Đặc điểm nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động Thương binh và Xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 49)

4.1.1.1 Tình hình ký kết ODA tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giai đoạn 2004 - 2013

Bắt đầu từ năm 1993, Bộ LĐTB&XH chính thức tiếp nhận nguồn vốn ODA đầu tiên, để đầu tƣ vào lĩnh vực XĐGN cho đến nay. Từ năm 2004 đến 2013, Bộ đã ký kết thực hiện 47 dự án ODA với giá trị tổng nguồn vốn là: 794 triệu USD. Đến hết năm 2013, số chƣơng trình, dự án ODA còn đang thực hiện là 31, với tổng nguồn vốn 251.056.404 USD [40]; trong đó, có 5/7 dự án là vốn vay ƣu đãi thuộc lĩnh vực dạy nghề, do Tổng cục Dạy nghề trực tiếp làm chủ dự án. Số còn lại đƣợc đầu tƣ vào các lĩnh vực: XĐGN, các vấn đề xã hội (chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, phòng chống HIV/AIDS...), việc làm, quan hệ lao động, an toàn lao động, bình đẳng giới, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, v.v; trong đó, có 24/27 dự án viện trợ không hoàn lại. Các dự án viện trợ không hoàn lại do 12 đơn vị thuộc Bộ và trực thuộc Bộ làm chủ dự án (Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội : 4; Cục An toàn lao động: 3; Vụ Bình đẳng giới: 1; Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em: 4; Cục Bảo trợ xã hội: 3; Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội: 1; Thanh tra Bộ: 1; Trung tâm hỗ trợ phát triển quan hệ lao động: 1; Vụ Bảo hiểm xã hội: 1; Vụ Hợp tác quốc tế: 1; Cục quản lý lao động ngoài nƣớc: 2; Cục Việc làm: 2).

38

Bảng 4.1: Tình hình ký kết ODA tại Bộ LĐTB&XH (từ năm 2004 – 2013)

Đơn vị tính: triệu USD

Năm Tổng giá trị ký kết

Vốn vay Viên trợ không hoàn lại Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 2004 13 - - 13 100 2005 31 12 39 19 61 2006 60 35 58 25 42 2007 29 - - 29 100 2008 59 - - 59 100 2009 80 - - 80 100 2010 79 65 82 14 18 2011 90 83 92 7 8 2012 120 110 91 10 9 2013 233 170 72 63 28 Tổng 794 475 59 319 41

Nguồn: Báo cáo hàng năm về tình hình sử dụng vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH [7]

Phân tích Bảng 4.1 cho thấy, trong thời kỳ 2004 – 2013, bình quân mỗi năm Bộ LĐTB&XH ký kết đƣợc trên 79 triệu USD, trong đó vốn vay là 47,5 triệu USD (chiếm 59%), vốn viện trợ là 31,9 triệu USD (chiếm 41%). Năm 2013 là năm có giá trị ký kết cao nhất với tổng số vốn là 233 triệu USD, trong đó vốn vay chiếm tỷ lệ 72%; tiếp đến là năm 2012 với tổng số vốn là 120 triệu USD, trong đó vốn vay là 110 triệu USD (chiếm 91%).

39

(Đơn vị tính: triệu USD)

0 50 100 150 200 250 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tông gia tri cam kết Vốn vay

Viện trợ không hoàn lại

Biểu đồ 4.1: Cam kết vốn ODA từ 2004-2013

Nguồn: Báo cáo hàng năm về tình hình sử dụng vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH [7]

