Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Trang 36)

2.1.4.1 Về hoạt động huy động vốn

- Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động của Saigonbank giai đoạn 2010- 06/2013

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán Saigonbank qua các năm

Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động của Saigonbank trong những năm gần đây tăng trƣởng đều nhƣng chậm, mỗi năm chỉ tăng khoảng 10%, riêng năm 2012 chỉ tăng 2% so với năm 2011 nguyên nhân là do trong năm 2011 diễn ra cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng thƣơng mại rất gay gắt, nên sang năm 2012 đƣờng cong lãi suất bắt đầu giảm xuống, lƣợng vốn huy động đƣợc bị bão hòa. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình huy động có tiến triển hơn, tăng trƣởng gần 10% so với nguồn vốn vào cuối năm 2012.

8.579 9.429 9.607 10.546 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 2010 2011 2012 Quý II/2013

Với tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động bình quân 7,12%/năm, Saigonbank vẫn chƣa khai thác tốt nguồn vốn huy động tại các địa phƣơng. Nguyên nhân chủ quan là mức lãi suất huy động Saigonbank không hấp dẫn ngƣời dân gửi tiền, các sản phẩm huy động không đa dạng, chỉ có huy động tiết kiệm từ dân cƣ và huy động tiền gửi từ doanh nghiệp, Saigonbank không chú trọng công tác quảng cáo, khuyến mãi nên chƣa thu hút đƣợc sự chú ý của khách hàng và trong những năm vừa qua ngành ngân hàng gặp phải nhiều biến động do cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn thế giới.

- Cơ cấu vốn huy động

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn huy động Saigonbank 2010-06/2013

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng Quý II/2013 Tỷ trọng Theo đối tƣợng 8.579 100 9.429 100 9.607 100 10.546 100 I. Các khoản nợ CP và NHNN 31 0,36 0 0,00 320 3,33 199 1,89

II. Tiền gửi của khách

hàng 6.467 75,38 7.165 75,99 8.481 88,29 9.592 90,95 1. Tiền gửi không kỳ hạn 1.619 18,87 1.048 11,11 1.298 13,51 1.113 10,55 2. Tiền gửi có kỳ hạn 4.847 56,50 6.117 64,88 7.183 74,78 8.479 80,40 III. Tiền gửi/ tiền vay của

TCTD khác 1.946 22,68 1.893 20,08 573 5,97 628 5,95 IV. Phát hành giấy tờ có giá 4 0,04 257 2,72 113 1,18 6 0,06 V. Vốn tài trợ ủy thác đầu tƣ 132 1,54 114 1,21 119 1,24 121 1,15 Theo tiền tệ VND 7.703 89,80 8.699 92,26 8.641 89,95 9.559 90,64 Ngoại tệ (đã quy đổi) 876 10,21 730 7,74 965 10,05 988 9,37

Theo kì hạn

Ngắn hạn 7.511 87,55 8.514 90,30 9.506 98,96 9.757 92,52 Trung dài hạn 1.069 12,46 915 9,70 101 1,05 790 7,49

Phân theo đối tƣợng:

Theo bảng tổng hợp, cơ cấu nguồn vốn huy động của Saigonbank chủ yếu là huy động lƣợng tiền gửi của khách hàng (bao gồm tiền gửi doanh nghiệp và dân cƣ), lƣợng tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao từ 75%-88% trên tổng vốn huy động của ngân hàng. Điều này cho thấy sự ổn định trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Để thu hút lƣợng tiền gửi từ dân cƣ và doanh nghiệp trong năm 2011 và 2012 Saigonbank tổ chức các đợt phát hành kỳ phiếu với lãi suất huy động cao hơn lãi suất tiết kiệm thông thƣờng, riêng trong 06 tháng đầu năm năm 2013 thì Ngân hàng không tổ chức phát hành kỳ phiếu.

Phân theo tiền tệ:

Chủ yếu nguồn tiền huy động đƣợc chủ yếu là bằng VND, dao động từ khoảng 89%-92% trên tổng vốn huy động, lƣợng tiền ngoại tệ thu hút đƣợc tƣơng đối ít. Nguyên nhân là do lãi suất huy động bằng VND luôn cao hơn lãi suất huy động ngoại tệ và theo quy định của NHNN khi huy động bằng ngoại tệ phải có nguồn gốc rõ ràng nên cũng làm hạn chế lƣợng tiền gửi bằng ngoại tệ tại Saigonbank. Chƣa kết hợp bán chéo giữa các sản phẩm huy động, cho vay và tài trợ thƣơng mại nên chƣa thu hút các doanh nghiệp tạo tài khoản tiền gửi tại Saigonbank. Tỷ trong nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ không biến động nhiều trong các năm qua, chỉ dao động quanh 10% trên tổng vốn huy động, riêng năm 2011 huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm 7,74% trên tổng vốn huy động là do Saigonbank áp dụng lãi suất huy động rất thấp, khiến các khách hàng rút vốn chuyển qua các ngân hàng khác.

