Cục Thống Kê cần thu thập đầy đủ số liệu về các ngành nghề kinh doanh, thực hiện tính toán các chỉ số trung bình ngành và công bố công khai các thông tin trên (có thể tiến hành thu phí đối với những thông tin quan trọng). Nhà nƣớc cần có các biện pháp bắt buộc các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành khác có liên quan, tham gia hệ thống thông tin hạch toán, báo cáo đầy đủ, kịp thời, cũng nhƣ phải thực hiện chế độ hạch toán, kế toán thống nhất.
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nƣớc
Hoàn thiện công tác cung cấp thông tin qua Trung tâm thông tin tín dụng CIC
- Một trong những kênh thông tin quan trọng mà Saigonbank sử dụng trong thẩm định khách hàng là nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC. Tuy nhiên, nguồn thông tin từ CIC hiện nay vẫn chƣa đầy đủ, còn thiếu nhiều thông tin phi tài chính của khách hàng, do đó Ngân hàng Nhà nƣớc cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống thông tin tín dụng (CIC) theo hƣớng cung cấp thông tin ngày một đa dạng hơn, đặc biệt là các thông tin phi tài chính nhƣ : năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, chuyên môn của đội ngũ nhân viên, tình hình kỹ thuât công nghệ của DN... là những thông tin rất cần thiết cho ngân hàng trong việc đánh giá, thẩm định khách hàng vay vốn.
- Ngân hàng Nhà nƣớc cần có biện pháp tuyên truyền để các ngân hàng hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng, khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các ngân hàng hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Cần tăng cƣờng kiểm tra việc tuân thủ quy định về cung cấp thông tin của các ngân hàng cho CIC. Phải có quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó cũng cần có quy định khen thƣởng đối với các TCTD chấp hành tốt quy chế cung cấp thông tin tín dụng, nhằm động viên các ngân hàng, TCTD nâng cao chất lƣợng thông tin cung cấp.
- CIC nên tăng cƣờng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của các thông tin do các NHTM cung cấp. Trên cơ sở đó định kỳ hàng quý CIC nên gởi thông báo đến cho toàn ngành ngân hàng, nhận xét tình hình chấp hành quy chế, khen thƣởng, xử phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy chế cung cấp thông tin
3.3.3 Đối với khách hàng
Để nâng cao sự tin tƣởng của ngân hàng vào số liệu tài chính do khách hàng cung cấp và giúp ngân hàng có thể thẩm định tài chính thuận lợi các khách hàng, nhất là các doanh nghiệp cần nâng cao chất lƣợng công tác cung cấp số liệu tài chính cho ngân hàng. Muốn vậy, lãnh đạo DN phải là những ngƣời đầu tiên nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác này bằng các biện pháp:
- Hoàn thiện bộ phận kế toán theo hƣớng chuyên nghiệp hóa, có đủ năng lực trình độ chuyên môn để có thể giải quyết tốt công việc lập các BCTC một cách chính xác trên cơ sở pháp lý, đủ chứng từ chứng minh, minh bạch, rõ ràng. Đồng thời, bộ phận kế toán cũng cần có khả năng giải trình các câu hỏi của cán bộ tín dụng, thẩm định về số liệu BCTC một cách trôi chảy, thuyết phục.
- Tuân thủ các quy định về hạch toán, kế toán trong hoạt động kinh doanh. Công tác lập BCTC chỉ chính xác khi các số liệu đầu vào là chính xác trên cơ sở các hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Do đó, bên cạnh sự tƣ vấn, hỗ trợ của bộ phận kế toàn, thì vai trò và nhận thức của lãnh đạo DN có ý nghĩa quyết định.
3.3.3.2 Nâng cao trình độ quản lý, lập phƣơng án kinh doanh:
Để có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thuận lợi hơn, các khách cần tăng cƣờng khả năng thuyết phục ngân hàng bằng cách lập phƣơng án vay mang tính khả thi cao và khả năng trình bày, diễn giải vấn đề một cách trôi chảy, có cơ sở. Muốn vậy, các DN cần thực hiện các giải pháp sau:
- Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát của đội ngũ lãnh đạo DN để có thể trao đổi, thuyết trình với ngân hàng, nhằm tăng cƣờng khả năng thuyết phục ngân hàng trong việc thẩm định cho vay DN.
- Xây dựng đội ngũ chuyên môn giỏi nghiệp vụ để việc lập phƣơng án kinh doanh mang tính khả thi cao, sát với kế hoạch kinh doanh thực tế mà đơn vị đề ra. - Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm hơn nữa trong việc cung cấp thông tin nội
bộ chính xác ra bên ngoài thông qua các kênh: báo đài, thông tin trên mạng internet...
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ những phân tích đánh giá ở chƣơng 2, chƣơng 3 của luận văn đã đề xuất những giải pháp, gồm sáu nhóm giải pháp chính tập trung vào hoàn thiện thẩm định phƣơng án kinh doanh và công tác giám sát, kiểm tra sau khoản vay, tăng cƣờng khả năng thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm định và hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực để hoàn thiện hoạt động thẩm định hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của chi nhánh tại Phòng Thẩm định Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng. Trên cơ sở các giải pháp đƣa ra luận văn cũng nêu lên những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho các giải pháp trên đƣợc thực hiện tốt.
PHẦN KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại nói chung và của Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng nói riêng. Rủi ro tín dụng thì luôn song hành với tín dụng, chúng ta phải chấp nhận những rủi ro đã đƣợc tính toán trƣớc chứ không trốn tránh rủi ro. Vì vậy mục tiêu của các ngân hàng là có thể kiểm soát và hạn chế đƣợc rủi ro ở mức độ thấp nhất có thể.