Từ Bảng 4.1 và Hình 4.1 cho thấy, việc huy động vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại cũng có những biến động lên xuống, do chính sách của nhà tài trợ và do tiến độ các bƣớc chuẩn bị xây dựng dự án tại Bộ. Sự biến động này thể hiện ở cả nguồn vốn vay và viện trợ không hoàn lại. Cụ thể là, với nguồn vốn vay: năm 2013, vốn vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn và có giá trị ký kết cao nhất, do Bộ hoàn thành ký kết dự án Giáo dục kỹ thuật dạy nghề với các tổ chức quốc tế: ADB, NDF, AFD, JICA với tổng giá trị là 120 triệu. Đối với nguồn viện trợ không hoàn lại: biến động không đồng đều, giảm từ năm 2010 đến năm 2012, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giảm nghèo, việc làm và xã hội. Có tình trạng này là do những năm đó, một số nguồn viện trợ không hoàn lại của Dự án Quỹ toàn cầu đã bị cắt giảm, gắn với việc các tổ chức quốc tế cho rằng “Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với lĩnh vực cai nghiện ma túy”. Năm 2013, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại tăng, chủ yếu do UNDP viện trợ không hoàn lại cho Dự án “Hỗ trợ việc cải thiện và thực hiện các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo” trị giá 3,5 triệu USD và Dự án “Hỗ trợ trẻ em lang thang” do EC tài trợ, trị giá 1,5 triệu USD. Từ năm 2009, cùng với xu hƣớng tăng ODA nói chung cho Việt Nam; tình hình ký kết ODA của Bộ LĐTB&XH cũng tăng nhanh, trong đó, năm 2013, ILO và EC đồng tài trợ Dự án Thị trƣờng lao động với tổng giá trị là 4,3 triệu USD và WB tài trợ Dự án Chính sách xã hội trị giá 1,5 triệu USD.

40

4.1.1.2. Đặc điểm nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Khảo sát thực trạng thu hút vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH giai đoạn 2004 -2013 qua 47 dự án đã ký kết cho thấy, nguồn vốn ODA ở Bộ có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:

Một là, vốn ODA được đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực mang tính chất

an sinh xã hội.

Bảng 4.2 và hình biểu đồ 4.2 dƣới đây cho thấy sự phân bổ nguồn vốn ODA mà Bộ LĐTB&XH huy động đƣợc trong giai đoạn 2004 - 2013.

Bảng 4.2. Tình hình phân bổ vốn ODA theo lĩnh vực (thời kỳ 2004 - 2013)

Đơn vị tính: triệu USD

STT Lĩnh vực Tổng giá trị thực hiện Trong đó Tỷ lệ % Vốn vay Viện trợ không hoàn lại 1 Dạy nghề 475 475 60 2 Việc làm 80 80 10

3 Xoá đói giảm nghèo 130 130 17

4 Xã hội 110 110 13

Tổng 794 475 319 100

Nguồn: Báo cáo hàng năm về tình hình sử dụng vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH [7]

Day nghề 60% Việc làm 10% XĐGN 17% Xã hội 13%

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ phân bổ vốn ODA giai đoạn 2004 – 2013

41

Phân tích Bảng 4.2 và hình biểu đồ 4.2 cho thấy, từ năm 2004 đến năm 2013, nguồn vốn ODA mà Bộ LĐTB&XH đã huy động đƣợc đƣợc phân bổ vào các lĩnh vực: dạy nghề, XĐGN, xã hội, việc làm; trong đó lĩnh vực dạy nghề chiếm 60% tổng giá trị nguồn vốn ODA của Bộ và chiếm 100% nguồn vốn vay của Bộ. Nguồn viện trợ không hoàn lại phân bổ ở lĩnh vực XĐGN, việc làm và xã hội; trong đó lĩnh vực XĐGN chiếm tỷ lệ cao nhất (17% tổng giá trị nguồn vốn ODA của Bộ), tiếp theo là lĩnh vực xã hội: chèng bu«n b¸n phô n÷ vµ trÎ em qua biªn giíi, phßng chèng HIV/AIDS, bình đẳng giới, bảo vệ và chăm sóc trẻ em,... (chiếm 13%) và việc làm (chiếm 10%).

Tình hình đó liên quan chặt chẽ đến chức năng, nhiệm vụ, tính chất công tác của Bộ LĐTB&XH và sự quan tâm của các đối tác; đồng thời, cũng đặt ra yêu cầu cao trong công tác quản lý chặt chẽ nguồn vốn này, bởi đây là các lĩnh vực có tính chất rất nhạy cảm về chính trị, liên quan đến các vấn đề thuộc quyền con ngƣời, dễ bị các đối tƣợng thù địch lợi dụng để can thiệp vào nội bộ nƣớc ta, nếu công tác quản lý có những sai sót nghiêm trọng.

Thứ hai, số dự án theo hình thức viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ trọng

lớn trong tổng số các dự án được ký kết.

Bảng 4.3 và hình biểu đồ 4.3 dƣới đây cho thấy tình hình đó.

