7. Kết cấu luận văn
1.4.4. Bồi thƣờng thiệt hại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là tỉnh có tốc độ thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp thuộc diện trung bình của cả nƣớc. Để đƣa Hà Tĩnh trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển trong tƣơng lai là nhiệm vụ hết sức to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh trong việc thu hút đầu tƣ, phát huy nguồn lực từ bên ngoài. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công đó là những nỗ lực của các địa phƣơng và ngành Tài Nguyên & Môi trƣờng trong công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển công nghiệp đồng thời có những chính sách xã hội nhằm giúp đỡ các hộ dân ở vùng nông thôn có đất bị thu hồi ổn định sản xuất.
Thực tế cũng nhƣ các địa phƣơng khác công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng của Hà Tĩnh gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất đó là ngƣời bị thu hồi đất có tâm lý trông chờ về giá. Phần lớn các doanh nghiệp đầu tƣ vào Hà Tĩnh thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, kỹ thuật cao, việc tuyển chọn nhân công tại địa phƣơng có trình độ thấp nên không đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh
nghiệp. Ngoài ra một số doanh nghiệp, nóng vội trong việc giải phóng mặt bằng đã tự ý thêm một khoản tiền ngoài quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh cho các hộ bị thu hồi đất. Bên cạnh đó việc thực hiện bồi thƣờng không đồng bộ gây những khó khăn không nhỏ trong công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng. Một số doanh nghiệp khác, không tuân thủ những cam kết đầu tƣ khi thuê đất, áp lực giải quyết việc làm cho nhân dân khi bị thu hồi đất còn gây nên nhiều phiền toái cho chính quyền cũng nhƣ ảnh hƣởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng của các dự án khác.
Hà Tĩnh luôn xác định phƣơng châm: Bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển công nghiệp phải đảm bảo ổn định tình hình và nâng cao đời sống cho những hộ dân có đất bị thu hồi. Với phƣơng châm đó, Ban thƣờng vụ tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 01- NQ/TU ngày 13/4/2006 về tăng cƣờng công tác lãnh đạo bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Chỉ đạo các nghành, các cấp, các địa phƣơng, quán triệt và triển khai một cách nghiêm túc và kết hợp với các công tác vận động tuyên truyền nên đã từng bƣớc khắc phục đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc tạo niềm tin trong nhân dân, đồng thời nâng cao uy tín trong việc thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào tỉnh.
Hiện nay, Hà Tĩnh luôn xác định việc cần thiết phải hỗ trợ nhân dân chuyển đổi việc làm từ sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ hoặc hỗ trợ vốn, kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyên canh các vùng cây có giá trị kinh tế cao, theo hƣớng sản xuất hàng hoá nhằm ổn định cuộc sống cho nhân dân. Việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp phải gắn liền với giải quyết việc làm cho ngƣời dân. Nhiều doanh nghiệp nhận đất phải cam kết đào tạo công nhân và tuyển dụng lao động địa phƣơng vào làm việc. Đồng thời việc thu hồi đất còn phải tại điều kiện giải quyết bồi thƣờng nhanh chóng cho ngƣời dân. Đến nay việc bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng ở Hà Tĩnh, tỉnh chỉ tập trung thực hiện những dự án lớn có liên quan đến nhiều huyện hoặc vùng kinh tế trọng điểm, còn lại giao cho các huyện, thị xã và thành phố chủ động thực hiện dƣới sự chỉ đạo của tỉnh. Điều này đã tạo điều kiện cho các địa phƣơng chủ động trong công tác bồi thƣờng, giải phóng măt bằng, hạn chế tình trạng chồng chéo và lãng phí thời gian, kinh phí.
Bên cạnh các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, công tác vận động, thuyết phục nhân dân cũng đƣợc tích cực triển khai. Việc tuyên truyền qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã góp phần quan trọng giúp cho ngƣời dân hiểu và tuân thủ các chính sách của Nhà nƣớc cũng nhƣ của tỉnh.
