Nâng cao hiệu quả phân tích phƣơng án sản xuất kinh doanh, dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Trang 75)

Thẩm định dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh là khâu quan trọng nhất trong quy trình thẩm định cho vay vì qua kết quả thẩm định các cấp lãnh đạo có thể đƣa ra quyết định cho vay hay không trên cơ sở đề xuất của cán bộ tín dụng, thẩm định. Để nâng cao chất lƣợng thẩm định phƣơng án, Phòng Thẩm định cần quan tâm đúng mức đến công tác thẩm định, cụ thể:

- Bố trí những cán bộ thẩm định có trình độ, kinh nghiệm, năng lực về nghiệp vụ tín dụng để thực hiện thẩm định những phƣơng án vay lớn của khách hàng. Vì hiện tại, đội ngũ nhân viên thẩm định trẻ của Phòng là khá nhiều.

- Thực hiện phân tách chi tiết bộ phân thẩm định theo các lĩnh vực, ngành nghề lớn mà Saigonbank thƣờng cho vay. Việc chia tách nhƣ trên sẽ giúp cán bộ thẩm định có điều kiện trau dồi chuyên sâu hơn nghiệp vụ thẩm định của mình. Ngoài ra, đối với thẩm định dự án đầu tƣ (thƣờng là các dự án xây dựng nhà xƣởng có thời hạn vay dƣới một năm) Phòng Thẩm định cũng cần áp dụng công nghệ phần mềm chuyên về thẩm định dự án nhằm nhanh chóng xử lý các thông số có liên quan để có các kết quả chính xác.

đạt hiệu quả, cần chú ý các vấn đề sau :

 Khi thẩm định phƣơng án ở các lĩnh vực khác nhau, cán bộ cần tích cực tham khảo, tìm hiểu các thông tin có liên quan để có các nhân định tổng quan về phƣơng án vay vốn khách hàng. Việc phân tích ngành có vai trò quan trọng vì nó cho thấy triển vọng phát triển trong tƣơng lai và tính khả thi của dự án. Các nội dung cần quan tâm khi phân tích ngành:

 Xu hƣớng phát triển của ngành: xác định nhu cầu thị trƣờng, tốc độ tăng trƣởng trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai.

 Tình hình thị phần của các đối thủ cạnh tranh cũng nhƣ của khách hàng: xem xét vị thế, uy tín của khách hàng, khả năng cạnh tranh, ƣu nhƣợc điểm của khách hàng trên thị trƣờng hiện nay, tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh. Chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ đối với ngành nghề, nhân định các yếu tố, xu hƣớng thuân lợi hay bất lợi cho hoạt động của khách hàng trong tƣơng lai.

 Cán bộ thẩm định cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phƣơng án vay vốn. Vốn tự có của khách hàng lớn một mặt chứng minh đƣợc tiềm lực tài chính của khách hàng, mặt khác thể hiện thái độ nghiêm túc của khách hàng trong việc thực hiện dự án, phƣơng án kinh doanh là dấu hiệu cho thấy phƣơng án kinh doanh sẽ có hiệu quả. Hiệu quả của dự án, phƣơng án là nguồn thu chính trả nợ ngân hàng nên khi phân tích, cán bộ thẩm định cần tránh tâm lý chủ quan do quá quan tâm vào tài sản bảo đảm, dẫn đến bỏ qua các yếu tố quan trọng của phƣơng án nhƣ : tính khả thi, nguồn trả nợ.

 Khi thẩm định một khoản vay, trƣớc khi ra quyết định đề xuất có cho vay hay không cán bộ thẩm định cần phải trả lời đƣợc những câu hỏi sau về khoản vay:

 Cho ai vay: Cán bộ thẩm định cần xác định khách hàng vay vốn là ai, địa chỉ ở đâu, các mối quan hệ liên quan, tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh hiện tại nhƣ thế nào., thƣơng hiệu, uy tín ra sao? Phải đảm bảo rằng đơn vị đề xuất cấp tín dụng phải hiểu rõ về khách hàng, trƣờng hợp ngƣợc lại thì từ chối cho vay.

 Khách hàng vay bao nhiêu tiền: xác định đúng nhu cầu vay vốn của khách hàng, không cho vay quá nhu cầu thực tế. Hạn chế các trƣờng hợp khách hàng lập phƣơng án vay vốn cao hơn so với nhu cầu thực tế, đây là một trong những dấu hiệu về rủi ro sử dụng vốn vay không đúng mục đích của khách hàng.

 Khách hàng vay tiền để làm gì: xác định chính xác mục đích vay vốn của khách hàng, đây là cơ sở quan trọng phục vụ cho quá trình kiểm tra sau khoản vay của khách hàng.

 Thời gian cho khách hàng vay bao lâu: xác định kỳ hạn trả nợ vay phù hợp. Đây là yếu tố rất quan trọng, vì nếu xác định vòng quay vốn của phƣơng án không đúng với kỳ hạn trả nợ sẽ làm mất đi tính hiệu quả của phƣơng án và ảnh hƣởng rất nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng. Cán bộ thẩm định cũng cần tƣ vấn khách hàng vay với thời hạn vay tƣơng ứng với vòng quay vốn của phƣơng án, đặc biệt trong các trƣờng hợp vòng quay vốn của khách hàng nhanh, để đảm bảo vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả. Bởi lẽ, khách hàng thƣờng có xu hƣớng thích vay thời gian dài hơn vòng quay vốn càng lâu càng tốt để chiếm dụng vốn nhƣng nhƣ vậy sẽ rủi ro cho ngân hàng.

 Khách hàng trả nợ bằng nguồn nào: cán bộ thẩm định cần đánh giá khả năng ngân hàng có thể thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn trên cở sở các nguồn trả nợ đề xuất của khách hàng từ phƣơng án vay vốn và các nguồn khác. Trong trƣờng hợp các nguồn trả nợ của khách hàng đƣợc đánh giá là không khả thi thì cần từ chối cho vay, hạn chế các trƣờng hợp cho vay dựa trên nguồn trả nợ là tài sản bảo đảm.

tài sản bảo đảm chính là phƣơng tiện bảo vệ cuối cùng cho ngân hàng. Do đó, việc xác định giá trị tài sản bảo đảm, tính khả mại của tài sản bảo đảm cần phải dựa trên cở sở thị trƣờng thực tế giao dịch. Cán bộ thẩm định nên có trách nhiệm nhìn nhận tài sản bảo đảm ở góc độ chuyên môn và không thiên vị đối với các loại tài sản của khách hàng vay. Khi nhận tài sản thế chấp, tài sản phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý hợp pháp theo quy định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)