Bảng 4.3: ODA phân theo vốn vay và viện trợ không hoàn lại (giai đoạn 2004 – 2013)

Đơn vị tính: triệu USD

Nội dung Số dự án Tỷ lệ % Số vốn Tỷ lệ %

Vốn vay 6 12,7% 475 60%

Viện trợ không hoàn lại 41 87,2% 319 40%

Tổng cộng 47 100% 794 100%

42

Vốn vay 40%

Viện trợ không hoàn lại 60%

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ vốn vay và viện trợ không hoàn lại

(giai đoạn 2004 – 2013)

Nguồn: Báo cáo hàng năm về tình hình sử dụng vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH [7]

Bảng 4.3 và Hình biểu đồ 4.3 cho thấy: số lƣợng dự án viện trợ không hoàn lại rất lớn, với 41 dự án, chiếm đến 87,2% trên tổng số dự án ODA tại Bộ LĐ-TB&XH. Viện trợ không hoàn lại tập trung vào các lĩnh vực: XĐGN, việc làm, xã hội và chủ yếu của một số nhà tài trợ, nhƣ: JICA, ADB, AFD, UNDP, UNICEP, UNIFAM, ILO, WB, v.v. Các dự án viện trợ không hoàn lại thƣờng có nội dung tƣ vấn quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn; có dự án nội dung này chiếm tới 60 % trên tổng vốn. Đối với vốn vay, số lƣợng dự án chỉ có 6, chiếm 12,8% trên tổng số dự án đã ký. Vốn vay tập trung đầu tƣ vào lĩnh vực dạy nghề và ODA vay chủ yếu đƣợc huy động từ các nhà tài trợ nhƣ Đức, Pháp, Hàn Quốc và ADB.

Các dự án vốn vay thƣờng tập trung vào việc xây dựng chƣơng trình, giáo trình, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, thiết bị dạy nghề cho các trƣờng dạy nghề, tạo điều kiện phát triển đào tạo nghề.

Đặc điểm số dự án vốn viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ trọng lớn đòi hỏi phải rất chú trọng việc nâng cao nhận thức về bản chất vốn ODA cho các chủ thể liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng vốn ODA; phòng, chống tƣ tƣởng coi đây là vốn cho không, dẫn đến sự lơ là, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám

43

sát sử dụng của các chủ thể liên quan trong toàn bộ quy trình quản lý, sử dụng vốn ODA, làm nảy sinh các hiện tƣợng tham ô, lãng phí, tiêu cực.

Thứ ba, giá trị vốn vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị nguồn vốn

ODA tại Bộ LĐTB&XH.

Bảng 4.3 và hình biểu đồ 4.3 cho thấy, mặc dù số lƣợng dự án vốn vay chỉ chiếm tỷ trọng 12,8% trong tổng số dự án, nhƣng số vốn vay lại lớn, lên tới 475 triệu USD, chiếm 60% giá trị tổng số vốn ODA huy động đƣợc. Trong khi đó, số dự án vốn viện trợ không hoàn lại chiếm đa số, nhƣng số tiền trên mỗi dự án lại nhỏ; do đó, tổng số tiền viện trợ không hoàn lại chỉ có 319 triệu USD, bằng 40% trên tổng giá trị vốn ODA. Do các dự án viện trợ không hoàn lại có số tiền trên mỗi dự án nhỏ, thiết kế đơn giản, ít nội dung và cơ chế giải ngân đơn giản, nên kết quả giải ngân các dự án này thƣờng đạt tiến độ đề ra. Còn các dự án vốn vay, với giá trị lớn, nên thủ tục giải ngân, đấu thầu, quản lý rất chặt chẽ, tiến độ giải ngân thƣờng bị chậm, thậm chí còn phải gia hạn. Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính/Bộ LĐTB&XH (tháng 10 năm 2013), thì hầu hết kết quả giải ngân 6 tháng đầu năm 2013 của các chủ dự án ODA thuộc Bộ LĐTB&XH quản lý đạt tỷ lệ thấp: bình quân chỉ đạt hơn 14% [40]. Điều này đặt ra cho công tác quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ phải dành nhiều sự quan tâm cho việc tháo gỡ các vƣớng mắc liên quan đến thủ tục giải ngân, nhất là đối với các dự án vốn vay.

