Tăng cƣờng quản lý nguồn vốn ODA là yêu cầu tất yếu đối với mọi nƣớc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn này, chứ không riêng gì Việt Nam nói chung, tại Bộ LĐTB&XH Việt Nam nói riêng. Điều đó xuất phát từ những lý do chủ yếu sau đây:
Một là, xuất phát từ thực chất nguồn vốn ODA là một phần nguồn vốn
ngân sách nhà nước; trong đó, phần lớn là vốn nhà nƣớc đi vay của nƣớc
ngoài. Nếu quản lý không chặt chẽ, sử dụng không hợp lý, dễ dẫn đến sự thất thoát, lãng phí, nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, làm tăng nợ công, tăng gánh nặng trả nợ cho thế hệ hiện tại và mai sau. Trong khi đó, một trong các nguyên tắc đã đƣợc Luật Ngân sách nhà nƣớc quy định, là ở đâu có sử dụng ngân sách Nhà nƣớc, thì ở đó phải tăng cƣờng quản lý sát sao, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, do không nhận thức đầy đủ và đúng đắn tính chất của ODA, nên không ít dự án, chƣơng trình sử dụng vốn ODA đƣợc quản lý, sử dụng không hiệu quả, làm nảy sinh các hiện tƣợng tiêu cực, mà vụ PMU 18, vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ ở Dự án Đại lộ Đông – Tây, gần đây là vụ nhận hối lộ ở Tổng Công ty Đƣờng sắt sắp đƣợc đƣa ra xét xử là những lời cảnh báo nghiêm khắc về công tác quản lý ODA. Do vậy cần thiết phải tăng cƣờng quản lý chặt chẽ nguồn vốn này.
Hai là, xuất phát từ tính chất hai mặt của ODA, nhất là từ những tác
động tiêu cực của nó. Bên cạnh ƣu thế của nguồn vốn ODA là bổ sung cho
các nƣớc tiếp nhận nguồn vốn quan trọng đang thiếu, để đầu tƣ vào những lĩnh vực mà vốn FDI thƣờng bỏ qua, nhƣ: kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên, XĐGN, chăm sóc trẻ em,
17
cai nghiện, chống mua - bán phụ nữ… thì việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn này cũng có nhiều bất lợi. Đó là vốn ODA là nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nƣớc; do đó ít có động cơ đạt mục tiêu, ít chịu áp lực của giám sát, khó xác định trách nhiệm cá nhân. Bên cạnh đó, ODA thƣờng đƣợc đầu tƣ cho các dự án công cộng, khả năng thu hồi vốn trực tiếp thấp, nếu không có kế hoạch trả nợ đúng sẽ tích lũy dần mức vay nợ nƣớc ngoài, dẫn đến tình trạng không an toàn về nợ quốc gia. Thêm nữa, ODA là vốn đi vay, chủ đầu tƣ sử dụng vốn ODA là ngƣời của nƣớc nhận viện trợ, nhƣng trình độ, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, nên công tác quản lý vốn đầu tƣ thƣờng kém hiệu quả, dẫn đến sử dụng vốn thƣờng thấp, dễ nảy sinh thất thoát, tiêu cực, tham nhũng. Mặt khác, đặc điểm của vốn ODA là thƣờng kèm theo các điều kiện kinh tế, chính trị của chính phủ hoặc tổ chức quốc tế cung cấp ODA, nhƣ: phải mua các thiết bị, công nghệ của các nƣớc cấp vốn, thƣờng là công nghệ thứ yếu, giá cao; hay phải sử dụng chuyên gia, doanh nghiệp của họ trong các dự án đầu tƣ, v.v. Do đó, nếu công tác quản lý nguồn vốn ODA không tốt, sẽ tạo điều kiện cho nƣớc ngoài, các tổ chức kinh tế quốc tế can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của nƣớc nhận viện trợ; nhất là trong các dự án đầu tƣ vào những địa bàn, đối tƣợng “nhạy cảm” về chính trị, nhƣ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo… Từ những vấn đề tƣởng thuần túy về kinh tế, hoạt động nhân đạo, họ có điều kiện để đi sâu can thiệp, đòi hỏi những vấn đề về chính trị, nhƣ: nhân quyền, dân chủ, dân tộc, tôn giáo theo chuẩn mực phƣơng Tây, nếu công tác quản lý các dự án ODA có nhiều khiếm khuyết. Do đó, nhu cầu tăng cƣờng quản lý nguồn vốn ODA là cấp thiết không chỉ đối với nƣớc ta nói chung, tại Bộ LĐTB&XH nói riêng, mà quan trọng đối với tất cả các nƣớc nhận viện trợ ODA.
Ba là, xuất phát từ xu thế thay đổi trong quan hệ hợp tác phát triển của các đối tác đối với Việt Nam, do nước ta đã trở thành nước đang phát triển có
18
mức thu nhập trung bình. Theo đó, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam
và các nhà tài trợ hiện đã có những điều chỉnh nhất định. Đó là sự thay đổi về chính sách viện trợ; thay đổi về cơ cấu nguồn vốn viện trợ; và thay đổi về phƣơng thức hợp tác phát triển, cụ thể:
Về chính sách viện trợ, sự thay đổi đầu tiên của chính sách viện trợ của
các nhà tài trợ đối với Việt Nam có thể nhận thấy là quy mô vốn ODA ƣu đãi, bao gồm viện trợ không hoàn lại và vay ƣu đãi giảm dần và trên thực tế, sau khi đạt đỉnh vào năm 2009, cam kết vốn ODA cho Việt Nam bắt đầu xu thế giảm dần. Hình biểu 2.1 diễn tả rõ tình hình đó.
triệu USD
Biểu đồ 2.1: VỐN ODA CAM KẾT TRONG CÁC NĂM 2009-2012
Nguồn: Báo cáo đánh giá toàn diện 20 năm quan hệ hợp tác phát triển
giữa Việt Nam và các Nhà tài trợ (1993-2013) [2].
Cùng với đó, về cơ cấu viện trợ cũng có thay đổi. Một số nhà tài trợ điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn ODA cung cấp cho Việt Nam theo hƣớng giảm nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các khoản vốn vay ƣu đãi, mở các kênh tín dụng mới có các điều kiện cho vay kém ƣu đãi hơn với lãi suất sát với lãi suất thị trƣờng vốn, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ ngắn hơn.
19
Về phương thức hợp tác phát triển, thì một số nhà tài trợ chuyển đổi
hình thức quan hệ hợp tác phát triển chính thức với Chính phủ Việt Nam sang hỗ trợ trực tiếp để phát triển quan hệ hợp tác giữa các đối tác của hai bên, nhƣ: quan hệ trực tiếp giữa các trƣờng đại học, các viện hoặc trung tâm nghiên cứu, các tổ chức xã hội,... Một số nhà tài trợ có thể chấm dứt chƣơng trình cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam.
Chính những sự thay đổi đó đòi hỏi tất cả các Bộ, ngành và địa phƣơng của Việt Nam nói chung, Bộ LĐTB&XH nói riêng, phải tăng cƣờng quản lý chặt chẽ nguồn vốn ODA huy động đƣợc, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tránh để lại những hậu quả xấu cho gánh nợ quốc gia.