Nâng cao hiệu quả thẩm định tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Trang 78)

- Phòng Thẩm định cần quan tâm và không ngừng đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn thẩm định tài sản, đặc biệt là kiến thức về pháp luật cho cán bộ thẩm định bằng các khóa đào tạo thƣờng xuyên, ngắn và dài hạn, đảm bảo cho cán bộ thẩm định đƣợc cập nhật và tăng cƣờng kiến thức có liên quan nhằm đáp ứng cho nhu cầu thẩm định tài sản ngày càng cao, phức tạp và đa dạng.

- Từng bƣớc xây dựng bảng giá riêng cho các loại tài sản (bất động sản, giá trị xây dựng.) theo từng khu vực (trƣớc tiên là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh) trên cơ sở cho cán bộ thẩm định trực tiếp đi khảo sát giá giao dịch của các loại tài sản bảo đảm theo từng khu vực. Việc làm này sẽ hỗ trợ giúp công tác định giá tài sản bảo đảm đƣợc thực hiện nhanh và chính xác.

- Do hạn chế về thời gian nên hiện nay quá trình thẩm định tài sản bảo đảm của các khách hàng do các chi nhánh trình về chƣa đƣợc Phòng Thẩm định chú trọng, phần lớn các trƣờng hợp cán bộ thẩm định đều chấp nhận việc định giá tài sản của Chi nhánh. Vì vậy, trong thời gian tới trong quá trình kết hợp với các chi nhánh đi thẩm định thực tế khách hàng, Phòng Thẩm định cần phân bổ thời gian hợp lý để cán bộ thẩm định có thể vừa xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh vừa có thể đi kiểm tra thực tế tài sản đảm bảo của khách hàng. Qua đó, cán bộ thẩm định có thể đánh giá chính xác giá trị tài sản bảo đảm trên cơ sở đề xuất của chi nhánh.

Hội sở và của Chi nhánh, cần chú ý những điểm sau :

 Tính hợp pháp của tài sản, xem tài sản có đầy đủ giấy tờ pháp lý không, có bị tranh chấp hay nằm trong quy hoạch gì không trên cơ sở các loại giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền xác nhân, nhƣ vây mới đảm bảo tính pháp lý của tài sản, bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng.

 Khả năng phát mãi tài sản là yếu tố quan trọng mà cán bộ thẩm định cần quan tâm. Đối với tài sản chuyên dùng nhƣ máy móc kỹ thuât cao chỉ có thể dùng cho một số ngành, hay hàng hóa, vật tƣ đặc biệt ít ngƣời dùng, sẽ có tính khả mại thấp. Đặc biệt đối với tài sản thế chấp là nhà, đất tính khả mại của tài sản cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố nhƣ vị trí (mặt tiền, hẻm lớn, hẻm nhỏ, gần chợ hay trung tâm gì không), diện tích (lớn, nhỏ), kết cấu (nở hậu, diện tích bề ngang rộng hay nhỏ, chiều ngang và dài có cân đối hay không), giá trị (rất cao, cao hay vừa, …)

 Đối với những tài sản có giá trị lớn, phức tạp, và có tính chuyên dùng cao, cán bộ thẩm định cần yêu cầu ngân hàng thuê những cơ quan chuyên môn (các công ty thẩm định giá) đánh giá tài sản để làm cơ sở định giá.

 Đối với một số tài sản đặc biệt chuyên dụng, quý hiếm, cần thẩm định xem tài sản có đƣợc phép giao dịch, thế chấp, cầm cố hay không, bằng cách đối chiếu với danh mục tài sản bị hạn chế và cấm giao dịch của Nhà nƣớc, hoặc yêu cầu bên bảo đảm xuất trình bổ sung các loại văn bản của pháp luật nêu rõ tài sản đó đƣợc phép giao dịch bình thƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thẩm định tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Trang 78)