sự kiện bảo hiểm xảy ra. Khách hàng tham gia bảo hiểm mong đợi công ty bảo hiểm giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhanh chóng kip thời, giữ đúng cam kết với khách hàng, tạo sự tiện lợi nhất cho khách hàng, do đó Bảo Minh cần phải có nguồn vốn vững mạnh, tài chính lành mạnh và dịch vụ sau bán hàng phù hợp.

- Con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự thành công của Bảo Minh. Do đó Bảo Minh phải xây dựng một tập thể cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt và một tập thể đoàn kết vững mạnh, trung thành với Bảo Minh.

- Bảo Minh cần củng cố và phát huy nội lực kết hợp tận dụng những cơ hội bên ngoài để khắc phục những điểm yếu và tránh những khó khăn, rủi ro

có thể xảy ra, nhằm thực hiện tốt các chiến lƣợc đề ra. Đặc biệt Bảo Minh phải thƣờng xuyên theo dõi và điều chỉnh các chiến lƣợc cho phù hợp với những thay đổi bất thƣờng trên thị trƣờng để định hƣớng, cảnh báo sớm cho các công ty thành viên.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, làm việc khẩn trƣơng, nghiêm túc, kết hợp kiến thức đã đƣợc học trên giảng đƣờng và kinh nghiệm làm việc tại Bảo Minh Hải Phòng, tác giả đã hoàn thành luận văn với định hƣớng nghiên cứu: Chiến lƣợc phát triển Bảo Minh Hải Phòng đến năm 2015.

Bảo Minh Hải Phòng là một trong các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.

Đẩy mạnh phát triển thị trƣờng kinh doanh bảo hiểm là chủ trƣơng của lớn của Chính phủ trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn từ 2015 - 2020. Trong những năm qua, Bảo Minh Hải Phòng hoạt động rất có hiệu quả, tạo đƣợc uy tín của mình trên thị trƣờng bảo hiểm của thành phố Hải Phòng.

Tuy nhiên, công ty vẫn chƣa tận dụng đƣợc hết các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sự hỗ trợ lớn từ thành phố. Đặc biệt công ty gặp rất nhiều khó khăn và thách thức khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Theo các hiệp định quốc tế song phƣơng và đa phƣơng, thị trƣờng bảo hiểm nƣớc ta phải mở cửa và hội nhập ngày càng sâu hơn, các doanh nghiệp bảo hiểm quốc tế có bề dày hàng trăm năm đã hoạt động và tiếp tục xâm nhập sâu vào thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, tạo ra sức cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Trong khi đó Bảo Minh nói chung và Bảo Minh Hải Phòng nói riêng còn không ít các điểm yếu nhƣ: Kinh nghiệm kinh doanh bảo hiểm còn ít, qui mô về vốn nhỏ, thiếu vốn kinh doanh, chất lƣợng sản phẩm thấp và chƣa đồng đều, chƣa đa dạng, tổ chức kinh doanh thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc phát triển trong thời gian tới của công ty là hết sức quan trọng.

Đề tài mà tác giả phân tích và lựa chọn nhằm đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của công ty. Từ quá trình nắm bắt thực tế và phân tích sự biến động của môi trƣờng, thực trạng nội bộ của công ty, kết hợp với nghiên cứu các mô hình lý thuyết chiến lƣợc, tác giả đƣa ra một số định hƣớng nhằm mục đích phát huy những điểm mạnh, tận dụng các cơ hội phát triển để giảm thiểu những đe doạ, khắc phục những điểm yếu trong quá trình phát triển kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh Hải Phòng.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, kết quả đạt đƣợc chỉ là một trong những nội dung cần thiết phục vụ cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hƣớng tới việc mở rộng thị trƣờng và tăng thị phần công ty khi Việt Nam hội nhập. Những định hƣớng đƣa ra nhằm thúc đẩy công ty hoạt động có hiệu quả và phát triển toàn diện hơn, đồng thời thực hiện chủ trƣơng, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nuớc.

Công ty phải xây dựng chiến lƣợc cho phù hợp với tình hình mới để phát triển bền vững khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

Các đề xuất của luận văn dựa trên cơ sở phát huy sức mạnh nội lực và lợi thế của công ty với cơ hội có đƣợc để phát triển kinh doanh bảo hiểm.

Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các biện pháp chiến lƣợc phát triển cần phải có sự cố gắng của toàn cán bộ công nhân viên trong công ty, phát huy sức mạnh nội lực, tận dụng đƣợc các cơ hội . Thực hiện đƣợc nhƣ vậy chắc chắn hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hải Phòng sẽ phát triển bền vững trong tƣơng lai.

Do kiến thức khoa học còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiến chƣa nhiều, cùng với các cảm nhận, suy nghĩ, phân tích còn mang tích chủ quan, cá nhân, do đó bài luận văn không tránh khỏi sai sót, sơ sài, những ý kiến, nhận định còn phiến diện.

Tuy nhiên, đƣợc sự động viên, giúp đỡ của thầy giáo hƣớng dẫn, các bạn học cùng lớp và các đồng nghiệp, tác giả đã hoàn thành bài luận văn với thái độ làm việc nghiêm túc, cầu thị.

Mặc dù vậy, vẫn còn một số vấn đề mà tác giả chƣa kịp xây dựng xong để bổ sung hoàn thiện vào bài luận văn này, đó cũng sẽ là định hƣớng để tác giả tìm hiểu, nghiên cứu tiếp và đề xuất trong tƣơng lai.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; cảm ơn các bạn học, các đồng nghiệp, ngƣời thân trong gia đình đã hƣớng dẫn chỉ bảo, hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. David Aaker (2003), Triển khai chiến lược kinh doanh, Đào Công Bính biên soạn, NXB Trẻ.

2. Đỗ Minh Cƣơng (2001), Văn hoá kinh doanh và Triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia.

3. Phạm Văn Đƣợc, Đặng Kim Cƣơng (1999), Phân tích hoạt động kinh

doanh, NXB Thống kê.

4. Hoàng Văn Hải, Bài giảng chiến lược cạnh tranh.

5. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Trần Hùng, Bài giảng chiến lược cạnh tranh nâng cao.

7. Garry - D. Smith, Chiến lƣợc và sách lƣợc kinh doanh, NXB Thành phố HCM.

8. Philip Koller (1997), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê.

9. Porter M.E (Nguyễn Ngọc Toàn dịch)(2009), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh

10. Xomkhit Chatuxiphithat (1994), Chiến thuật tiếp thị - bài học từ Nhật Bản, Trịnh Diệu Thìn biên dịch, NXB Văn hoá-Thông tin

11. W. Chan Kim, Renee Mauborgne (Phƣơng Thuỳ dịch) (2007), Chiến lược Đại dương xanh, NXB Tri thức, Hà Nội.

12. Tài liệu của Bảo Minh Hải Phòng và của Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh:

-Các báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính các năm 2007, 2008, 2009.

-Các kế hoạch kinh doanh của Bảo Minh Hải Phòng các năm 2007, 2008, 2009.

-Các báo cáo tài chính và báo cáo nghiệp vụ của Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh.

13. Thông tin từ Trung tâm dữ liệu thông tin chuyên ngành bảo hiểm (www.baohiem.pro.vn).

14. Luật kinh doanh bảo hiểm đƣợc quốc hội nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá 10 thông qua kỳ họp thứ 8 ( từ ngày 14/04 đến ngày 9/12/2000).

15. Nghị định 42/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/08/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm

16. Thông tƣ 78/2001/TT/BTC, Bộ Tài Chính ban hành ngày 28/08/2001, hƣớng dẫn thi hành nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ.

17. Vụ bảo hiểm – Bộ Tài chính:

-Tổng kết Nghị định 100/CP của Chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

-Báo cáo nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. -Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam 2008, 2009.

-Các báo cáo đánh giá thị trƣờng bảo hiểm.

-Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của Bảo Minh năm 2008, 2009.

18. Quyết định 175/ 2003/QĐ-TTG ngày 29 tháng 8 của thủ tƣớng Chính Phủ về chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.

19. Nghị định 118/ 2003/ NĐ-CP của Chính phủ qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm ngày 13/ 10/ 2003.

B. Tiếng Anh

1. Hill W. L. Ch. & Jones R. G. (1995), Strategic Management, Houghton Mifflin Company.

2. H. Minzberg, J. Lampel, J.B. Quin, S.Ghoshal (2003), The Strategy Process, Pearson Education Limited.

3. Arthur A. Thompson, Jr, A. J. Stricland III (1997), Strategic Management: Concepts and Cases, Mc Gray Hill.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo minh hải phòng đến năm 2015 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)