Phân theo kì hạn:

Chủ yếu nguồn vốn huy động đƣợc là ngắn hạn, nguồn vốn huy động trung dài hạn rất thấp thƣờng chiếm khoảng 10% trên tổng vốn huy động. Nguyên nhân chủ yếu là xu hƣớng lãi suất huy động ngắn hạn và lãi suất huy động trung dài hạn không cách biệt nhiều, thậm chí có khi lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất trung dài hạn khiến ngƣời dân chọn xu hƣớng gửi tiết kiệm ngắn hạn để hƣởng lãi suất cao và dễ rút vốn khi có nhu cầu. Trong thực tế hoạt động các năm qua, Saigonbank

cũng không chú ý đến huy động tiền gửi trung dài hạn, không tổ chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi trung dài hạn hấp dẫn nên không thu hút ngƣời dân gửi tiền dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn vốn trung dài hạn.

2.1.4.2 Về hoạt động tín dụng

- Tốc độ tăng trƣởng tín dụng

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Saigonbank giai đoạn 2010-06/2013

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán Saigonbank các năm

Trong thời gian qua, Saigonbank đã mở rộng thị phần cho vay bằng việc áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, đổi mới phong cách phục vụ,… để hỗ trợ hoạt động và đáp ứng các nhu cầu khách hàng thông qua các mạng lƣới hoạt động hiện có và các chi nhánh thành lập mới. Bên cạnh đó, Ngân hàng thƣờng xuyên rà soát, sàng lọc và duy trì các khách hàng có uy tín để đảm bảo an toàn chất lƣợng hoạt động tín dụng. Công tác kiểm tra nội bộ đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và theo định kỳ hàng năm nên đã kịp thời bổ sung, chấn chỉnh các thiếu sót về hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống.

Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của chính phủ và NHNN về kiểm soát tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, Saigonbank đã có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện thị trƣờng đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả đảm bảo

7.377 7.920 9.724 9.957 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000 2010 2011 2012 Quý II/2013

duy trì tổng dƣ nợ năm 2011 là 7.920 nghìn tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng 7% so với năm 2010.

Trong năm 2012, bám sát các chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN và tình hình thị trƣờng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đảm bảo an toàn hiệu quả. Saigonbank đã kịp thời đƣa ra đƣợc những chính sách phù hợp với tình hình dẫn đến cuối năm 2012 tổng dƣ nợ đạt trên 9.724 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng 23% so với năm 2011.

- Cơ cấu dƣ nợ tín dụng

Phân theo đối tƣợng

Saigonbank thực hiện chính sách cho vay khách hàng với đa dạng các thành phần kinh tế bao gồm các Doanh nghiệp nhà nƣớc, Doanh nghiệp cổ phần và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình. Ngân hàng cung cấp nhiều loại dịch vụ đa dạng cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với chiến lƣợc phát triển của Nhà nƣớc, của ngành Ngân hàng và của Saigonbank.

Bảng 2.2: Tình hình dƣ nợ tín dụng của Saigonbank giai đoạn 2010-06/2013

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Quý II/2013 Dƣ nợ trọng Tỷ Dƣ nợ trọng Tỷ Dƣ nợ trọng Tỷ Dƣ nợ trọng Tỷ Tổng dƣ nợ 7.377 100 7.920 100 9.724 100 9.957 100 - Tổ chức tín dụng 13 0,18 4 0,05 2 0,02 0 0,00 - Tổ chức kinh tế 4.189 56,78 4.955 62,57 5.736 58,99 5.835 58,60

+ Doanh nghiệp Nhà nước 119 1,61 115 1,45 122 1,25 142 1,43

+ DN tư nhân và TCKT

ngoài quốc doanh 4.070 55,17 4.840 61,11 5.614 57,74 5.693 57,18

- Khách hàng cá nhân 3.175 43,04 2.961 37,39 3.986 40,99 4.122 41,40

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán của Saigonbank các năm)

