Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh (Trang 68)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu tổng quát

hƣớng hiệu quả và bền vững, từng bƣớc tăng cƣờng và củng cố nội lực tiến tới gia tăng và giữ vững khoảng cách phát triển so với bình quân chung của tỉnh và các địa bàn lân cận.

Thời kỳ 2013 - 2015: khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, phấn đấu tiếp tục tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời giảm dần khoảng cách so với mức thu nhập bình quân chung của tỉnh và đƣa Thạch Hà trở thành huyện có tốc độ phát triển nhanh dựa vào dịch vụ - công nghiệp khai khoáng và nông, lâm, thuỷ sản; Thời kỳ 2016 - 2020: tận dụng tối đa lợi thế và nguồn lợi khi dự án khai thác quặng sắt mỏ Thạch Khê khai thác hết công suất làm thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Phấn đấu đạt mức bằng hoặc cao hơn thu nhập bình quân chung của tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thời kỳ 2021 - 2030: vị trí của Thạch Hà sẽ đƣợc thay đổi, vƣơn lên các địa phƣơng dẫn đầu của tỉnh Hà Tĩnh với cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ, đô thị - nông, lâm thủy sản.

- Mục tiêu cụ thể * Mục tiêu về kinh tế

Đến năm 2020, Thạch Hà là huyện có nền kinh tế phát triển mạnh trong tỉnh về công nghiệp - đô thị và dịch vụ. Hình thành thêm các cụm công nghiệp tập trung và hệ thống các đô thị trên địa bàn huyện làm trung tâm thu hút các doanh nghiệp trong, ngoài huyện đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng dần đƣợc nâng cấp, hoàn thiện góp phần xây dựng môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn hơn, thu hút nhiều dự án từ bên ngoài.

Đặc biệt, sử dụng tối đa lợi thế khi dự án khai thác mỏ Thạch Khê đi vào hoạt động, tạo điều kiện “bứt phá” không chỉ về mặt kinh tế mà còn chuyển biến tích cực về bộ mặt liên kết khu công nghiệp - đô thị trên địa bàn huyện thời kỳ 2016 - 2020.

Tốc độ tăng trƣởng bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt khoảng 13-14%/năm; Cơ cấu kinh tế của huyện vào năm 2015 nhƣ sau: Nông - lâm - thuỷ sản

chiếm 23,30%; công nghiệp - xây dựng chiếm 42,70%, dịch vụ chiếm khoảng 34,0%;

Thời kỳ 2016-2020, tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân khoảng 25 -30%/năm so với thời kỳ 2005 - 2010 và 20 - 25%/năm cho 10 năm tiếp theo (2020 - 2030).

Giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt khoảng 45 triệu đồng (giá hiện hành), năm 2030 đạt khoảng 70 - 80 triệu đồng (giá hiện hành), trên mức bình quân chung của toàn tỉnh tại cùng thời điểm.

Phấn đấu 70% số xã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020.

* Mục tiêu về xã hội Lĩnh vực giáo dục:

Ƣu tiên đầu tƣ phát triển giáo dục đào tạo, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực đầu tƣ xây dựng các trƣờng theo hƣớng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Đến năm 2015, số trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ mẫu giáo đạt 80%, giữ vững chỉ tiêu 100% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo, 100% trẻ em lứa tuổi tiểu học và THCS đến trƣờng, trên 90% học sinh học hết THCS vào THPT, không còn các cụm lớp lẻ ở trƣờng mầm non.

Đến năm 2020, số trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo đạt 95%, 100% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo, duy trì 100% trẻ lứa tuổi tiểu học và THCS đến trƣờng, 100% trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thành phổ cập bậc THPT.

Lĩnh vực y tế

Đến năm 2015: Tiêm chủng mở rộng đạt 100%, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng xuống còn 15 - 16%; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, thực hiện chỉ tiêu 5 bác sĩ và 26 giƣờng bệnh/vạn dân.

Đến năm 2020: Duy trì tiêm chủng mở rộng đạt 100%, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng xuống còn 6 - 8%, duy trì tỷ lệ 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, thực hiện chỉ tiêu 7 bác sĩ và 30 giƣờng bệnh/vạn dân.

chính sách xã hội:

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt khoảng 0,7% vào năm 2015 và khoảng 1% vào năm 2020. Tăng nhanh dân số cơ học để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng tại mỏ Thạch Khê trong tƣơng lai. Quy mô dân số toàn huyện ƣớc đạt 138.000 ngƣời vào năm 2015 và đạt khoảng 160.000 ngƣời vào năm 2020 .

Nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên 90% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.

Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 55% vào năm 2015 và trên 70% vào năm 2020.

Tỷ lệ lao động CN-XD và TMDV lên 60% năm 2015 và 70% năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5% năm 2015, đến năm 2020 từ 3-4%. Đến năm 2015, 100% hộ gia đình chính sách ngƣời có công có mức sống bằng hoặc cao hơn cộng đồng dân cƣ;không còn nhà tạm bợ dột nát, 80% nhà ở đạt quy chuẩn của Bộ Xây dựng.