Tỉnh cũng cƣơng quyết xử lý, thậm chí thu hồi lại đất của những doanh nghiệp tự ý chi thêm tiền cho các đối tƣợng bị thu hồi đất, đầu tƣ xây dựng không đúng cam kết. Đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm xã hội cao, tiếp nhận và đào tạo lao động tại địa phƣơng vào làm việc.
Kết quả tính từ năm 2007 đến nay đã thực hiện thu hồi đất để giải phóng mặt bằng với tổng diện tích là 6.536,06 ha đất, phục vụ hơn 243 dự án (lấy trên các loại đất: nông nghiệp 4.843,59 ha; phi nông nghiệp 351,46 ha; chƣa sử dụng 1.341,01 ha). Diện tích thu hồi trên chủ yếu để thực hiện một số dự án trọng điểm Quốc gia sử dụng nhiều đất nhƣ: Khu liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dƣơng của tập đoàn Hƣng Nghiệp Formosa-Đài Loan; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I, II, III; Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê; Công trình thuỷ lợi đa mục tiêu Ngàn Trƣơi - Cẩm Trang….
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo tỉnh sơ kết Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 13/4/2006 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ về tăng cƣờng Lãnh đạo công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đến năm 2011 và những năm tiếp theo thì việc thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng ở Hà Tĩnh thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả và còn có những tồn tại sau:
- Bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn, phức tạp, mặc dầu có chậm tiến độ nhƣng hầu hết các dự án trên địa bàn đã có mặt bằng để thi công. Không có dự án nào vì lý do không có mặt bằng thi công phải rút vốn.
- Tính từ năm 2007 năm đến nay Hà Tĩnh chƣa có trƣờng hợp nào khiếu kiện đông ngƣời vì lý do bị thu hồi đất, thực hiện không tốt chính sách bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng. Rất ít trƣờng hợp cƣỡng chế thu hồi đất.
- Cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, đại đa số quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ đối với công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ,
nên một số dự án lớn tiến độ giải phóng mặt bằng nhanh hơn so với dự kiến.
- Các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá công tác thu hồi đất, bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời, đầy đủ.
- Tất cả các địa phƣơng có các dự án phải di dời dân đều đã xây dựng các khu tái định cƣ đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt hơn nơi ở cũ.
Bên cạnh những kết quả trên, công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng còn có những tồn tại sau:
- Phần lớn các khu tái định cƣ đều có quy mô nhỏ hơn quy mô diện tích thu hồi, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, thiếu nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất.
- Phƣơng án đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho ngƣời bị thu hồi đất ở các địa phƣơng triển khai chậm, lúng túng trong việc lựa chọn nghề để chuyển đổi.
- Đất thu hồi phục vụ xây dựng các dự án chủ yếu là đất nông nghiệp.
- Một số dự án các cơ quan thực hiện công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng chƣa đúng trình tự, thủ tục quy định, nhiều địa phƣơng chƣa có khu tái định cƣ nhƣng vẫn tiến hành thu hồi đất, thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian, có dự án thời gian thực hiện đến 3-4 năm chƣa xong.
- Một số dự án tính giá bồi thƣờng đất đai, tài sản chƣa tƣơng xứng với giá thực tế trên thị trƣờng, các hộ bị ảnh hƣởng không đồng tình, phải điều chỉnh, bổ sung làm chậm tiến độ.
- Nhiều địa phƣơng, đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng gồm các thành viên đƣợc điều chuyển từ các ngành khác nhau, thiếu kinh nghiệm, chƣa am hiểu sâu về chính sách, còn nhiều lúng túng trong việc giải thích các chính sách phát luật cho nhân dân; một số khác thì né tránh, thiếu cƣơng quyết, ngại khó, không giải quyết dứt điểm những vƣớng mắc.
- Vẫn còn tình trạng một số ít hộ dân có tƣ tƣởng chống đối, cố tình không hiểu chính sách phát luật, chây ỳ, không hợp tác với cơ quan chức năng thực hiện công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng gây khó khăn cho Nhà nƣớc.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI Ở MỘT SỐ DỰ ÁN