Với kết quả phân tích ở chương 4, có thể thấy rằng hiệu quả của quản trị rủi ro tại Vinamilk chịu ảnh hưởng của hai yếu tố chính là “Sự cam kết và hỗ trợ của cấp quản lý cấp cao” và “Quá trình trao đổi thông tin và tham vấn”. Khi Sự cam kết và hỗ trợ của cấp quản lý cấp cao và Quá trình trao đổi thông tin và tham vấn càng được nâng cao thì hiệu quả của quản trị rủi ro cũng gia tăng.
Hai kiến nghị được đề cập trong chương này sẽ xoáy quanh việc nâng cao các yếu tố chính trong sự xem xét một cách toàn diện tình hình quản trị rủi ro thực tế tại Vinamilk, cụ thể kiến nghị như sau:
- Kiến nghị thứ nhất là: Nâng cao Sự cam kết và hỗ trợ của cấp quản lý cấp cao, thể hiện qua việc : (1) Tăng cường quyền lực của bộ phận quản trị rủi ro chuyên trách, đây là phân lớp thứ 2 trong cơ cấu quản trị rủi ro của Vinamilk; (2) Tăng cường mức độ tham gia của quản lý cấp cao trong việc thiết kế, xây dựng, cải tiến các quy trình quản trị rủi ro của công ty; (3) Thực hiện phân cấp quản lý rõ ràng, phù hợp giữa các cấp độ tương ứng với phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp độ; (4) Xây dựng và thực hiện chế độ đãi ngộ gắn với hoạt động quản trị rủi ro.
- Kiến nghị thứ hai là: Cải tiến quá trình trao đổi thông tin và tham vấn trong việc thực hiện quản trị rủi ro, thể hiện qua việc: (1) Xây dựng các kế hoạch thông tin và tham vấn rõ ràng và đầy đủ trong quá trình thực hiện quy trình quản trị rủi ro giữa các phân lớp; (2) Xây dựng và vận hành hệ thống báo cáo về rủi ro, báo cáo sự cố cho các đối tượng trong cơ cấu quản trị rủi ro, và mở rộng đối tượng báo cáo về rủi ro cho các bên liên quan; (3) Truyền đạt những quan điểm, phương pháp quản trị rủi ro nhất quan qua kênh thông tin và tham vấn được thiết lập tới các nhân viên.