* Lĩnh vực văn hóa - thông tin:

Về văn hóa:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH gắn với 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Phấn đấu đến năm 2015 có 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 80% thôn, khu phố đạt chuẩn văn hoá đƣợc cấp huyện công nhận; trên 95% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá công sở. 100% thôn, khối phố có khu sinh hoạt văn hóa thể thao (hội quán) đủ diện tích quy định; có 50% số di tích lịch sử - văn hóa đƣợc trùng tu tôn tạo. 100% xã, thị trấn, thôn, xóm, khối phố thực hiện tốt Luật phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện tốt Đề án: Tuyên truyền , giáo dục đạo đức, lối sống gia đình Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020.

Năm 2020: 95% số gia đình đạt “gia đình văn hóa”; 95% thôn, khu phố đạt danh hiệu “Làng văn hóa”, “khối phố văn hóa”; 100% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn

văn hóa công sở. Duy trì, mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng của các Hội quán. 100% thôn, khối phố xây dựng đƣợc khu vui chơi cho thiếu niên, nhi đồng; xây dựng đầy đủ các loại hình Câu lạc bộ văn hóa và tổ chức hoạt động thƣờng xuyên; tổ chức tốt các lễ hội trên địa bàn huyện theo đúng quy chế lễ hội, thực hiện tốt Chỉ thị 27 của Bộ chính trị về “thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội”; có 85% số di tích Lịch sử - Văn hóa đƣợc trùng tu tôn tạo.

Về thể dục thể thao:

Phấn đấu đến năm 2015 có: 100% xã, thị trấn, thôn xóm, khối phố xây dựng xong sân chơi, bãi tập, đảm bảo 2m2/ngƣời; có 50% số ngƣời, 40% số gia đình tham gia luyện tập TDTT thƣờng xuyên; có 30% số gia đình thể thao tiêu biểu.

Đến năm 2020 có: 100% xã, thị trấn, thôn xóm, khối phố có khu luyện tập, thi đấu TDTT theo hƣớng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu luyện tập và thi đấu; có 70% số ngƣời, 60% số gia đình tham gia luyện tập TDTT thƣờng xuyên; có 50% số gia đình thể thao tiêu biểu.

Về Công nghệ thông tin:

Phấn đấu đến năm 2015: 70% các văn bản, tài liệu đƣợc trao đổi qua mạng; 100% cán bộ công chức, viên chức thƣờng xuyên sử dụng hộp thƣ điện tử trong công việc; đảm bảo các cuộc họp giữa huyện và tỉnh đƣợc thực hiện trực tuyến; 100% cơ quan trên địa bàn huyện có cán bộ chuyên trách về CNTT.

Xây dựng trang thông tin điện tử của huyện nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho ngƣời dân, nhà đầu tƣ và quảng bá hình ảnh của huyện Thạch Hà đối với trong và ngoài nƣớc.

Lĩnh vực môi trường

Bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ: nguồn nƣớc mặt, nguồn nƣớc ngầm trên địa bàn huyện. Tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trƣờng, từng bƣớc tạo thói quen, nếp sống vì môi trƣờng xanh, sạch đẹp. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trƣờng.

lý chất thải đạt tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng Việt Nam.

Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ dân số ở thành thị dùng nƣớc sạch đạt 90% và đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 80%; các tỷ lệ trên đạt 99,5% và 95% vào năm 2020 và đạt 100% vào năm 2030. Tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt 90% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

c. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đẩy mạnh phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng sẵn có của huyện, đồng thời đảm bảo tính bền vững, hạn chế sự suy thoái của môi trƣờng và hệ sinh thái.

Trong nông nghiệp, sử dụng hiệu quả diện tích canh tác hiện có, song song với nâng cao năng suất và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cần áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ theo hƣớng hiện đại, sử dụng “công nghệ sạch” để sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp từ mức 37,6 triệu đồng năm 2008 lên khoảng 70-75 triệu đồng năm 2015, và khoảng trên 90 triệu đồng vào năm 2020. Phát triển và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đàn gia súc, gia cầm, phát triển nhanh đàn bò hàng hoá.

Quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, từng bƣớc nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp.

Gắn kết sự phát triển kết cấu hạ tầng huyện Thạch Hà với tỉnh Hà Tĩnh và hành lang kinh tế Hà Nội - Vinh - Vũng Áng, đặc biệt là chuỗi đô thị của tỉnh Hà Tĩnh trong tƣơng lai. Thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện. Bảo vệ môi trƣờng, giữ vững an ninh chính trị và an toàn xã hội.

Phát triển kinh tế theo hƣớng tăng trƣởng bền vững và bảo vệ môi trƣờng; đồng thời, thu hút đầu tƣ hình thành các ngành công nghiệp mới, công nghiệp phụ trợ phục vụ cho khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê. Khai thác tốt tài nguyên du lịch có thể có đóng góp đáng kể cho tăng trƣởng kinh tế, tạo điều kiện để duy trì tính đa dạng sinh học, môi trƣờng, cảnh quan cho huyện.

Một phần của tài liệu Công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)