Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tại vinamilk (Trang 52)

Thang đo yếu tố Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao có hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.756. Nếu bỏ đi bất cứ biến nào trong nhân tố này thì hệ số alpha đều giảm. Với hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.4 nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Thang đo yếu tố Quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn có hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.679. Nếu bỏ đi biến TT1 trong nhân tố này thì hệ sốalpha tăng lên. Tuy nhiên, vì mức alpha này có thể chấp nhận được nên vẫn giữ lại và sẽ làm rõ trong phần phân tích nhân tố EFA. Với hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.4 nên tất cảcác biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Thang đo yếu tố Các yếu tố của văn hóa tổ chứccó hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.780. Nếu bỏ đi bất cứ biến nào trong nhân tố này thì hệ sốalpha đều giảm. Tất cả các biến đều được giữ lại vì hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.4.

Thang đo yếu tố Đào tạohuấn luyện kiến thức quản trị rủi ro có hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.905. Nếu bỏ đi bất cứ biến nào trong nhân tố này thì hệ sốalpha đều giảm. Tất cả các biến đều được giữ lại vì hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.4.

Thang đo Hiệu quả của quy trình quản trị rủi rocó hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.613. Tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát HQ4 nhỏ hơn 0.4 và nếu loại bỏ biến này hệ số Cronbach’s alpha sẽ tăng lên 0.671, do đó tiến hành loại bỏ biến này khỏi thang đo và kiểm tra lại độ tin cậy. Kết quả cho thấy độ tin cậy tăng lên 0.671 và hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát đều lớn hơn 0.4.

Như vậy, sau khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha, thang đo các yếu tố đều được giữ lại. Thang đo Hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro loại bỏ biến HQ4.

Bảng 4.1. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo

STT Thang đo Hệ số Cronbach’s Alpha Số biến quan sát

1 Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao

0,756 4

2 Quá trình trao đổi, thông tin và

tham vấn 0,679 3

3 Các yếu tố của văn hóa tổ

chức 0,780 3

4 Đào tạo/huấn luyện kiến thức quản trị rủi ro

0,905 3

5 Hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro

Bảng 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy nếu loại biến

Thang đo trung bình nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao

CK1 11,81 1,864 0,552 0,719

CK2 11,96 2,071 0,633 0,653

CK3 12,19 2,472 0,540 0,711

CK4 12,34 2,489 0,541 0,711

Quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn

TT1 8,34 1,330 0,402 0,696

TT2 8,39 ,994 0,595 0,437

TT3 8,41 1,290 0,494 0,586

Các yếu tố của văn hóa tổ chức

VH1 8,11 1,668 0,648 0,688

VH2 7,89 1,233 0,736 0,561

VH3 7,86 1,573 0,503 0,831

Đào tạo huấn luyện kiến thức quản trị rủi ro

DT1 7,90 1,657 0,838 0,844

DT2 7,81 1,777 0,849 0,830

DT3 7,94 2,113 0,761 0,907

Hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro

HQ1 8,19 ,791 0,553 0,486

HQ2 8,03 1,159 0,438 0,635

HQ3 8,39 1,081 0,482 0,581

Kết quả chi tiết phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha được đề cập tại Phụ lục D.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tại vinamilk (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)