Quy trình thẩm định hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Trang 47)

Saigonbank

Sơ đồ 2.1: Quy trình trình hồ sơ vƣợt thẩm quyền của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc

(1)

- Bƣớc 1: Tại các chi nhánh, đơn vị trực thuộc khi có hồ sơ cấp tín dụng vƣợt thẩm quyền, các chi nhánh, các phòng chức năng liên quan lập tờ trình tóm tắt về nhu cầu vay vốn, bão lãnh, các thông tin về khách hàng, mục đích đề nghị cấp tín dụng, tài sản bảo đảm, tình hình tài chính của khách hàng, ... gửi về Phòng Thẩm định và đề xuất với Phòng Thẩm định để tham gia cùng thẩm định khách hàng đề nghị cấp tín dụng.

- Bƣớc 2: Trên cơ sở các quy chế hiện hành, Trƣởng Phòng Thẩm định có trách nhiệm phân công nhân sự kịp thời để tham gia thẩm định thực tế khách hàng cùng các đơn vị đề xuất cấp tín dụng, đồng thời đề xuất các thành viên Hội đồng tín dụng và các thành viên khác phối hợp cùng tham gia thẩm định.

Nhân viên Phòng Thẩm định thực hiện thẩm định khách hàng vay vốn độc lập với Nhân viên Phòng Tín dụng/ Phòng Kinh doanh của chi nhánh.

Quy trình thẩm định thực hiện theo đúng quy trình thẩm định tín dụng của Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng từng thời kỳ.

- Bƣớc 3: Sau khi thực hiện các bƣớc thẩm định khách hàng vay vốn theo quy định chi nhánh, đơn vị trực thuộc có khách hàng đề nghị cấp tín dụng gửi Tờ

trình thẩm định khách hàng và các hồ sơ vay vốn có liên quan về Ban Tổng Giám đốc/ Hội đồng tín dụng thông qua Phòng Thẩm định.

- Bƣớc 4: Sau khi nhận Tờ trình thẩm định của chi nhánh/ đơn vị trực thuộc nhân viên thẩm định thuộc Phòng Thẩm định lập Tờ trình Ban Tổng Giám đốc/ Hội đồng tín dụng gửi các thành viên liên quan để nghiên cứu và đề nghị xét họp cấp tín dụng cho khách hàng.

Nội dung Tờ trình Ban Tổng Giám đốc/ Hội đồng tín dụng của nhân viên thẩm định phải thể hiện các nội dung:

 Điều kiện cấp tín dụng của khách hàng.

 Tính khả thi và hiệu quả phƣơng án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tƣ của khách hàng qua nhận xét của chi nhánh/đơn vị trực thuộc và nhận xét về khách hàng của nhân viên thẩm định.

 Khả năng tài chính của khách hàng.

 Kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng (nếu có).

 Biện pháp bảo đảm và cơ sở đề xuất biện pháp bảo đảm.

 Quan hệ giao dịch giữa khách hàng với Ngân hàng trong thời gian qua.

 Tình hình tổng số dƣ và hạn mức cấp tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng.

 Thông tin CIC về khách hàng.

 Các nhận xét khác.

 Kiến nghị của đơn vị đề xuất cấp tín dụng.

 Kiến nghị của Phòng Thẩm định.

Các khoản cấp tín dụng thuộc quyền phán quyết của Tổng Giám đốc sẽ do Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc đƣợc uỷ quyền quyết định. Các khoản cấp tín dụng vƣợt quyền phán quyết của Tổng Giám đốc sẽ do Hội đồng tín dụng quyết

định.

Hội đồng tín dụng đƣợc thành lập theo quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng từng thời kỳ, số lƣợng thành viên gồm:

 01 thành viên hội đồng quản trị - Ngƣời chủ trì cuộc họp.

 01 Tổng Giám đốc.

 02 Phó Tổng Giám đốc.

 01 Trƣởng Phòng Tín dụng.

 01 Trƣởng Phòng Thẩm định.

 Thành viên khác tuỳ theo tính chất của khoản đề nghị cấp tín dụng.

 Trong trƣờng hợp cần thiết Ngƣời chủ trì cuộc họp có thể mời đại diện chi nhánh/đơn vị trực thuộc, các Trƣởng Phòng khác hoặc cán bộ có liên quan tham dự để tham gia ý kiến nhƣng không có quyền biểu quyết.

