Thang đo nháp sau khi thảo luận tay đôi được điều chỉnh thành thang đo chính thức. Các biến quan sát sử dụng thang Likert 5 điểm.
3.1.2.1 Thang đo Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao
Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao đối với quy trình quản trị rủi ro được ký hiệu là CK và được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ CK1 đến
CK4. Thang đo này dựa vào thang đo của Ranong và Phuengam (2009) và Yaraghi N (2010) và có điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính:
Bảng 3.1. Thang đo Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao
Ký hiệu Nội dung
CK1 Thiết lập một tổ chức có quyền lực thật sự về quản trị rủi ro
CK2 Mức độ tham gia vào việc thiết lập quy trình quản trị rủi ro của quản lý cấp cao
CK3 Sự phân cấp, phân quyền trong quá trình ra quyết định
CK4 Chế độ lương thưởng gắn kết lợi ích của quản lý cấp cao với quản trị rủi ro 3.2.2.2 Thang đo Quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn
Quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn được ký hiệu là TT và được đo lường bằng 3 biến quan sát, ký hiệu từ TT1 đến TT3. Thang đo này dựa vào thang đo của Ranong và Phuengam (2009) và Yaraghi N (2010) và có điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính:
Bảng 3.2. Thang đo Quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn
Ký hiệu Nội dung
TT1 Thông tin rủi ro được truyền tải đầy đủ, chính xác và kịp thời
TT2 Thông tin rủi ro được báo cáo thông suốt cho đúng cấp có thẩm quyền
TT3 Sự tham vấn ý kiến thường xuyên với cấp trên trong đánh giá rủi ro và đưa ra kế hoạch hành động
3.1.2.3 Thang đo Các yếu tố văn hóa tổ chức
Các yếu tố văn hóa của tổ chức được ký hiệu là VH và được đo lường bằng 3 biến quan sát, ký hiệu từ VH1 đến VH3. Thang đo này dựa vào thang đo của Ranong và Phuengam (2009) và Rossiter (2001) và Yaraghi N (2010) và có điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính
Bảng 3.3. Thang đo Các yếu tố văn hóa tổ chức
Ký hiệu Nội dung
VH1 Mức độ khuyến khích của tổ chức về thay đổi văn hóa cũ để thích ứng với việc phát triển quản trị rủi ro
VH2 Mức độ nhận thức, trao đổi ý tưởng và chuyển giao kiến thức quản trị rủi ro trong tổ chức
VH3 Tính tuân thủ của con người đối với quy trình quản trị rủi ro
3.2.2.4 Thang đo Việc đào tạo/huấn luyện các kiến thức quản trị rủi ro
Việc đào tạo/huấn luyện các kiến thức quản trị rủi ro được ký hiệu là DT và được đo lường bằng 3 biến quan sát, ký hiệu từ DT1 đến DT3. Thang đo này dựa vào thang đo của Ranong và Phuengam (2009) và Yaraghi N (2010) và có điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính:
Bảng 3.4. Thang đo đào tạo huấn luyện các kiến thức quản trị rủi ro
Ký hiệu Nội dung
DT1 Khả năng tiếp cận các chương trình đào tạo quản trị rủi ro của tất cả nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro
DT2 Năng lực của đội ngũ nhân sự đào tạo về quản trị rủi ro
DT3 Tính đa dạng và phù hợp của nội dung chương trình đào tạo
3.2.2.5 Thang đo Hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro
Hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro được ký hiệu là HQ và được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ HQ1 đến HQ4. Thang đo này dựa vào thang đo của Ranong và Phuengam (2009) và Gibson (2012) và có điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính:
Bảng 3.5. Thang đo hiệu quả của quản trị rủi ro
Ký hiệu Nội dung
HQ1 Quy trình quản trị rủi ro đáp ứng việc nhận diện các rủi ro đầy đủ, kịp thời
HQ2 Quy trình quản trị rủi ro đáp ứng việc đánh giá mức độ rủi ro, từ đó có những phương án ứng phó rủi ro phù hợp
HQ3 Quy trình quản trị rủi ro đáp ứng việc đưa ra quyết định quan trọng bằng cách cung cấp các thông tin rủi ro cần thiết
HQ4 Quy trình quản trị rủi ro cho phép mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau nhận thức được mức chấp nhận rủi ro tương ứng với quyền hạn và trách nhiệm của mình