Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 45)

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp đƣợc thực hiện qua hình thức

phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng là cán bộ tại các cơ quan liên quan, đặc biệt là phỏng vấn trực tiếp những đối tƣợng hiện đang công tác tại các cơ quan thuộc Bộ LĐTB&XH (Tổng Cục Dạy nghề, Cục Việc làm, Cục Bảo trợ xã hội, Cục An toàn Lao động, Cục ngƣời có công...) liên quan trực tiếp đến vấn đề đang nghiên cứu, để đƣa ra các nhận định đánh giá khách quan về thực trạng công tác quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH và đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH thời gian tới.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp đƣợc tiến hành dựa vào:

- Khảo sát số liệu: Thực hiện khảo sát trực tiếp cơ sở dữ liệu, các báo cáo tổng kết của ngành, báo cáo lĩnh vực hoạt động có sử dụng vốn ODA..., tại các

34

đơn vị thuộc Bộ để nắm rõ, nhƣ: Tổng Cục Dạy nghề, Cục Việc làm, Cục Bảo trợ xã hội, Cục An toàn Lao động, Cục ngƣời có công, đặc biệt là số liệu tại Vụ Kế hoạch - Tài chính và liên hệ xin số liệu tại các Bộ, ngành có sử dụng nguồn vốn ODA tƣơng đồng với Bộ LĐTB&XH, để xây dựng và chứng minh cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH đảm bảo tính hiện thực và tính khách quan.

- Các sách đã xuất bản, các bài báo khoa học đã đƣợc công bố; các luận văn sau đại học đã đƣợc bảo vệ có liên quan đến đề tài luận văn, để học viên tham khảo xây dựng nội dung Tổng quan tình hình nghiên cứu ở chƣơng 1, hình thành khung lý luận của luận văn ở chƣơng 2.

- Các văn bản chỉ đạo, điều hành, báo cáo tổng hợp của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành Trung ƣơng và Bộ LĐTB&XH liên quan đến quản lý nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2004 - 2014 và định hƣớng kế hoạch đến năm 2020, góp phần khẳng định các nội dung của luận văn đi đúng với chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về quản lý nguồn vốn ODA trong giai đoạn hiện nay để xây dựng nội dung các chƣơng: cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp của luận văn.

- Các tài liệu nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn (nhƣ cơ quan Tài chính, cơ quan Thống kê), các tổ chức quốc tế (nhƣ UNDP, ADB,…) về quản lý nguồn vốn ODA ở Việt Nam và ở Bộ LĐTB&XH để xây dựng cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, nội dung đánh giá thực trạng quản lý và đề xuất các giải pháp chủ yếu ở chƣơng cuối của luận văn.

- Các số liệu từ báo cáo đánh giá, kiểm tra, giám sát, các hội thảo về quản lý nguồn vốn ODA của Bộ LĐTB&XH hằng năm; các nguồn số liệu thống kê đã đƣợc công bố của Tổng Cục thống kê có liên quan. Các số liệu này đƣợc học viên sử dụng khi phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn ODA

35

ở Bộ LĐTB&XH; đồng thời, làm cơ sở để xây dựng nội dung đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)