Ra quyết định quản lý là một quá trình bao gồm nhiều bước có liên quan đến việc hình thành vấn đề, xác định và lựa chọn phương án thông qua và văn bản hoá quyết định.
1. Bước 1: Xác định vấn đề ra quyết định;
Vấn đề ra quyết định được hiểu là một nhiệm vụ mà tổ chức cần giải quyết bằng một quyết định, nếu không tổ chức sẽ khó có thể phát triển được. Ra quyết định thực chất là quá trình tìm kiếm phương án tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ hay giải quyết vấn đề.
Xác định vấn đề ra quyết định liên quan đến năng lực của nhà quản lý nhất là năng lực hoạch định và điều hành.
- Nhận biết trước: nhận thức và kiểm soát được những tác động của môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức.
- Sự liên kết giữa thực trạng hiện tại và kỳ vọng trong tương lai.
Ví dụ: một doanh nghiệp hàng hoá bị tồn đọng nhiều, các nhà quản lý cần phải đưa ra một quyết định nào đó để cải thiện tình hình tiêu thụ sản phẩm nhưng trước hết các nhà quản lý phải xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó và tìm phương án phù hợp nhất khắc phục nguyên nhâ (Giải quyết vấn đề)
2. Bước 2: Xác định các tiêu chuẩn đánh giá phương án:
Muốn so sánh các phương án một cách khách quan để lựa chọn được phương án tốt nhất cần xác định rõ các tiêu chuẩn quan trọng trong việc giải quyết vấn đề.
Các tiêu chuẩn đó có thể được biểu hiện bằng định lượng hoặc định tính.
Ví dụ: để ra quyết định về lựa chọn cán bộ quản lý thường các tiêu chuẩn về năng lực và phẩm chất được lựa chọn, để ra quyết định về đầu tư thường các tiêu chuẩn về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường được xem xét
3. Bước 3: Xác định trọng số cho các tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn có tầm quan trọng khác nhau nên cần ấn định trọng số cho từng tiêu chuẩn đánh giá.
4. Bước 4: Phát triển các phương án
Liệt kê các giải pháp có thể giải quyết vấn đề một cách thành công (mà chưa cần đánh giá chúng).
5. Bước 5: Phân tích các phương án
- Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mỗi phương án - Đánh giá so với tiêu chuẩn đã xác định.
6. Bước 6: Lựa chọn phương án
- Chọn phương án tốt nhất (tối ưu) giữa các phương án quan tâm. - Cần tính đến các khía cạnh đạo đức, pháp lý, kinh tế và thực tế.
7. Bước 7: Đánh giá kết quả thực hiện phương án
Có đạt được kết quả mong muốn không? Xác định xem vấn đề đã được giải quyết chưa?