II. So sánh với thực tế quy trình ra quyết định tại cơ quan.
b. Mô hình Hồ sơ sản phẩm của nhóm tư vấn Boston
Được đưa ra vào những năm 1970 bởi Bruce Henderson của BCG.
Mô hình này nhằm phân tích 1 tập hợp các ngành/lĩnh vực của một tổ chức trên 2 góc độ: mức tăng trưởng và mức thị phần, từ đó xác định sự cân đối giữa các ngành của tổ chức và sự phân bổ nguồn lực của tổ chức vào các ngành một cách hợp lý.
Ma trận tăng trưởng – thị phần BCG
Ngôi sao Dấu hỏi
Con bò sữa
Con chó
Chiến lược cấp tổ chức Mối đe doạ từ những
đối thủ mới Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện có Khả năng thương lượng của các người mua Mối đe doạ từ những
đối thủ mới Khả năng thương lượng của các nhà cung cấp
- “Những con chó”:
+ Gồm các ngành có mức thị phần và tốc độ tăng trưởng đều thấp. + Không tạo ra cũng như tiêu tốn lượng tiền lớn.
+ Tuy nhiên, “những con chó” là cái bẫy về tiền vì tiền bị giữ lại trong một ngành ít tiềm năng và dễ bị thất bại.
- “Những dấu hỏi” (hay “đứa trẻ có vấn đề”):
+ Gồm những ngành tăng trưởng nhanh nhưng thị phần thấp. + Tiêu tốn nhiều tiền nhưng tạo ra ít tiền.
+ Có tiềm năng tăng thị phần và trở thành một ngành “ngôi sao”, rồi “con bò sữa” khi tăng trưởng thị trường chậm lại.
+ Nhưng cũng có thể tụt lùi thành “những con chó” nếu không trở thành thủ lĩnh của thị trường.
+ “Những dấu hỏi” cần phải được phân tích cẩn thận để xác định liệu có đáng giá để đầu tư nhằm tăng thị phần hay không?
- “Những ngôi sao”
+ Gồm những ngành tạo ra nhiều tiền vì thị phần tương đối mạnh, nhưng cũng tiêu tốn nhiều tiền vì mức tăng trưởng thị trường cao.
+ Nếu “ngôi sao” có thể duy trì thị phần lớn, nó sẽ trở thành “con bò sữa” khi tốc độ tăng trưởng của thị trưởng giảm.
+ Hồ sơ của một công ty được đa dạng hoá nên luôn có “ngôi sao” để trở thành “con bò sữa” tiếp theo và đảm bảo nguồn tạo tiền cho tương lai.