7. Kết cấu luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thạch Hà là một huyện duyên hải nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Phía tây bắc giáp huyện Can Lộc, phía bắc giáp huyện Lộc Hà, phía nam giáp huyện Cẩm Xuyên và thành phố Hà Tĩnh, phía tây giáp huyện Hƣơng Khê, phía đông giáp biển Đông. Thành phố Hà Tĩnh nằm xen giữa huyện Thạch Hà, chia huyện thành 2 nửa bên phía tây và bên phía đông của thành phố. Huyện lỵ là thị trấn Thạch Hà nằm trên quốc lộ 1A ngay cửa ngõ vào thành phố Hà Tĩnh, cách thủ đô Hà Nội 345 km, cách thành phố Vinh 45 km, cách thành phố Hà Tĩnh 5 km.
Vị trí địa lý và hệ thống giao thông cho phép Thạch Hà giao lƣu và trao đổi hàng hóa thuận lợi với bên ngoài; hình thành khu công nghiệp tập trung nhƣ Dự án khai thách mỏ sắt Thạch Khê, phát triển một số khu - cụm công nghiệp dọc theo Quốc lộ 1A từ cầu Nghèn đến cầu Cày (theo hƣớng từ Bắc vào Nam); hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ dọc đƣờng Tỉnh lộ 2, Tỉnh lộ 3, Tỉnh lộ 17 và Tỉnh lộ 19/5.
Địa hình huyện Thạch Hà có xu hƣớng thấp dần từ Tây Nam sang Đông, bị chia cắt thành bởi 3 hệ thống sông: Nghèn, Rào Cái và sông Cày nên hình thành ba vùng địa hình khá rõ rệt: vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng ven biển.
Mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hƣởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam với đặc trƣng mùa hè nóng, mƣa nhiều, có gió mùa Tây Nam (gió Lào) gây khô hạn, mùa Đông lạnh, có gió mùa Đông Bắc kèm theo mƣa phùn.
Mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hƣởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam với đặc trƣng mùa hè
nóng, mƣa nhiều, có gió mùa Tây Nam (gió Lào) gây khô hạn, mùa Đông lạnh, có gió mùa Đông Bắc kèm theo mƣa phùn.
a. Thuỷ văn:
Chế độ thuỷ văn trên địa bàn huyện chịu ảnh hƣởng và bị chi phối của các sông chính nhƣ: Đò Điệm, sông Rào Cái, sông Nghèn, sông Cầu Già.
b. Nguồn nƣớc:
Nguồn nƣớc mặt rất dồi dào do lƣợng nƣớc mƣa lớn nhƣng chỉ sử dụng đƣợc trong mùa mƣa. Mùa khô sử dụng nƣớc chủ yếu từ các hồ đập thuỷ lợi. Nguồn nƣớc ngầm nông, bị nhiễm mặn vì vậy phần lớn ngƣời dân chƣa có điều kiện sử dụng nguồn nƣớc ngầm phục vụ cho sinh hoạt.
Huyện Thạch Hà có tổng diện tích tự nhiện: 35503,78ha, phân thành các loại đất nhƣ sau: Đất nông nghiệp 23040,47ha, đất phi nông nghiệp 9092,68ha, đất chƣa sử dụng là 3370,63ha.
Theo tài liệu điều tra cơ bản về thổ nhƣỡng, địa bàn huyện Thạch Hà có các nhóm đất chính nhƣ sau: Nhóm đất cát biển: (7119 ha); Nhóm đất mặn: (1517 ha); Nhóm đất phù sa: (15436 ha); Nhóm đất xám Feralit phát triển trên đá sét (Fs): (7861 ha); Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): (259 ha).
Nguồn nƣớc mặt rất dồi dào do lƣợng nƣớc mƣa lớn nhƣng chỉ sử dụng đƣợc trong mùa mƣa. Mùa khô sử dụng nƣớc chủ yếu từ các hồ đập thuỷ lợi.
Thạch Hà là huyện có diện tích rừng tự nhiên ít và chỉ là loại rừng gỗ nghèo nên trữ lƣợng rừng tự nhiên không lớn chỉ có: 9.744 m3(chiếm 3,4% tổng trữ lƣợng).
Khoáng sản gồm có Emanit với trữ lƣợng 365.000 tấn; Mỏ sắt Thạch Khê với trữ lƣợng 540 triệu tấn. Đây là mỏ sắt lớn nhất của khu vực Đông Nam Á. Đá xây dựng ở Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, khoảng 250 ha, có giá trị trong xây dựng và xuất khẩu.