Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Trang 30)

- Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định

Con ngƣời đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định đến chất lƣợng thẩm định tín dụng. Thẩm định tín dụng là một công việc hết sức phức tạp, không đơn giản chỉ là việc tính toán theo những công thức có sẵn mà còn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có đƣợc các yếu tố: kiến thức, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức.

 Kiến thức ở đây không chỉ là hiểu biết sâu về nghiệp vụ chuyên môn đơn thuần mà bao gồm hiểu biết về khoa học - kinh tế - xã hội.

 Kinh nghiệm của cán bộ thẩm định cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình thẩm định, những tích lũy trong hoạt động thực tiễn nhƣ tiếp xúc với khách hàng, khảo sát nơi hoạt động của doanh nghiệp, phân tích các báo cáo tài chính, ... sẽ giúp cho các quyết định của cán bộ thẩm định chính xác hơn.

 Bên cạnh các yếu tố trên thì phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật cao, khả năng nhạy bén trong công việc của cán bộ thẩm định sẽ là điều kiện đảm bảo cho chất lƣợng thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định không có phẩm chất đạo đức tốt sẽ ảnh hƣởng xấu đến quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng hoặc sẽ đƣa ra những nhận xét đánh giá thiếu tính khách quan, chính xác trong việc đề ra cơ sở cho việc quyết định cho vay của ngân hàng.

Sự hội tụ của các yếu tố trên sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể đƣa ra những đề xuất, kiến nghị đúng đắn từ đó giúp ngân hàng lựa chọn đƣợc những khách hàng tốt để cho vay nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng.

- Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bƣớc tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Quy trình tín dụng là căn cứ cho cán bộ thẩm định thực hiện công việc một cách khách quan, khoa học và đầy đủ. Nó bao gồm các bƣớc bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi đƣợc nợ. Quy trình tín

dụng của ngân hàng thƣơng mại không nên mang tính cứng nhắc. Đối với mỗi khách hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt, thực hiện các bƣớc trong quy trình tín dụng cho phù hợp. Quy trình tín dụng cần đƣợc xây dựng một cách khoa học, tiên tiến và phù hợp với thế mạnh và đặc trƣng của Ngân hàng. Nội dung quy trình càng đầy đủ, chi tiết sẽ giúp cán bộ tín dụng, thẩm định đánh giá chính xác khách hàng, dự báo đƣợc rủi ro, từ đó có những kiến nghị làm cơ sở cho ngân hàng ra quyết định tài trợ đúng đắn.

- Thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định

Thông tin tín dụng và các thông tin khác liên quan đến khách hàng có vai trò quan trọng trong công tác thẩm định tín dụng. Nhờ có thông tin cần thiết, chính xác, nhân viên thẩm định có cơ sở để đƣa ra những nhận xét và kiến nghị đúng đắn để ngƣời quản lý có thể đƣa ra những quyết định cần thiết liên quan đến cho vay. Thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng có thể thu thập từ những nguồn sẵn có ở ngân hàng (Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của các cán bộ tín dụng, ...) từ khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp), từ các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nƣớc, từ các nguồn thông tin khác (báo, đài.). Số lƣợng, chất lƣợng của thông tin thu nhận đƣợc có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trƣờng, khách hàng, ... để đƣa ra những quyết định phù hợp. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng lớn, chất lƣợng tín dụng càng cao.

- Nhân tố trang thiết bị, kỹ thuật

Các thiết bị hiện đại ngày nay đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác thẩm định tín dụng. Sự phát triển của máy tính hiện đại và việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng giúp ngân hàng thu thập đƣợc thông tin và tính toán các chỉ tiêu thẩm định nhanh chóng, chính xác hơn, từ đó, rút ngắn đƣợc thời gian thẩm định. Đăc biệt, hiện này với sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng tại các ngân hàng, chất lƣợng thẩm định khách hàng ngày càng đƣợc nâng cao hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã khái quát cơ sở lý luận, những vấn đề chung về tín dụng, thẩm định tín dụng cũng nhƣ giới thiệu về thẩm quyền cấp tín dụng của chi nhánh NHTM. Điều đáng lƣu ý, do đề tài nhắm tới việc hoàn thiện công tác thẩm định hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của chi nhánh nên cơ sở lý luận có thiên hƣớng nhắm tới việc thẩm định khách hàng doanh nghiệp hơn là cá nhân do đặc thù các hồ sơ vƣợt thẩm quyền của chi nhánh thƣờng có giá trị lớn và chủ yếu là doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG VƢỢT THẨM QUYỀN CỦA CHI NHÁNH TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)