Theo bảng cơ cấu dƣ nợ 2.2 ta nhận thấy tỷ trọng dƣ nợ giữa khách hàng là tổ chức và khách hàng cá nhân là tƣơng đối đồng đều, cụ thể tại thời điểm 31/12/2010 dƣ nợ cho vay của các tổ chức chiếm 56,78% và dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm

43,04% trên tổng dƣ nợ; ở thời điểm 31/12/2011 dƣ nợ của các tổ chức chiếm 62,57% và dƣ nợ cá nhân chiếm 37,39% tổng dƣ nợ, trong đó khách hàng là các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, Doanh nghiệp nhỏ lẻ chiếm đến 61,11% trong tổng dƣ nợ của tổ chức. Nhƣng sang năm 2012, tính đến thời điểm 31/12/2012 thì tỷ trọng dƣ nợ của khách hàng là tổ chức chỉ đạt đƣợc 58,99% nhƣng đối tƣợng là khách hàng cá nhân lại tăng, đạt 40,99% trong tổng dƣ nợ. Điều này cũng thể hiện đƣờng lối chỉ đạo đúng đắn, nhạy bén và kịp thời của Saigonbank trong việc thay đổi và chuyển hƣớng cho vay phù hợp với tình hình biến động của thị trƣờng và sự biến động của lãi suất do NHNN thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, các Doanh nghiệp trong nƣớc bị ảnh hƣởng của tình hình kinh tế khó khăn nhƣng ngƣợc lại nhu cầu vay tiêu dùng của cá nhân lại tăng cao.

Phân theo thời hạn vay:

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dƣ nợ của Saigonbank theo thời hạn vay giai đoạn 2010- 06/2013

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: BCTC hợp nhất của Saigonbank các năm

Dƣ nợ cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ lệ hợp lý trên tổng dƣ nợ cho vay, dao động từ 62%- 72% trên tổng dƣ nợ, dƣ nợ cho vay trung dài hạn chiếm 28%-38% trên

71,46 19,98 8,56 66,12 19,49 14,39 62,57 21,13 16,30 64,54 20,41 15,04 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 2010 2011 2012 Quý II/2013 Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn

tổng dƣ nợ. Ta thấy, các tỷ trọng có biến động nhƣng mức độ biến động không cao, chứng tỏ cơ cấu dƣ nợ của Ngân hàng phân theo thời hạn vay tƣơng đối ổn định từ năm 2010 đến nay. Tuy nhiên trong cơ cấu cho vay trung dài hạn lại có sự thay đổi cho nhau. Nếu ở thời điểm 2010, tỷ lệ cho vay trung hạn cao hơn tỷ lệ cho vay dài hạn nhiều thì đến cuối tháng 06/2013, tỷ lệ cho vay dài hạn cũng tăng lên nhiều, không cách biệt lắm so với tỷ lệ cho vay trung hạn.

Tuy cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung dài hạn nhƣ trên là khá phù hợp với quy mô hoạt động vì dƣ nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao thì dòng quay tín dụng ngắn, ngân hàng mau thu hồi nợ nhƣng bên cạnh ƣu điểm đó thì hiện nay Saigonbank đang phải giải quyết bài toán nguồn vốn-sử dụng vốn trung dài hạn. Nhu cầu vay trung dài hạn của cá nhân và doanh nghiệp rất cao, trong khi nguồn vốn huy động trung dài hạn là rất lớn nên thƣơng hiệu Saigonbank không đƣợc quảng bá rộng rãi.

2.1.4.3 Chất lƣợng tín dụng

Tại thời điểm 30/06/2013, theo tiêu chí phân loại nợ quy định, nợ đủ tiêu chuẩn của Saigonbank (Nợ nhóm 1) là 9.621 tỷ đồng, chiếm 96,63% tổng dƣ nợ; Nợ xấu của Ngân hàng (bao gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 198,54 tỷ đồng, chiếm 1,99% tổng dƣ nợ. Việc phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Các khoản vay đƣợc phân thành 5 nhóm nợ căn cứ vào tình hình trả nợ và các yếu tố định tính. Theo đó, Saigonbank đã tuân thủ và trích lập dự phòng rủi ro hàng năm theo tỷ lệ phần trăm đƣợc quy định tƣơng ứng với mỗi nhóm nợ và đến cuối tháng 06 năm 2013, Saigonbank đã trích lập dự phòng chung và cụ thể là 126,97 tỷ đồng.