Phiên họp Hội đồng tín dụng phải có ít nhất 2/3 thành viên tham dự và quyết định cuối cùng phải đƣợc quá bán ý kiến của thành viên tham dự tán thành. Trong trƣờng hợp ý kiến đồng ý và không đồng ý của các thành viên tham dự là ngang nhau thì quyết định cuối cùng sẽ thuộc về phía có cùng ý kiến với ngƣời chủ trì cuộc họp. Các thành viên đƣợc quyền bảo lƣu ý kiến của mình trong biên bản họp Hội đồng tín dụng.

- Bƣớc 5: Trên cơ sở Tờ trình của nhân viên thẩm định thuộc Phòng Thẩm định, Tổng Giám đốc/ Hội đồng tín dụng đƣa ra phê duyệt đồng ý hay không đồng ý đề nghị cấp tín dụng chi nhánh/đơn vị trực thuộc và thông báo cho nhân viên thẩm định thuộc Phòng Thẩm định. Trong trƣờng hợp Tổng Giám đốc/ Hội đồng tín dụng chấp thuân cấp tín dụng cho khách hàng theo đề xuất của chi nhánh/đơn vị trực thuộc nhƣng có thêm điều kiện thì các điều kiện này đƣợc thể hiện đầy đủ trên thông báo của Phòng Thẩm định gửi chi nhánh/đơn vị trực thuộc.

- Bƣớc 6: Từ kết quả quyết định của Tổng Giám đốc/Hội đồng tín dụng thông qua Biên bản họp Hội đồng tín dụng nhân viên thẩm định lâp Thông báo trình lãnh đạo Phòng Thẩm định phê duyệt, sau đó Thông báo sẽ đƣợc gửi về chi nhánh /đơn vị trực thuộc để thực hiện.

2.2.4 Thực trạng hoạt động thẩm định hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của chi nhánh tại Saigonbank

Phòng Thẩm định Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng đƣợc thành lâp tháng 09 năm 2008, và chính thức hoạt động từ năm 2009 với chức năng và nhiệm vụ chính: - Thẩm định hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của chi nhánh, đơn vị trực thuộc

Saigonbank.

- Định giá tài sản đảm bảo cho các khách hàng vay vốn tại Phòng Tín dụng Hội sở.

- Thực hiện tổng hợp các báo cáo tín dụng trong toàn hệ thống Saigonbank và các nhiệm vụ khác đƣợc Ban Tổng Giám đốc giao từng thời kỳ.

Qua hơn 05 năm hoạt động, những kết quả đạt đƣợc:

Bảng 2.5: Hồ sơ chi nhánh giải quyết tại Phòng Thẩm định

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 30/06/2013

Tổng số bộ hồ sơ giải quyết Bộ 103 87 Tổng số tiền duyệt cho vay Triệu đồng 2.000.950 1.383.048

Hồ sơ từ chối Bộ 7 5

Bảng 2.6: Cơ cấu hồ sơ chi nhánh giải quyết tại Phòng Thẩm định

Qua bảng số liệu ta thấy, các hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của chi nhánh chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn với mục đích bổ sung vốn kinh doanh các khoản vay này chiếm tỷ trọng 90,29% các bộ hồ sơ Phòng Thẩm định giải quyết trong năm 2012 và 89,66% thời điểm từ đầu năm 2012 đến 30/06/2013, với tổng số tiền cho vay ngắn hạn đã duyệt trong năm 2012 là 1.374.800 triệu đồng chiếm 14,14% trên tổng dƣ nợ toàn hệ thống, và từ đầu năm 2012 đến thời điểm 30/06/2013 tỷ lệ này 11,83%. Các khoản vay trung, dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng 9,71% trên tổng số bộ hồ sơ thẩm định của Phòng trong năm 2012 với tổng số tiền là 626.150 triệu đồng. Với quy mô là một ngân hàng nhỏ nên đối tƣợng khách hàng vay của Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng chủ yếu là các khách hàng vay vốn ngắn hạn với nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh (bao gồm cá nhân và công ty). Các khoản vay trung, dài hạn chủ yếu là cho vay tiêu dùng, mua xe, nhà đất... Số lƣợng các khách hàng vay vốn trung, dài hạn với mục đích xây dựng các dự án đầu tƣ quy mô lớn là rất ít.

Tuy mới hoạt động chính thức 05 năm nhƣng số tiền duyệt cho vay của Phòng Thẩm định trong năm 2012 là 2.000.950 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,58% trên tổng dƣ nợ toàn hệ thống và tỷ lệ này đến thời điểm 30/06/2013 là 13,47%. Do đó, Phòng Thẩm định có vai trò quan trọng trong công tác tín dụng của toàn hệ thống. Với nhiệm vụ là hạn chế thấp nhất các khoản nợ xấu đối với các khoản vay vƣợt thẩm quyền cấp tín dụng của các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc.

