Dự báo cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế xã hội huyện Thạch

Một phần của tài liệu Công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh (Trang 64)

7. Kết cấu luận văn

3.1.Dự báo cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế xã hội huyện Thạch

3.1. Dự báo cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà Thạch Hà

- Toàn cầu hoá và cạnh tranh sâu sắc

Toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt và là một xu thế tất yếu, cùng với việc Việt Nam đã gia nhập WTO, và thời kỳ từ nay đến 2020 sẽ là thời kỳ Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ và đầy đủ vào kinh tế thế giới và khu vực, do vậy tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực sẽ có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung và từng địa phƣơng nói riêng.

Các sản phẩm chủ lực của Thạch Hà nói riêng (hiện nay là sản phẩm công nghiệp - TTCN), sau này là sản phẩm quặng sắt của khu công nghiệp mỏ Thạch Khê sẽ cung cấp cho ngành công nghiệp luyện kim (sau năm 2016) cùng với gạo, lạc, đậu tƣơng, các loại rau, hoa quả, gỗ, bàn ghế... đã có sẽ là mặt hàng có thế mạnh của huyện với bên ngoài. Đồng thời, Thạch Hà cũng có thể tạo những cơ hội thuận lợi để thu hút vốn đầu tƣ và công nghệ từ bên ngoài phục vụ các mục tiêu phát triển.

Thạch Hà phát triển sẽ chịu sự tác động lớn từ bên ngoài do khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê sẽ cung cấp chủ yếu nguyên liệu đầu vào cho khu công nghiệp Vũng Áng do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đảm nhận. Vì vậy, Thạch Hà phải tính đến việc thu hút đầu tƣ vào những ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành khai thác và sản xuất thép nhƣng sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trƣờng.

- Tiến bộ khoa học và sử dụng công nghệ mới vào sản xuất - kinh doanh sẽ là hƣớng chính cho phát triển kinh tế trong thời kỳ mới

Cách thức phát triển của Thạch Hà là vừa đƣa khoa học - công nghệ tiên tiến vào mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, vừa sử dụng khai thác tài nguyên một cách hợp lý dựa vào sử dụng nhiều lao động .

Đối với sản xuất công nghiệp, phải chú trọng công nghệ sử dụng nhiều lao động, đối với sản xuất nông nghiệp phải chú trọng công tác thuỷ lợi, cơ giới hoá và công nghệ sinh học, đồng thời mọi hoạt động trên địa bàn huyện phải áp dụng phƣơng pháp quản lý tiên tiến, phải sử dụng rộng rãi công nghệ tin học, công nghệ sạch, an toàn và bền vững đi đôi với bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

- Nhu cầu một số thị trƣờng chủ yếu cho sản phẩm của huyện

Việc nƣớc ta mở cửa và hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới cho phép sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mỗi địa phƣơng có thể giao lƣu rộng rãi ở cả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, đặc biệt đối với Thạch Hà là gắn với hàng lang kinh tế Đông - Tây từ Thái Lan - Lào - Việt Nam theo quốc lộ 7, 8 và 9.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu ngƣời (GDP/ngƣời) của tỉnh sẽ đạt khoảng trên 90 triệu đồng/ngƣời/năm. Mức thu nhập bình quân của Thạch Hà cũng đƣợc dự báo sẽ đạt xấp xỉ mức trung bình chung của Tỉnh khi mỏ sắt Thạch Khê đi vào khai thác chính thức (dự kiến sau năm 2016). Bên cạnh đó, cùng với việc mỏ sắt Thạch Khê đi vào khai thác, sẽ mở ra cơ hội lớn cho huyện có thể tiếp cận và tiêu thụ các sản phẩm từ mỏ sắt Thạch Khê cũng nhƣ các sản phẩm đi kèm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

- Khả năng đầu tƣ, khai thác các nguồn vốn phát triển kinh tế- xã hội của huyện Thạch Hà từ nay đến năm 2020

+ Hiện tại, tuy mức độ phát triển kinh tế của huyện đã đạt mức khá nhƣng tiềm lực kinh tế trong các tầng lớp dân cƣ ở địa phƣơng còn chƣa đƣợc huy động để phát triển kinh tế. Có thể huy động các nguồn lao động và tiền vốn trong dân vào phát triển công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ và xây dựng các cơ sở hạ tầng theo phƣơng thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm.

