Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tại vinamilk (Trang 43)

3.1.1.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

3.1.1.2 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi.Cách thức thảo luận tay đôi được thực hiện như sau:

- Chọn lọc đối tượng thảo luận: là nhân sự có liên quan trực tiếp và am hiểu rõ hoạt động quản trị rủi ro, bao gồm Giám đốc rủi ro, Trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ, Trưởng ban quản lý rủi ro, Chuyên viên quản trị rủi ro và chuyên gia ngành tại các Khối/Phòng ban trong Công ty.

- Tiến hành thảo luận: với dàn bài thảo luận mở, thực hiện thảo luận với đối tượng thứ nhất để thu thập dữ liệu cần thiết. Tiếp theo, chọn đối tượng thứ Cơ sở lý thuyết và kết

quả của các nghiên cứu trước đó.

Thang đo nháp Thảo luận tay đôi

Điều chỉnh thang đo Thang đo chính thức

Bảng câu hỏi phỏng vấn

Đánh giá sơ bộ thang đo: độ tin cậy, phân

tích nhân tố EFA

hai để thảo luận, và ghi nhận những thông tin có ý nghĩa cho nghiên cứu nhưng khác với những thông tin đã thu thập được từ đối tượng thứ nhất. Tiếp tục với đối tượng thứ ba, ghi nhận những thông tin có ý nghĩa nhưng khác với đối tượng thứ nhất và thứ hai. Tiếp tục với đối tượng thứ tư thì hầu như không có sự khác biệt. Tiếp tục với đối tượng thứ năm thì không có gì mới. Thảo luận tay đôi được ngừng lại, với kích thước mẫu cho nghiên cứu là 05. Dàn bài thảo luận tay đôi được chia làm 02 phần là phần giới thiệu và phần thảo luận. Nội dung chi tiết của dàn bài thảo luận tay đôi sẽ được đề cập tại Phụ lục F.

- Trong suốt quá trình thảo luận tay đôi, những ý kiến đưa ra mang tính chất tổng quát đều được thảo luận sâu để tìm hiểu cụ thể quan điểm của người trả lời. Kết quả thảo luận tay đôi với 05 đối tượng được ghi nhận cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quy trình quản trị rủi ro bao gồm:

Các yếu tố về văn hóa tổ chức : nhận thức, quan điểm của các nhân sự và tính tuân thủ đối với quy trình quản trị rủi ro.

Hệ thống kiểm soát : quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn và đặc điểm của sự phân cấp, phân quyền, phân công nhiệm vụ.

Các yếu tố về con người : kiến thức, năng lực được đào tạo về quản trị rủi ro, các cam kết về việc thực hiện quản trị rủi ro trong tổ chức.

Một cơ quan có quyền lực thật sự đối với quản trị rủi ro của tổ chức được thành lập.

Chế độ lương thưởng của những người đứng đầu các hoạt động chính của Công ty phải gắn với quản trị rủi ro.

Các rủi ro trong lĩnh vực đó được nhận diện đầy đủ, kịp thời, đánh giá mức độ phù hợp và có những phương pháp ứng phó rủi ro phù hợp với từng rủi ro.

Các thông tin rủi ro được đưa đến cấp thẩm quyền một cách đầy đủ và kịp thời.

Cấp có thẩm quyền sử dụng thông tin về rủi ro trong việc đưa ra các quyết định quan trọng.

Mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau nhận thức được mức chấp nhận rủi ro tương ứng với quyền hạn và trách nhiệm của mình.

Như vậy, sau khi so sánh với thang đo nháp, có thể nhận thấy rằng các ý kiến được đưa ra của các đối tượng khảo sát gần như là tương đồng. Các ý kiến khảo sát được phân nhóm và chọn lọc các nội dung phù hợp:

- Các yếu tố văn hóa của tổ chức được giữ lại trong mô hình nghiên cứu, bổ sung thêm biến quan sát liên quan tới nhận thức của nhân sự đối với rủi ro và tính tuân thủ của con người đối với quy trình quản trị rủi ro.

- Quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn được giữ lại trong mô hình nghiên cứu, bổ sung biến quan sát về đặc tính của thông tin (đầy đủ, chính xác và kịp thời) và sự luân chuyển của thông tin (thông suốt, đến đúng đối tượng cần thông tin và đúng thẩm quyền).

- Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao được giữ lại trong mô hình nghiên cứu, bổ sung thêm biến quan sát liên quan tới việc thiết lập một tổ chức có quyền lực thật sự về quản trị rủi ro, chế độ lương thưởng gắn kết lợi ích của quản lý cấp cao với quản trị rủi ro trong tổ chức.

- Việc đào tạo/huấn luyện các kiến thức quản trị rủi ro được giữ lại trong mô hình nghiên cứu.

- Hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro sẽ được thay đổi thang đo để phù hợp với thực tế triển khai quản trị rủi ro tại Vinamilk. Các biến quan sát được bổ sung bao gồm các biến là:

+ Quy trình quản trị rủi ro đáp ứng việc nhận diện các rủi ro đầy đủ, kịp thời

+ Quy trình quản trị rủi ro đáp ứng việc đánh giá mức độ rủi ro, từ đó có những phương án ứng phó rủi ro phù hợp

+ Quy trình quản trị rủi ro đáp ứng việc đưa ra quyết định quan trọng bằng cách cung cấp các thông tin rủi ro cần thiết

+ Quy trình quản trị rủi ro cho phép mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau nhận thức được mức chấp nhận rủi ro tương ứng với quyền hạn và trách nhiệm của mình

3.1.1.3 Nghiên cứu chính thức

Sử dụng nghiên cứu định lượng với bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế và khảo sát các đối tượng liên quan, các bước trong nghiên cứu chính thức là:

- Xác định mẫu cho nghiên cứu: Tổng thể của khảo sát sử dụng trong nghiên cứu chính thức sẽ là toàn bộ các đối tượng tham gia vào quy trình quản trị rủi ro, bao gồm các nhóm (1) Chủ sở hữu rủi ro; (2) Các điều phối viên; (3) Những người quản trị rủi ro tập trung ở tầm công ty; (4) Cấp quản lý; (5) Các chuyên gia ngành. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Kích thước mẫu cho nghiên cứu, với giới hạn về tài chính và thời gian, sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu. Kích thước mẫu dự kiến ban đầu là 70 mẫu. Trong đề tài này có tất cả 13 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 13 x 5 = 65. Như vậy, số lượng mẫu 70 là chấp nhận được đối với đề tài nghiên cứu này.

- Lựa chọn công cụ để thu thập thông tin cần nghiên cứu: Bảng câu hỏi tự trả lời được sử dụng để thu thập thông tin. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các

nghiên cứu trước đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu. Sau khi tham khảo ý kiến một số đối tượng khảo sát, bảng câu hỏi được điều chỉnh cho dễ hiểu hơn và gửi đi khảo sát chính thức.Bảng câu hỏi được gửi đi thông qua hình thức thư điện tử một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho đối tượng được khảo sát. Nhằm đảm bảo đối tượng được khảo sát là phù hợp, đã tiến hành sàng lọc danh sách nhân sự gửi đi khảo sát có kiến thức và hiểu biết về quy trình quản trị rủi ro. Đồng thời, nhằm đảm bảo tính bảo mật cho người trả lời cũng như các bí mật kinh doanh của Công ty, trên bảng câu hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng các thông tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài cùng với cam kết bảo mật thông tin cho người trả lời. Thông tin của người trả lời là tùy chọn, có thể cung cấp hoặc không. Thông tin được sử dụng để truy tìm nguồn gốc trả lời là thư điện tử, thư này cũng dùng để gửi kết quả khảo sát nếu người trả lời có nhu cầu muốn biết kết quả khảo sát.

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế và trình bày tại Phụ lục E.

- Xác định phương pháp phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập xong dữ liệu, các bảng trả lời câu hỏi được xem xét và loại đi những bảng không đạt yêu cầu, mã hóa, nhập liệu và tiến hành thực hiện phân tích dữ liệu bằng các công cụ : kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy bội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tại vinamilk (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)