Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực hiện của quy trình quản trị rủi ro tại Vinamilk với phạm vi là các quy trình quản trị rủi ro ở các lĩnh vực liên quan tới việc đạt được các mục tiêu chiến lược của Công ty có phạm vi mẫu 70 là khá nhỏ. Với nguồn lực về thời gian, tài chính nghiên cứu này chỉ dừng lại ở số mẫu đó và rất cần các nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn, kích thước mẫu càng lớn thì độ chính xác của nghiên cứu càng cao. Ngoài ra, các lĩnh vực khác trong hoạt động của Công ty cũng cần được mở rộng bởi hoạt động quản trị rủi ro là áp dụng cho phạm vi toàn Công ty với tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan.
Nghiên cứu này cũng có đối tượng khảo sát có giới hạn về năng lực hiểu biết về quản trị rủi ro, do đó việc trả lời các câu hỏi đối với những người mới tiếp xúc với lĩnh vực này có thể gặp những khó khăn nhất định. Hơn nữa, hiệu quả của việc thực hiện quy trình cần phải có thời gian đủ dài để đo lường mới có thể đánh giá được chính xác hiệu quả. Với thời gian áp dụng chính thức của các quy trình quản trị rủi ro tại Vinamilk là hơn 03 năm cũng cần phải được xem xét dài hơn trong tương lai. Đồng thời, với những đánh giá về tính hiệu quả cần phải có bằng chứng một cách cụ thể.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nghiên cứu chỉ mới giải thích được 78,3% các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quy trình quản trị rủi ro, còn 21,7% sẽ được tiếp tục khám phá bằng các nghiên cứu tiếp theo.
Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ mới áp dụng cho một doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể, do đó những kiến nghị của nghiên cứu sẽ thích hợp áp dụng cho Vinamilk với cơ cấu tổ chức, phong cách quản lý riêng. Trong tương lai, khi quản trị rủi ro trở thành một trong những công cụ quản trị áp dụng rộng rãi, rất cần có các nghiên cứu có phạm vi rộng hơn cho những tổ chức sản xuất kinh doanh nói chung, những tổ chức tài chính, tín dụng…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Quang Thắng (2011), “Các thất bại trong quản lý rủi ro thường gặp và cách phòng tránh”, CEO Quản trị rủi ro, tr 87-102
Tiếng Anh
2. Anderson, K. and Terp, A. (2006), Risk Management, Andersen T.J. Perspectives on Strategic Risk Management : 27-46. Denmark: Copenhagen Business School Press
3. BusinessDictionary.com (2013), from http://www.businessdictionary.com
4. Carey, A (2001), “Effective risk managent in financial institutions: the Turnbull approach”, Balance Sheet, pp.24-27
5. Clutterbuck, D. and Hirst, S. (2002), “Leadership communication: A status report”,
Journal of Communication Management , pp.351-354
6. Committee of Sponsoring Organisations (2004), “Enterprise risk management framework”, Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway
Commission, American Institute of Certified Public Accountants, from
www.aicpa.org
7. Freund, Y.P. (1988), “Planner’s guide Critical Success Factors”, Planning Review, Vol 16(4), pp. 20-23
8. Galorath, D. (2006), “Risk Management Success Factors”, PM World Today, from http://www.pmforum.org
9. Grabowski, M. and Roberts, K. (1999), “Risk mitigation in virtual organisations”,
Organisational Science. Vol. 10(6), pp. 704-722
10.Hasanali, F. (2002), “Critical success factors of knowledge management.”, from www.kmadvantage.com/docs/km_articles/Critical_Success_Factors_of_KM.pdf 11.Henriksen, P. and Uhlenfeldt, T. (2006), Contemporary Enterprise-Wide Risk
Andersen T.J, Perspectives on Strategic Risk Management : 107-130. Denmark: Copenhagen Business School Press
12.Hofstede, G. (2001), Value and Culture, Culture’s consequences(ed.):1-40. London: Sage Publication
13.Ifinedo, P. (2008), “Impacts of business vision, top management support, and external expertise on ERP success”, Business Process Management Journal, Vol 14(4), pp.551-568
14.ISO/DIS 31000 (2009), “Risk management principles and guidelines on Implementation”, International Organization for Standardization, from www.iso.org