Trong tín dụng nói chung, muốn hạn chế rủi ro trong tín dụng thì công tác thẩm định tín dụng phải phát huy hiệu quả. Đặc biệt, đối các hồ sơ trình vƣợt thẩm quyền, thƣờng có mức duyệt vay lớn nên việc thẩm định còn cần phải đƣợc lƣu tâm hơn. Do đó, việc thƣờng xuyên nghiên cứu tìm ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động thẩm định tín dụng hồ sơ vƣợt thẩm quyền của chi nhánh tại Phòng Thẩm định Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng là vấn đề không thể thiếu. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:
Trình bày cơ sở lý luận chung về thẩm định tín dụng trong ngân hàng qua đó trình bày về công tác thẩm định tín dụng đối với hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của các chi nhánh đang đƣợc áp dụng tại Phòng Thẩm định Saigonbank.
Trình bày và phân tích thực trạng thẩm định hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của chi nhánh tại Phòng Thẩm định Saigonbank. Từ đó nêu lên những thành tựu và những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động thẩm định tín dụng tại Phòng Thẩm định.
Đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của chi nhánh tại Sài Gòn Công Thƣơng Ngân hàng.
trƣờng, nghiên cứu thực tế, kinh nghiệm làm việc của bản thân cùng với việc tham khảo những tạp chí, tài liệu liên quan. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cô, các anh, chị và các bạn đóng góp, bổ sung để luận văn thêm hoàn chỉnh.
Phụ lục 1: Nhóm các chỉ tiêu tài chính
- Nhóm chỉ số thanh toán:
Tỷ số thanh toán hiện hành:
Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lƣu động Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn và tình hình tài chính khả quan.
Tỷ số thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản lƣu động - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
Hệ số này đánh giá khả năng thanh khoản đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn, không kể hàng tồn kho.
- Nhóm chỉ số hoạt động:
Vòng quay vốn lƣu động:
Vòng quay vốn lƣu động = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân
Hệ số này đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản lƣu động của doanh nghiệp, cụ thể là cứ một đơn vị tài sản lƣu động sử dụng trong kỳ doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần
Hệ số này đánh giá hiệu quả trong việc quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp. Đây là các khoản phải thu khách hàng, không bao gồm các khoản trả trƣớc ngƣời bán.
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu bình quân ngày
Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân
Thời gian tồn kho của hàng hóa càng cao thì vốn cần thiết để dự trữ càng lớn. Hệ số vòng quay hàng tồn kho cho ta biết số lần mà hàng hóa luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay càng lớn thì luân chuyển vốn càng nhanh, có nghĩa là thời gian để luân chuyển tồn kho thấp => khả năng thanh toán của doanh nghiệp lớn.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản cố định có thể tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản - Nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính:
Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của công ty
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của công ty và qua đó đo lƣờng đƣợc khả năng tự chủ tài chính của công ty. Đứng trên góc độ ngân hàng, tỷ số này chỉ nên biến động từ 0 đến dƣới 1. Nếu bằng hoặc lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đã quá lệ thuộc vào vốn vay và nhƣ vậy rủi ro của doanh nghiệp dồn hết cho ngân hàng gánh chịu.
Khả năng thanh toán lãi vay:
Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) Lãi vay
Hệ số này đo lƣờng khả năng sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp để thanh toán lãi vay.
- Nhóm chỉ số sinh lợi:
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần
Hệ số này phản ánh cứ một đơn vị doanh thu thuần, thì thu đƣợc bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):
ROA =
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản
Hệ số này cho biết một đơn vị giá trị tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh
nghiệp càng cao.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): ROE =
Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này đo lƣờng khả năng sinh lời so với vốn chủ sở hữu bỏ ra. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của DN càng cao
Phụ lục 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Saigonbank
PHÕNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ
CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ & KHAI THÁC TÀI SẢN
PHÕNG KẾ TOÁN PHÕNG KINH DOANH KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ
KHU VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
KHU VỰC MIỀN TRUNG KHỐI HỖ TRỢ ĐIỀU HÀNH TỔNG HỢP KHỐI GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH CÔNG TY TRỰC THUỘC BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ - TÀI SẢN CÓ
BAN KIỂM SOÁT
PHÕNG KẾ HOẠCH
PHÕNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÕNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH PHÕNG KẾ TOÁN TÀI CHÁNH PHÕNG ĐỊNH CHẾ TÀI CHÁNH PHÕNG PHÁP CHẾ PHÕNG NGÂN QUỸ PHÕNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI
PHÕNG NGUỒN VỐN PHÕNG KẾ TOÁN GIAO DỊCH PHÕNG THẨM ĐỊNH PHÕNG TÍN DỤNG TRUNG TÂM KINH DOANH THẺ KHU VỰC MIỀN BẮC KHÁCH SẠN RIVERSIDE 1 KHÁCH SẠN RIVERSIDE 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (2010), Tài liệu tập huấn về quản trị rủi ro tín
dụng.
2. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Tạp chí tiền tệ (2010-2012). 3. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.
4. Huỳnh Thị Thiên Kim (2008), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại
ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Chợ Lớn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TPHCM.
5. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22/4/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
6. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN
ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
7. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2010, 2011, 2012), Tạp chí ngân hàng. 8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng, Quy trình tín dụng.
9. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng, Quy chế Hội đồng tín dụng. 10.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng (2010), Sổ tay chấm điểm, xếp
hạng tín dụng.
11.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng (2010, 2011, 2012), Báo cáo thường niên.
12.Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tiền tệ ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
15.Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
16.Trà Hậu Tuyết Nhung (2009), Giải pháp phát triển tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương, Luận
văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TPHCM.
17.Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội.
18.Trƣơng Quang Thông (2010), Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa - Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.