Bảng 2.3: Cơ cấu dƣ nợ Saigonbank 2010-06/2013 theo chất lƣợng tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Quý II/2013 nợ trọng Tỷ Dƣ nợ trọng Tỷ Dƣ nợ trọng Tỷ Dƣ nợ trọng Tỷ Nợ đủ tiêu chuẩn 7.224 97,93 7.376 96,80 9.518 97,88 9.621 96,63 Nợ cần chú ý 122 1,65 189 2,48 33 0,34 137 1,38 Nợ dƣới tiêu chuẩn 14 0,19 29 0,37 22 0,22 36,44 0,37 Nợ nghi ngờ 17 0,23 26 0,34 98 1,01 110,45 1,11 Nợ có khả năng mất vốn 0 0,00 0 0,00 54 0,55 51,65 0,52 Tổng dƣ nợ 7.377 100 7.620 100 9.724 100 9.957 100

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán của Saigonbank các năm)

Trong những năm gần đây tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dƣ nợ của Saigonbank có xu hƣớng tăng lên, nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trên tổng dƣ nợ. Cụ thể cuối thời điểm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn là 2,08% nhƣng tỷ lệ nợ xấu chiếm chỉ 0,42% trên tổng dƣ nợ. Đến cuối tháng 06/2013, tỷ lệ nợ quá hạn là 3,37% nhƣng tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,99%. Nguyên nhân chủ yếu là do một số khách hàng doanh nghiệp truyền thống của Ngân hàng gặp phải một số khó khăn khi sử dụng vốn nên không đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi, sẽ làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH HỒ SƠ TÍN DỤNG VƢỢT

THẨM QUYỀN CỦA CHI NHÁNH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG

2.2.1 Mô hình phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng tại Saigonbank

Mô hình phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Saigonbank đƣợc xác định dựa trên hai cơ sở chủ yếu sau:

- Tổng số tiền cấp tín dụng - Loại tài sản đảm bảo

(a) Cơ chế phân cấp đƣợc xác định theo nguyên tắc sau:

Hội đồng tín dụng Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng có quyền cao nhất trong việc phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng, chịu trách nhiệm phê duyệt các khoản cấp tín dụng cho một khách hàng mà nhu cầu cấp tín dụng vƣợt thẩm quyền cấp tín dụng của Tổng Giám đốc.

Hội đồng tín dụng Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng đƣợc thành lập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo từng thời kỳ.

- Đối với Tổng Giám đốc

 Tổng Giám đốc đƣợc thực hiện quyền phê duyệt mức cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng theo sự phân quyền của Hội đồng tín dụng tại từng thời kỳ, phù hợp với quy định của pháp luật.

 Tổng Giám đốc đƣợc phân quyền lại trong phạm vi thẩm quyền của mình cho Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc chi nhánh và cán bộ quản lý khác tùy theo mô hình và nhu cầu hoạt động của ngân hàng. Việc ủy quyền thẩm quyền cấp tín dụng phải đƣợc thực hiện bằng văn bản với những nội dung cụ thể rõ ràng.

- Giám đốc Chi nhánh, Trƣởng Phòng Tín dụng

 Tổng giám đốc Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng quy định giới hạn tối đa thẩm quyền cấp tín dụng đối với Giám đốc chi nhánh và Trƣởng Phòng Tín dụng Hội sở theo từng thời kỳ.

 Giám đốc chi nhánh đƣợc phân thẩm quyền cấp tín dụng của mình cho Phó Giám đốc, Trƣởng Phòng giao dịch trực thuộc nhƣng tối đa không vƣợt quá thẩm quyền phê duyệt của mình.

 Việc uỷ quyền thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đối với các cấp phải đƣợc thực hiện bằng văn bản với những nội dung cụ thể rõ ràng.

(b) Chi tiết mô hình phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng tại Sài Gòn Công Thƣơng Ngân hàng đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Bảng 2.4: Mô hình phân cấp phê duyệt cấp tín dụng tại Saigonbank Cấp phê duyệt (***)

/ Loại TSĐB Tài sản thông thƣờng

Tiền gửi tiết kiệm / thƣ tín dụng dự phòng Tài sản hình thành trong tƣơng lai

Hội đồng Tín dụng Trên 40 tỷ đồng N/A Trên 20 tỷ đồng

Tổng Giám đốc/ Ủy ban Tín dụng (*) Trên 10 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng N/A Trên 5 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng Phó Tổng Giám đốc Trên 8 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng N/A Đến 5 tỷ đồng Giám đốc chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)