Năm 2012 30/06/2013 Chỉ tiêu Số bộ hồ sơ Số tiền duyệt cho vay (triệu đồng) Tỷ lệ bộ hồ sơ (%) Số bộ hồ sơ Số tiền duyệt cho vay (triệu đồng) Tỷ lệ bộ hồ sơ (%) - Hồ sơ ngắn hạn 93 1.374.800 90,29 78 1.214.873 89,66 - Hồ sơ trung, dài hạn 10 626.150 9,71 9 168.175 10,34 (Nguồn: Phòng Thẩm định- Saigonbank)

Hoạt động thẩm định của Phòng Thẩm định thời gian qua có kết quả khả quan, các khoản vay do Phòng duyệt phát sinh nợ quá hạn (nhóm 2) chỉ là 01 bộ hồ sơ trong năm 2012 chiếm tỷ trọng 0,97% trong số các hồ sơ Phòng thực hiện thẩm định. Trong năm 2012, đến thời điểm 30/06/2013 chƣa phát sinh nợ quá hạn từ các hồ sơ do Phòng thẩm định. Tuy nhiên thời gian tới, với chủ trƣơng của Ban Tổng Giám đốc sẽ hạ dần thẩm quyền cấp tín dụng của các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc tập trung đầu mối giải quyết hồ sơ tín dụng về Phòng Thẩm định thì hoạt động thẩm định tín dụng tại Phòng cần đƣợc hoàn thiện hơn với chất lƣợng, hiệu quả đƣợc nâng cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đƣợc Ban Tổng Giám đốc giao trong thời gian tới.

2.2.5 Đánh giá công tác thẩm định hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của chi nhánh tại Saigonbank

2.2.5.1 Kết quả đạt đƣợc

- Thấm định khách hàng trên cơ sở đi thực tế

Theo quy trình hiện tại thì các hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của các chi nhánh sẽ đƣợc nhân viên thẩm định đi thẩm định trực tiếp khách hàng cùng với quá trình thẩm định của chi nhánh. Điều này, giúp cho nhân viên thẩm định có đƣợc cái nhìn tổng quát, khách quan về khách hàng từ đó có những nhận xét, phân tích chính xác làm cơ sở trong việc đƣa ra đề xuất tín dụng. Bên cạnh thông tin thu thập đƣợc trong quá trình đi thẩm định thực tế cùng với thông tin do chi nhánh cung cấp, ý kiến đề xuất tín dụng của nhân viên thẩm định sẽ hợp lý và hạn chế tối đa những sai sót.

Đây là điểm mạnh của Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng, phần lớn các hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của chi nhánh đều đƣợc Phòng Thẩm định bố trí nhân sự đi thẩm định trực tiếp khách hàng cùng với chi nhánh, đối với các khoản vay lớn thì có ít nhất một lãnh đạo Phòng trực tiếp tham gia thẩm định.

- Quy trình thẩm định tín dụng đƣợc thực hiện nghiêm túc

Quy trình thẩm định tín dụng của Saigonbank đã đƣợc xây dựng khá chi tiết, vấn đề chất lƣợng thẩm định tín dụng sẽ phụ thuộc vào tính nghiêm túc và kỷ luật của nhân viên thẩm định trong việc tuân thủ quy trình thẩm định trong quá trình thẩm định khách hàng. Hiện tại, các nhân viên Phòng Thẩm định đều nghiêm túc thực hiện quy trình thẩm định tín dụng, điều này giúp cho quá trình thẩm định đƣợc tiến hành nhanh, chính xác, không bỏ sót các vần đề quan trọng có liên quan đến hồ sơ vay giúp nhân viên thẩm định tránh sai sót trong quá trình tác nghiệp.

- Các hồ sơ tín dụng vƣợt thẩm quyền của chi nhánh đã đƣợc giải quyết nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng

Đặc điểm của các hồ sơ tín dụng của các chi nhánh trình về Phòng Thẩm định đa phần là của các khách hàng ở các tỉnh, các hồ sơ đã qua một bƣớc tiếp nhận và chọn lọc từ chi nhánh do đó các khách hàng đã phải chờ đợi một thời gian trong quá trình chi nhánh giải quyết hồ sơ. Do đó, quá trình giải quyết hồ sơ tại Phòng Thẩm định Hội sở cần phải tiến hành nhanh chóng nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng hạn chế thời gian khách hàng chờ đợi ngân hàng giải quyết hồ sơ.

