Mô hình phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng tại Saigonbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Trang 43)

Mô hình phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Saigonbank đƣợc xác định dựa trên hai cơ sở chủ yếu sau:

- Tổng số tiền cấp tín dụng - Loại tài sản đảm bảo

(a) Cơ chế phân cấp đƣợc xác định theo nguyên tắc sau:

Hội đồng tín dụng Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng có quyền cao nhất trong việc phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng, chịu trách nhiệm phê duyệt các khoản cấp tín dụng cho một khách hàng mà nhu cầu cấp tín dụng vƣợt thẩm quyền cấp tín dụng của Tổng Giám đốc.

Hội đồng tín dụng Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng đƣợc thành lập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo từng thời kỳ.

- Đối với Tổng Giám đốc

 Tổng Giám đốc đƣợc thực hiện quyền phê duyệt mức cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng theo sự phân quyền của Hội đồng tín dụng tại từng thời kỳ, phù hợp với quy định của pháp luật.

 Tổng Giám đốc đƣợc phân quyền lại trong phạm vi thẩm quyền của mình cho Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc chi nhánh và cán bộ quản lý khác tùy theo mô hình và nhu cầu hoạt động của ngân hàng. Việc ủy quyền thẩm quyền cấp tín dụng phải đƣợc thực hiện bằng văn bản với những nội dung cụ thể rõ ràng.

- Giám đốc Chi nhánh, Trƣởng Phòng Tín dụng

 Tổng giám đốc Sài Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng quy định giới hạn tối đa thẩm quyền cấp tín dụng đối với Giám đốc chi nhánh và Trƣởng Phòng Tín dụng Hội sở theo từng thời kỳ.

 Giám đốc chi nhánh đƣợc phân thẩm quyền cấp tín dụng của mình cho Phó Giám đốc, Trƣởng Phòng giao dịch trực thuộc nhƣng tối đa không vƣợt quá thẩm quyền phê duyệt của mình.

 Việc uỷ quyền thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đối với các cấp phải đƣợc thực hiện bằng văn bản với những nội dung cụ thể rõ ràng.

(b) Chi tiết mô hình phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng tại Sài Gòn Công Thƣơng Ngân hàng đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Bảng 2.4: Mô hình phân cấp phê duyệt cấp tín dụng tại Saigonbank Cấp phê duyệt (***)

/ Loại TSĐB Tài sản thông thƣờng

Tiền gửi tiết kiệm / thƣ tín dụng dự phòng Tài sản hình thành trong tƣơng lai

Hội đồng Tín dụng Trên 40 tỷ đồng N/A Trên 20 tỷ đồng

Tổng Giám đốc/ Ủy ban Tín dụng (*) Trên 10 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng N/A Trên 5 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng Phó Tổng Giám đốc Trên 8 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng N/A Đến 5 tỷ đồng Giám đốc chi nhánh / Trƣởng phòng Tín dụng Hội sở CN cấp 1: Đến 8 tỷ đồng CN cấp 2: Đến 5 tỷ đồng CN cấp 3: Đến 2 tỷ đồng

Không giới hạn N/A

Trƣởng phòng giao dịch (**) Trực thuộc CN cấp 1: Đến 8 tỷ đồng Trực thuộc CN cấp 2: Đến 5 tỷ đồng Trực thuộc CN cấp 3: Đến 2 tỷ đồng

Không giới hạn N/A

(Nguồn: Phòng Thẩm định - Saigonbank)

Chú thích:

(*) Ủy ban Tín dụng đƣợc thành lập bởi Tổng Giám đốc, mọi khoản duyệt cấp tín dụng của Tổng Giám đốc đều đƣợc trình thông qua Ủy ban Tín dụng để biểu quyết và ra quyết định theo nguyên tắc trên 2/3 số thành viên dự họp.

(**) Trƣởng phòng giao dịch đƣợc Giám đốc chi nhánh phân quyền phê duyệt cấp tín dụng dựa trên thẩm quyền của mình nhƣng không đƣợc vƣợt quá số tiền duyệt cấp tín dụng của mình.

(***) Tất cả những khoản cấp tín dụng vƣợt cấp phê duyệt của Giám đốc chi nhánh / Trƣởng phòng Tín dụng Hội sở, Trƣởng phòng giao dịch trƣớc khi trình cho các

cấp phê duyệt cao hơn đều phải đƣợc trình thông qua Phòng Thẩm định Hội sở.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)