Quan niệm về quản lý nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 31)

Quản lý nguồn vốn ODA ở Việt Nam là sự tác động của các chủ thể quản lý (đƣợc phân công, phân cấp theo quyền hạn và trách nhiệm đƣợc giao) vào đối tƣợng quản lý (là nguồn vốn ODA) trên cơ sở luật pháp Việt Nam và các cam kết quốc tế đƣợc thể hiện trong các dự án, chƣơng trình viện trợ ODA; thông qua việc lập và tổ chức thực hiện các khung khổ pháp lý, các kế hoạch, quy chế, quy định, giám sát, kiểm tra... từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án, chƣơng trình viện trợ, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA đƣợc thu hút, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Quan niệm này đã chứa đựng các yếu tố của phạm trù quản lý là: chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý, môi trƣờng quản lý, công cụ quản lý và mục tiêu quản lý.

Theo đó, ODA là đối tƣợng quản lý. Đây là vốn viện trợ hay vốn vay giữa chính phủ với chính phủ hoặc tổ chức quốc tế, nên chủ thể quản lý nguồn vốn ODA bao gồm từ Chính phủ, các bộ chức năng, các cấp chính quyền địa phƣơng và các chủ dự án đầu tƣ sử dụng nguồn vốn ODA; trong đó, có chủ thể làm nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc và chủ thể quản lý trực tiếp nguồn vốn

20

này. Tại Nghị định 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam đã quy định: Chính phủ thống nhất quản lý ODA thông qua các cơ quan đầu mối với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nƣớc theo sự phân công, phân cấp gắn với quyền hạn và trách nhiệm, đảm bảo quản lý, kiểm tra và giám sát trong quá trình sử dụng ODA theo chức năng đƣợc giao. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc, nhƣ: bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ; còn chủ dự án đầu tƣ là ngƣời trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng kết quả đầu tƣ của dự án, trực tiếp quản lý, duy tu, bảo dƣỡng, khai thác sử dụng công trình và hoàn trả vốn vay ODA (nếu là vốn vay) [23]. Nói cách khác, chủ dự án đầu tƣ là chủ thể trực tiếp quản lý nguồn vốn ODA đƣợc giao. Cũng theo Nghị định này, tại Việt Nam có 4 cấp tham gia vào quá trình quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA là Ban QLDA, Chủ dự án, Cơ quan chủ quản, Cơ quan quản lý nhà nƣớc về ODA. Các cấp này có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng; trong đó, Ban QLDA là đơn vị giúp việc cho Chủ dự án trong việc quản lý thực hiện chƣơng trình, dự án ODA. Chủ dự án là đơn vị đƣợc giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn đối ứng để thực hiện chƣơng trình, dự án theo nội dung đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; và quản lý, sử dụng công trình sau khi chƣơng trình, dự án kết thúc. Cơ quan chủ quản là các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung ƣơng của tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có chƣơng trình, dự án. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ODA gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Tƣ pháp, Văn phòng Chính phủ.

21

Để tiến hành công tác quản lý nguồn vốn ODA tại các chƣơng trình, dự án, các chủ thể quản lý tùy theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công, phân cấp thực hành quy trình quản lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản có tính chất quy phạm pháp luật (nghị định, thông tƣ, quy chế, quy định...), kế hoạch triển khai dự án, chƣơng trình; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chƣơng trình đó theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt. Do vốn ODA là quan hệ hợp tác giữa chính phủ với chính phủ và tổ chức quốc tế, nên khung khổ pháp lý cho sự quản lý nguồn vốn ODA phải đảm bảo trên cơ sở tuân thủ luật pháp Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, đƣợc thể hiện trong các hiệp định tài trợ.

Mục đích trực tiếp của việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn ODA là nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đúng mục tiêu nguồn vốn tài trợ cho từng chƣơng trình, dự án cụ thể; sâu xa hơn là nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trong quá trình sử dụng các nguồn vốn tài trợ.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)