15.Longman Dictionary of Contemporary English (2013), from http://www.ldoceonline.com/dictionary
16.McGrew, J. F., & Bilotta, J. G. (2000), “The effectiveness of risk management: Measuring what didn't happen”, Management Decision, 38(4), 293-300, from http://search.proquest.com/docview/212066503?accountid=63189
17. Micheal David Gibson (2012), Critical Success Factors for the implementation of an operational risk management system for South African financial services organisations
18.Mutsaers, E.J., Zee, H.V.D. and Giertz, H. (1998), “The evolution of information technology”, Information Management & Computer Security, Vol. 6(3), pp. 115– 126
19.NIST (2004), “Risk Management Guide for Information Technology Systems”,
National Institute of Standards and Technology, from
http://csrc.nist.gov/publications/nistpubs/800-30/sp800-30.pdf
20.PricewaterhouseCoopers International Limited, (2007), “Creating value: Effective risk management in financial services”, from http://www.pwc.com/extweb/pwcpublications.nsf/docid/47a1b25a679c22d1852572 9400182a60
21.Private Partnership BC (2005), “An introdution to Risk Management in a Public Private Partnership.”, Partnerships British Columbia, from www.partnershipsbc.ca 22.Quirke, B. (1996), “Putting communication on management's Agenda”, Journal of
Communication Management, Vol 1(1), pp.67-79
23.Prapawadee Na Ranong and Wariya Phuenngam (2009), Critical Success Factors for effective risk management procedures in financial industries, Umea University. 24.Rochart, J.F. (1979), “Chief executives define their own data needs”, Harvard
Business Review, Vol 57 (2), pp. 81-93.
25.SBP (2003), “Risk Management Guidelines for Commercial Banks & DFIs”, State Bank of Pakistan, from http://www.sbp.org.pk/about/riskmgm.pdf
26.Partnerships BC (2005), “An Introduction to Risk Management in a Public
27.Standards Australia and Standards New Zealand (2004), “Australia/ New Zealand Standard Risk Management AS/NZS 4360:2004”, Standards Australia,
Sydney/Standards New Zealand, Auckland, from www.saiglobal.com
28.Young, R. and Jordan, E. (2008), “Top management support: Mantra or necessity?”, International Journal of Project Management , Vol 26(7), pp. 713-725 29.Yaraghi N (2010), Critical Success Factors for Risk management systems
30.Zwikael, O. (2008), “Top management involvement in project management A cross country study of the software industry”, International Journal of Managing Projects in Business, Vol 1(4), pp.498-511
PHỤ LỤC
Phụ lục A: Dàn bài thảo luận tay đôi và Biên bản thảo luận
Xin chào Anh/Chị …
Hiện nay tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài với chủ đề là các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc thực hiện hiệu quả của quản trị rủi ro tại Vinamilk.
Sau khi tổng kết các lý thuyết từ các nghiên cứu trước đây, tôi đã đề xuất một mô hình nghiên cứu cho vấn đề này, tuy nhiên mô hình này chưa thật sự phù hợp áp dụng tại Việt Nam, đặc biệt là một công ty sản xuất kinh doanh như Vinamilk. Do vậy, tôi thực hiện buổi thảo luận này để thảo luận với Anh/Chị những quan điểm về mô hình nghiên cứu phù hợp cho Vinamilk.
Nội dung cuộc thảo luận này rất quý giá đối với tôi nói riêng và có thể đóng góp ít nhiều vào việc triển khai áp dụng thực hành quản trị rủi ro cho những công ty sản xuất kinh doanh như Vinamilk trong bối cảnh hiện nay nói chung. Trong cuộc thảo luận này, không có quan điểm, thái độ nào là đúng hay sai mà tất cả đều là các thông tin hữu ích. Do vậy tôi rất mong được sự cộng tác chân tình từ quý anh chị.
Sau đây là những vấn đề thảo luận của chúng ta:
1. Anh/Chị đã thực hiện quy trình quản trị rủi ro tại Vinamilk được bao lâu? Hiện tại công việc của Anh/Chị liên quan đến quản trị rủi ro thuộc lĩnh vực gì?
2. Theo Anh/Chị thì hiệu quả của quản trị rủi ro có phụ thuộc vào nhiều yếu tố không? Nếu có, theo Anh/Chị những yếu tố nào là yếu tố chỉnh ảnh hưởng tới hiệu quả đó? (Anh/Chị hãy nêu ít nhất là 03 yếu tố).
