- Tổ chức do cá nhân nắm giữ: Là tổ chức thuộc quyền sở hữu của một hay một nhóm nhỏ
f. Trình bày logic của sự thay đổi – tổ chức được nhìn nhận như một dòng chảy và như sự biến hoá.
như sự biến hoá.
- Tổ chức là một tổng thể thống nhất không thể chia cắt và không ổn định.
- Tổ chức mang tính tự lập – một hệ đóng, tính tuần hoàn – không có bắt đầu mà cũng không có kết thúc và tính tự quy chiếu – coi mình là tâm điểm. Điều đó cho phép nó tự hình thành và tự đổi mới.
- Ưu điểm: làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển, ổn định và thoái hoá liên tục của tổ chức để từ đó tìm ra phương thức hoạt động phù hợp với từng giai đoạn trong tiến trình phát triển của mình.
- Nhược điểm: coi tổ chức là hệ thống đóng mang tính tự quy chiếu có thể sẽ không cho phép các nhà quản lý thấy được vai trò quan trọng của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển
của tổ chức. Coi tổ chức luôn biến chuyển như dòng chảy, con người dễ nảy sinh tư tưởng hoài nghi sự bền vững tương đối của các tổ chức mà mình đang sống và hoạt động trong đó.
2. Khái niệm quản lý tổ chức
Quản lý tổ chức là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động.
Lô gíc của khái niệm Quản lý tổ chức
* Những phương diện cơ bản của quản lý tổ chức
- Phương diện tổ chức – kỹ thuật của quản lý tổ chức: + Làm quản lý làm gì?
+ Đối tượng chủ yếu của quản lý là gì? + Quản lý được tiến hành khi nào? + Mục đích của quản lý tổ chức là gì? - Phương diện kinh tế - xã hội quản lý:
+ Tổ chức được thành lập và hoạt động vì mục đích gì? + Ai nắm quyền lãnh đạo và điều hành tổ chức?
+ Ai là đối tượng khách thể quản lý?
+ Giá trị gia tăng nhờ hoạt động quản lý thuộc về ai?
Câu 25: Phân tích các yếu tố cơ bản trong khái niệm cơ cấu tổ chức và các mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản?
Trả lời: