II. So sánh với thực tế quy trình ra quyết định tại cơ quan.
3. Bước 3: Xác định mục tiêu:
- Lập kế hoạch bắt đầu từ việc xác định mục tiêu tương lai.
- Thoả mãn những kỳ vọng của nhiều nhóm lợi ích, nhiều chủ thể khác nhau.
- Phải xác định cách thức đo lường mục tiêu, làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của các chủ thể.
- Mục tiêu là điểm kết thúc của một kế hoạch đã ấn định.
- Và là điểm kết thúc của công tác tổ chức, xác định biên chế, lãnh đạo và kiểm tra. - Các phương diện cần chú ý:
+ Thứ tự ưu tiên của các mục tiêu:
- Tại một thời điểm xác định việc hoàn thành mục tiêu này phải quan trọng hơn so với việc hoàn thành mục tiêu khác.
- Các nhà quản lý cần phải được cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho quá trình đánh giá, xếp hang.
- Việc xác định đúng thứ tự ưu tiên các mục tiêu sẽ quyết định đến hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của tổ chức.
+ Xác định khung thời gian cho các mục tiêu: - Mục tiêu ngắn hạn: dưới 1 năm. - Mục tiêu dài hạn: trên 5 năm.
- Thời gian và thứ tự ưu tiên có quan hệ chặt chẽ với nhau: thông thường, những mục tiêu dài hạn được ưu tiên nhằm đảm bảo chắc chắn ràng tổ chức sẽ tồn tại lâu dài trong tương lai.
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thống nhất với nhau: một mục tiêu dài hạn thì sẽ có nhiều mục tiêu ngắn hạn.
- Gần đây, nhiều nhà quản lý đã thay thế và bổ sung cho việc hoạch định chức năng hay điều hành bằng hoạch định chiến lược nhằm xác định các mục tiêu và chiến lược dài hạn.
+ Các mục tiêu phải đo lường được:
- Các mục tiêu phải dễ hiểu với những người sẽ thực hiện chúng.
- Một mục tiêu có thể đo lường được nhằm nâng cao kết quả thực hiện và dễ dàng cho việc kiểm tra.
- Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá khác nhau, do vậy không thể mang tiêu chuẩn của mục tiêu này để đánh giá, đo lường mục tiêu khác.