3. Theo Anh/Chị, hiệu quả của quản trị rủi ro sẽ được đo lường thông qua những tiêu chí nào? Theo Anh/Chị đánh giá thì hiện nay mức độ hiệu quả của các quản trị rủi ro mà Anh/Chị đang phụ trách góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của Công ty ở mức độ nào?
Cuộc trao đổi của chúng ta xin dừng ở đây, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của anh chị vì đã dành thời gian và cung cấp ý kiến cho đề tài nghiên cứu của tôi.
Biên bản thảo luận:
TP, Hồ Chí Minh, ngày 03/09/2013
Địa điểm: Phòng Kiểm soát nội bộ, Công ty Vinamilk. Danh sách nhân sự tham gia thảo luận tay đôi
1. Ông N.T : Giám đốc rủi ro
2. Ông N.T.H : Trưởng Bộ phận Kiểm soát hệ thống 3. Bà T.T.M.H : Trưởng ban Quản lý rủi ro
4. Bà T.T.T.T : Chuyên gia ngành
5. Bà T.T.A.N : Chuyên viên quản trị rủi ro Nội dung thảo luận tay đôi
1/ Với nhân sự số 01 – Giám đốc rủi ro
- Ông đã tham gia hoạt động quản trị rủi ro của Vinamilk từ những ngày đầu triển khai (đầu năm 2010). Hiện tại Ông là Giám đốc rủi ro.
- Theo Ông, các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro bao gồm 03 yếu tố:
+ Sự cam kết, hỗ trợ từ cấp quản lý cấp cao, mà cụ thể là một cơ quan có quyền lực thật sự đối với quản trị rủi ro của tổ chức phải được thành lập.
+ Chế độ lương thưởng dành cho những người đứng đầu các hoạt động chính của Công ty phải gắn liền với quản trị rủi ro
+ Quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn giữa các nhân sự trong quản trị rủi ro, đặc biệt là quá trình này phải đưa ra được các thông tin một cách chính xác và kịp thời.
- Theo Ông, một hệ thống quản trị rủi ro được xem là hiệu quả tại Vinamilk là khi nó:
+ Cho phép các rủi ro trong các lĩnh vực quan trọng của công ty được nhận diện đầy đủ, kịp thời và có những ứng phó phù hợp cho từng rủi ro
+ Cấp có thẩm quyền tại công ty như Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị được nhận các thông tin rủi ro kịp thời, đầy đủ cho họ khi cần thiết ra các quyết định chiến lược quan trọng.
+ Mỗi một người ở một vị trí khác nhau (ví dụ như Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc, Trưởng ban..) tự họ đều nhận thức được mình được phân quyền với mức chấp nhận rủi ro là bao nhiêu, tương ứng với quyền hạn và trách nhiệm của họ được phân công trong Công ty.
- Ông cũng cho biết thêm, Quản trị rủi ro ở Vinamilk là một hoạt động rất mới mẻ, việc triển khai hệ thống này giống như vừa học vừa làm. Cố gắng tuân thủ các chuẩn mực tiên tiến trên thê giới, đồng thời cập nhật thực hành của các nước. Quản trị rủi ro của Vinamilk ở giai đoạn này được đánh giá là mức Ứng phó, tức là đáp ứng được việc có quy trình, có chính sách, có khả năng nhận diện và cung cấp một mức nhận thức nhất định cho nhân sự đã được xem là hiệu quả và thành công bước đầu trong việc triển khai. Trong những năm tiếp theo, khi quản trị rủi ro chuyển lên được những mức độ cao hơn như Chủ động hay Chiến lược, chuẩn mực về hiệu quả của quản trị rủi ro cũng được xem xét ở mức độ cao hơn.
2/ Với nhân sự số 02- Trưởng BP Kiểm soát hệ thống
- Ông tham gia hoạt động Quản trị rủi ro từ năm 2011.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro theo Ông được chia ra làm 03 khía cạnh như sau:
+ Các yếu tố về văn hóa: Ông đề cập đến nhận thức, quan điểm của các nhân sự đối với quản trị rủi ro. Khi thực hiện chung một hệ thống, mỗi người đều phải có một nhận thức chung và nhất quán về quản trị rủi ro, phải có cách hiểu chung, đồng thời phải tuân thủ các quy định liên quan tới quản trị rủi ro như đánh giá rủi ro, mức độ rủi ro, các kế hoạch hành động.
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ : Ông đề cập đến quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn và đặc điểm của sự phân cấp, phân quyền, phân công nhiệm vụ đối với các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh bình thường và các hoạt động rủi ro.
