Khảo cứu kinh nghiệm của một số bộ, ngành

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 38)

27

2.4.1.1. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian qua cũng đã tiếp nhận và sử dụng nhiều chƣơng trình, dự án từ nguồn vốn ODA. Khảo cứu quá trình quản lý nguồn vốn này tại đây cho ta thấy một số kinh nghiệm nhất định.

Trước hết, đối với công tác thiết kế dự án; để đảm bảo tính khả thi, ít

vƣớng mắc trong quá trình triển khai dự án, ảnh hƣởng đến tiến độ và các chi phí phát sinh, cần thuê những tƣ vấn có kinh nghiệm, am hiểu tình hình thực tế địa phƣơng, am hiểu các quy định của nhà tài trợ. Đồng thời, việc thiết kế để phù hợp, nhất thiết phải có sự tham gia của địa phƣơng/cộng đồng thụ hƣởng dự án.

Hai là, việc đấu thầu phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, trên cơ

sở pháp luật hiện hành, với sự lựa chọn những cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm và có phẩm chất đạo đức tốt, để đảm bảo lựa chọn đƣợc nhà thầu đủ năng lực (chuyên môn, tài chính).

Ba là, cần có hƣớng dẫn quy trình thực hiện dự án ngay từ ban đầu;

thống nhất quy trình xét duyệt dự án tại các tỉnh, đảm bảo có sự đồng nhất, bố trí vốn đối ứng trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Bốn là, cần xác định cụ thể cơ quan chủ trì để lập kế hoạch vốn hàng

năm đối với dự án hỗn hợp vừa có yếu tố xây dựng cơ bản, vừa có yếu tố hành chính sự nghiệp để giảm bớt thời gian, đáp ứng tiến độ giải ngân đề ra.

Năm là, tăng cƣờng năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện dự án: cả ở

cấp bộ và địa phƣơng.

Sáu là, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án.

Theo đó, ngay từ đầu, phải xây dựng đƣợc quy chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ. Đó sẽ là tác nhân chính nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

2.4.1.2. Tại Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo thời gian qua có tiếp nhận và sử dụng một số chƣơng trình, dự án ODA ƣu tiên cho phát triển giáo dục. Việc quản lý và sử

28

dụng nguồn vốn ODA tại đây cũng để lại một số kinh nghiệm có thể nghiên cứu, tham khảo.

Một là, kế hoạch thực hiện dự án phải đƣợc xây dựng một cách cụ thể,

rõ ràng, tránh hiện tƣợng chủ quan, duy ý chí về mặt thời gian triển khai thực hiện. Đồng thời, phải quy trách nhiệm cụ thể đối với các đối tƣợng tham gia dự án ODA.

Hai là, phải thƣờng xuyên trao đổi, đối thoại và chia sẻ thông tin với

các nhà tài trợ nhằm tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau; đồng thời, khi thực hiện các hoạt động của dự án, phải chú ý tới quy trình thực hiện đƣợc quy định bởi các nhà tài trợ.

Ba là, phải tăng cƣờng năng lực giám sát - đánh giá dự án của Ban

QLDA để làm cơ sở cho việc đánh giá tác động và hiệu quả của dự án trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

2.4.1.3. Tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

Nghiên cứu quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA ở Tập đoàn Bƣu chính Viễn Thông, có thể tham khảo 2 kinh nghiệm:

Một là, thƣờng xuyên quan tâm đến việc hài hòa quy trình và thủ tục

hành chính. Bởi trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn ODA, ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn có liên quan của các cơ quan nhà nƣớc về vốn ODA, cơ quan chủ quản và chủ dự án phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý đầu tƣ xây dựng, đấu thầu, giải phóng mặt bằng, môi trƣờng... ở trong nƣớc. Bên cạnh đó, cũng phải tuân thủ các quy trình, thủ tục đƣợc quy định trong các cam kết quốc tế về hài hoà quy trình và thủ tục ODA; trƣớc mắt là các vấn đề kỹ thuật, nhƣ: hệ thống báo cáo tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA, đánh giá chung về chƣơng trình, dự án ODA, v.v.

29

Hai là, tăng cƣờng đào tạo cán bộ về nhận thức và trình độ chuyên

môn. Theo đó, phải làm cho đội ngũ cán bộ tham gia quản lý ODA có nhận thức đúng về ODA với hai yếu tố chính trị và kinh tế đan xen để có thái độ và trách nhiệm đúng đắn trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp tăng cƣờng năng lực và nâng cao trình độ của cán bộ trực tiếp quản lý, thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)