- Khả năng thu thập thông tin về khách hàng đƣợc cải thiện

Khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin ngày một phát triển hiện đại, bên cạnh việc thu thập thông tin từ các kênh nhƣ qua các mối quan hệ, qua báo đài... thì việc thu thập thông tin khách hàng từ Internet trở nên phổ biến và thuận lợi, cụ thể là qua Trung tâm thông tin tín dụng NHNN và các website của các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp có liên quan.

Trƣớc khi đƣợc thành lập, Phòng Thẩm định chỉ là một bộ phận thuộc Phòng Tín dụng, khi đó thông tin về khách hàng vay chỉ đƣợc cung cấp qua các kênh trên và từ chi nhánh (thẩm định khách hàng thực tế là khá ít). Nay, khi Phòng Thẩm định đƣợc thành lập thì một kênh thu thập thông tin đƣợc bổ sung là thu thập từ quá trình đi thẩm định thực tế khách hàng.

Thông qua các cải thiện đó, Phòng Thẩm định đã có thêm một kênh quan trọng để đánh giá, thẩm định khách hàng chính xác hơn về năng lực, quy mô, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, tình hình vay vốn, tài sản thế chấp của khách hàng và đặc biệt là đánh giá đƣợc thiện chí của khách hàng trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Từ đó, giúp cho Phòng Thẩm định có cơ sở để đƣa ra các quyết định đúng đắn về cấp tín dụng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

2.2.5.2 Hạn chế còn tồn tại

- Hạn chế về năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân viên thấm định

Bộ phận tín dụng, thẩm định của Saigonbank có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng do đây là bộ phận mang lại nguồn thu chính nhƣng đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Các đề xuất, quyết định của bộ phận này có thể mang lại lợi nhuận nhƣng cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng. Riêng đối với Phòng Thẩm định Hội sở thì nhân viên thẩm định càng giữ vai trò quan trọng hơn. Họ là những ngƣời đƣa ra ý kiến đề xuất cấp các khoản tín dụng với số tiền lớn do đó các quyết định này đòi hỏi phải chính xác, mang lại hiệu quả cho ngân hàng.

Chất lƣợng của lực lƣợng cán bộ thẩm định tại Phòng Thẩm định hiện còn nhiều bất cập. Lực lƣợng cán bộ trẻ, phần lớn là mới tốt nghiệp ra trƣờng, có thâm niên công tác chƣa nhiều, còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên trình độ, năng lực thẩm định còn nhiều hạn chế, chƣa đủ sự tự tin để đƣa ra kết luận độc lập, có độ chính xác cao. Hầu hết các cán bộ trẻ sẽ đƣợc những ngƣời làm trƣớc truyền đạt kinh nghiệm lại, việc đánh giá phân tích khách hàng phần lớn chỉ mang tính hình thức, chủ yếu dựa vào phân tích đánh giá của chi nhánh và những ngƣời làm trƣớc, do đó tính sáng tạo trong công việc không nhiều. Những cán bộ lâu năm thì chủ quan, ít trau dồi nghiệp vụ chuyên môn. Điều này dẫn đến chất lƣợng thẩm định cho vay bị ảnh hƣởng. - Thiếu sự giám sát, kiểm tra khoản vay tại Phòng Thẩm định sau khi duyệt

cho vay

theo quy trình. Tuy nhiên, sau khi duyệt khoản vay thì việc thực hiện cho vay là do các chi nhánh (nơi đề xuất cấp tín dụng ban đầu) thực hiện, Phòng Thẩm định không tham gia vào quá trình giải ngân, thu nợ tại chi nhánh cũng nhƣ quá trình giám sát, kiểm tra sau khoản vay. Quá trình giám sát, kiểm tra sau khoản vay do các chi nhánh thực hiện, Phòng Thẩm định không tham gia vào quá trình này nên rủi ro phát sinh sau khi cho vay là khá lớn. Phần lớn quá trình kiểm tra sau, giám sát khoản vay tại chi nhánh thƣờng không đƣợc thực hiện nghiêm túc, chỉ mang tính chất hình thức. Chỉ các khoản vay đƣợc phê duyệt thông qua Phòng thẩm định có nợ quá hạn trên 90 ngày thì sẽ đƣợc Phòng Kiểm toán nội bộ thông báo qua Phòng, để Phòng Thẩm định kết hợp với chi nhánh tiến hành các bƣớc xử lý theo quy định. - Hạn chế về thông tin phục vụ cho thẩm định hồ sơ vay vốn

Dù ngày nay, khoa học, công nghệ thông tin ngày một phát triển nhƣng nhìn chung, thông tin về các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn thiếu. Nguồn cung cấp thông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)