+ Bên cạnh đó, Huyện cũng có thể tranh thủ khai thác đƣợc nhiều nguồn vốn tín dụng ƣu đãi từ các quỹ đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc và của Tỉnh. Ngoài ra trong điều kiện kinh tế mở, với vị trí thuận lợi Thạch Hà còn có thể thu hút các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế

- xã hội - môi trƣờng trên địa bàn nhƣ: Giao thông nông thôn, cung cấp nƣớc sạch, xử lý nƣớc thải và rác thải, các cơ sở dạy nghề và y tế,...

+ Về khả năng thu hút FDI: Hiện nay, số lƣợng dự án FDI thu hút vào tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc ngày càng thông thoáng theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam, trong đó có Hà Tĩnh và Thạch Hà.

Trong xu thế đổi mới và hội nhập, nguồn vốn để phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn Thạch Hà có thể dự kiến nhƣ sau:

Bảng 5 Nguồn vốn cho phát triển một số ngành, lĩnh vực huyện Thạch Hà đến năm 2020 Ngành, lĩnh vực Ngoài nhà nước là chính Nhà nước là chính Xu thế thay đổi 1. Nguồn vốn phát triển

kinh tế nói chung

√ Huy động vốn ngoài nhà nƣớc là chính, NN chỉ hỗ trợ một phần

2. Vốn phát triển hạ tầng kỹ thuật

Mạng lƣới truyển tải và

cung cấp điện √ Bƣớc đầu nhà nƣớc đầu tƣ, sau đó sẽ thực hiện dần cơ chế xã hội hóa Hệ thống cung cấp nƣớc

sạch và xử lý nƣớc thải

Giao thông √ - Đối với QL và TL, nguồn đầu tƣ chủ yếu là của Nhà nƣớc

- Giao thông nông thôn kết hợp Nhà nƣớc và nhân dân

Viễn thông √ - Nguồn đầu tƣ của Nhà nƣớc là chính

3. Vốn cho phát triển VH-GD - Giáo dục phổ thông

Thực hiện xã hội hóa - Đào tạo nhân lực √

- Y tế √ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- TDTT √

Nguồn: Tính toán của Viện CLPT.

+ Xu hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá trên địa bàn huyện Thạch Hà đến năm 2020

Thời kỳ từ sau năm 2015 đến năm 2020, xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hoá ở Thạch Hà sẽ diễn ra nhƣng chậm hơn so với dự báo do tác động của suy giảm kinh tế và theo các hƣớng sau:

+ Thứ nhất, Thạch Hà là địa bàn gần Thành phố Hà Tĩnh, có vị trí giao thông khá thuận lợi, và cũng không quá xa thủ đô Hà Nội. Do vậy, trong thời kỳ từ nay đến năm 2015, cùng với việc phát triển khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê trên địa bàn huyện có tính toán đến việc gắn kết với Khu Kinh tế Vũng Ángở phía Nam của tỉnh sẽ mở ra cho Thạch Hà những cơ hội lớn để phát triển nền kinh tế đi nhanh vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Thứ hai, trong những năm tới đây, đặc biệt là thời kỳ sau năm 2015, hệ thống các cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ đƣợc xây dựng đồng bộ và ngày càng hoàn thiện theo 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới về hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, cung cấp nƣớc sạch và xử lý nƣớc thải, hệ thống thông tin, liên lạc, hệ thống trƣờng học, bệnh viện và các trung tâm y tế, các công trình văn hoá, khu vui chơi giải trí, các trung tâm thƣơng mại và dịch vụ, các khu dân cƣ tập trung ngày càng phát triển. Đây chính là cơ sở để cho huyện Thạch Hà có thể đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá trên địa bàn bằng cách hình thành những khu đô thị mới, trƣớc mắt có thể mở rộng thị trấn Thạch Hà, tiếp đến sẽ xây dựng tiếp một số khu đô thị mới ở những địa bàn thích hợp.

+ Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá diễn ra đồng thời với việc chuyển phần lớn dân cƣ nông thôn sang sinh sống ở các vùng đô thị, chuyển phần lớn lực lƣợng lao động của nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh (Trang 64)