Thứ tƣ, nguồn cung cấp vốn ODA cho Bộ LĐTB&XH chủ yếu là ODA

44

Bảng 4.4. Quốc gia, tổ chức quốc tế cấp vốn ODA cho Bộ LĐTB&XH (giai đoạn 2004 – 2013) Số TT Quốc gia/ Tổ chức Hình thức Ghi chú

Vốn vay Không hoàn lại

1 Đức X 2 Pháp X 3 Hàn quốc X 4 Hà Lan x 5 Úc x 6 Nhật Bản X x 7 ADB X x 8 UNDP x 9 UNICEP x 10 UNIFAM x 11 ILO x 12 WB x 13 UNOCD x 14 CDC x 15 WVI x 16 CRS x 17 IOM x

Nguồn: Báo cáo hàng năm về tình hình sử dụng vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH [7]

Bảng 4.4 cho thấy, trong giai đoạn 2004 – 2013, có 17 nhà tài trợ cung cấp vốn ODA cho Bộ LĐTB&XH, thì số tổ chức quốc tế chiếm đến 65% số các nhà tài trợ (11/17) và chủ yếu cung cấp ODA dƣới hình thức viện trợ không hoàn lại. Trong khi đó, ODA song phƣơng tập trung chủ yếu vào các

45

dự án vốn vay, do 6 nƣớc: Đức, Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan, Úc, Nhật Bản cung cấp; trong đó, Úc và Nhật Bản vừa cung cấp ODA dƣới hình thức vốn vay, vừa cung cấp các dự án vốn ODA viện trợ không hoàn lại.

Đặc điểm này đòi hỏi công tác quản lý nguồn vốn ODA phải rất chú trọng đến các quy định của các tổ chức đa phƣơng trong quá trình giải ngân, sử dụng nguồn vốn đã đƣợc cam kết, cũng nhƣ các cam kết quốc tế của Việt Nam đối với các tổ chức này; bởi việc đàm phán để điều chỉnh các quy định liên quan đến công tác giải ngân, sử dụng vốn ODA đa phƣơng phức tạp hơn nhiều so với nguồn ODA song phƣơng.

Thứ năm, hình thức quản lýđa dạng, phức tạp.

Trong 31 dự án vốn ODA hiện còn hiệu lực do Bộ LĐTB&XH quản lý (tính đến hết năm 2013), thì có đến 3 hình thức quản lý nhân sự và tài chính đối với các dự án.

Một là, dự án do phía đối tác trực tiếp quản lý, điều hành (11/31 dự

án), với tổng vốn cam kết tài trợ là 122.426.511 USD. Loại hình này do phía đối tác điều hành thực hiện từ khâu tuyển chọn nhân sự đến quản lý tài chính độc lập. Nhà tài trợ trực tiếp quản lý, chi tiêu, thực hiện các hoạt động của dự án. Chủ dự án và Bộ không trực tiếp quản lý, chi tiêu kinh phí, nhƣng phải thực hiện công tác kế toán, quyết toán với ngân sách nhà nƣớc.

Hai là, dự án theo mô hình quốc gia quản lý, điều hành (14/31 dự án)

với tổng vốn cam kết tài trợ là 74.255.966 USD. Loại hình này do Bộ điều hành thực hiện từ khâu tuyển chọn nhân sự đến quản lý thực hiện dự án, quản lý tài chính. Chủ dự án trực tiếp quản lý, chi tiêu kinh phí để triển khai các hoạt động của dự án và phải thực hiện công tác lập kế toán, lập báo cáo quyết toán gửi Bộ (Vụ Kế hoạch – Tài chính) xét duyệt, thẩm định theo quy định hiện hành của Việt Nam.

Ba là, dự án theo mô hình đồng quản lý (06/31 dự án). Với loại hình

46

hành dự án và tổ chức tuyển nhân viên vào làm việc. Bộ có thể giới thiệu ngƣời ứng tuyển và cùng với đối tác tuyển chọn nhân sự. Ban QLDA trực tiếp triển khai thực hiện dự án, quản lý tài chính và báo cáo quyết toán phần kinh phí tiếp nhận và trực tiếp giải ngân với Bộ.

Đặc điểm này đặt ra yêu cầu sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của Bộ với các đối tác, trên cơ sở nắm vững và tuân thủ nghiêm chỉnh các thỏa thuận đã đƣợc cam kết để chia sẻ thông tin, thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện dự án; đồng thời, phải có những chế tài cần thiết để xử lý các vi phạm.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)