+ Các yếu tố về con người : Ông cho rằng kiến thức, năng lực được đào tạo về quản trị rủi ro đóng vai trò quan trọng. Một nhân sự không thể thực hiện tốt quản trị rủi ro nếu họ không có kiến thức gì về quản lý rủi ro hoặc có nhưng lại không thống nhất với cách hiểu chung của Công ty.
- Theo Ông, với hệ thống quản trị rủi ro đang ở mức Ứng phó như Vinamilk, sự hiệu quả được thể hiện thông qua (loại trừ những ý giống với nhân sự 01):
+ Cấp có thẩm quyền sử dụng thật sự những thông tin về rủi ro mà các bộ phận cung cấp để đưa ra các quyết định quan trọng.
3/ Với nhân sự số 03 – Trưởng ban Quản lý rủi ro
- Bà tham gia quản lý rủi ro từ năm 2010
- Theo Bà, những yếu tố ảnh hưởng bao gồm Sự cam kết của các cấp quản lý cấp cao của Công ty, nếu không có sự cam kết này thì sẽ không thể thành công dù ở bất kỳ hệ thống nào. (Đã loại trừ những ý trùng lắp).
4/ Với nhân sự số 04 – Chuyên gia ngành
- Bà tham gia quản lý rủi ro từ năm 2012
- Theo Bà, hiệu quả của quản trị rủi ro thể hiện qua việc nhận diện được đầy đủ các rủi ro trong các quy trình hoạt động, trong các chương trình (ví dụ như các chương trình Marketing, các chương trình Tung sản phẩm mới…)
5/ Với nhân sự số 05 – Chuyên viên quản trị rủi ro
- Bà tham gia quản lý rủi ro từ năm 2011
Phụ lục B: Bảng câu hỏi phỏng vấn
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Xin chào Anh/Chị,
Tôi là Trần Thị Mỹ Hạnh, học viên cao học ngành QTKD thuộc trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện nghiên cứu với chủ đề là nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc thực hiện hiệu quả của quản trị rủi ro tại Vinamilk.
Cuộc phỏng vấn qua thư này là giai đoạn rất quan trọng của nghiên cứu. Nó được thực hiện bằng cách chọn mục trả lời thích hợp sau khi các anh/chị đọc các câu hỏi và gửi lại bảng câu hỏi qua email.Các thông tin khảo sát chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài và thông tin về người trả lời sẽ được bảo mật.
Sự hồi đáp của anh/chị rất quý giá đối với tôi và có thể đóng góp ít nhiều cho Công ty trong việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của mình. Trong cuộc thảo luận này, không có quan điểm thái độ nào là đúng hay sai mà tất cả đều là các thông tin hữu ích. Do đó, tôi rất mong nhận được sự cộng tác chân tình nhất của anh/chị.
A- Giới thiệu về bảng câu hỏi:
Mục tiêu của bảng câu hỏi này là để nhận diện những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực hiện quản trị rủi ro tại các công ty sản xuất. Những câu hỏi này được chia thành 3 nhóm chính:
1. Thông tin chung
2. Đánh giá chi tiết các yếu tố chính 3. Đánh giá hiệu quả của quản trị rủi ro
Bảng câu hỏi sẽ có 21 câu hỏi và không mất quá 15 phút để trả lời.
B - Bảng câu hỏi:
Phần 1: Những thông tin chung:
1/ Anh/Chị làm việc tại lĩnh vực nào?
Sản xuất Tài chính Nhân sự
Dự án Chuỗi cung ứng Quản trị rủi ro
2/ Anh/Chị có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong việc quản trị rủi ro? 0 – 02 năm > 02 – 04 năm > 04 năm
3/ Vị trí công việc hiện tại của Anh/Chị liên quan tới quản trị rủi ro là gì?
Chủ sở hữu rủi ro Các điều phối viên Chuyên gia về nghiệp vụ
Nhân viên quản trị rủi ro chuyên trách
Cấp quản lý khác Nhân viên thực hiện
nghiệp vụ
Phần 2: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro
Xin anh chị cho biết mức độ đồng ý của các Anh/Chị về các phát biểu dưới đây bằng cách lựa chọn theo thang điểm từ 1 đến 5, với quy ước:
(1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý
I/ Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao
1/ Bộ phận quản trị rủi ro chuyên trách của công ty có quyền lực lớn đối với các công việc quản trị rủi ro tại