Nội dung quản lý nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 33)

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể quản lý nguồn vốn ODA, mà nội dung quản lý nguồn vốn này thuộc loại hình quản lý nhà nƣớc hay quản lý trực tiếp nguồn vốn đƣợc giao. Có thể xác định những nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý nguồn vốn ODA gồm có:

Thứ nhất, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng

nguồn vốn ODA theo thẩm quyền; để trên cơ sở đó có thể hƣớng dẫn chủ thể trực tiếp quản lý vốn ODA triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đúng các cam kết quốc tế đƣợc quy định trong các chƣơng trình, dự án. Theo đó, Chính phủ ban hành các nghị định về quản lý vốn ODA làm khung khổ pháp lý chung; các cơ quan nhà nƣớc, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành các văn bản quy định hƣớng dẫn các cơ quan chủ quản, các chủ dự án thực hiện các quy trình triển khai chƣơng trình, dự án. Các cơ

22

quan chủ quản, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với chƣơng trình, dự án thuộc bộ, ngành, địa phƣơng mình quản lý, có trách nhiệm cụ thể hóa các nghị định, quy định của Chính phủ và các cơ quan chức năng quản lý nhà nƣớc về ODA thành các văn bản pháp lý cấp mình (quy chế, quy định...) để hƣớng dẫn và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của các chủ dự án.

Thứ hai, quản lý tiến độ giải ngân; đảm bảo cung cấp kịp thời, đúng tiến

độ số lƣợng vốn tài trợ và vốn đối ứng trong nƣớc cho từng chƣơng trình, dự án theo kế hoạch triển khai thực hiện chƣơng trình, dự án; kịp thời tháo gỡ những vƣớng mắc, nhất là về thủ tục pháp lý để đạt tỷ lệ giải ngân cao. Theo đó, các cơ quan chủ quản và các chủ chƣơng trình, dự án phải có kế hoạch khả thi trong việc giải ngân nguồn vốn đƣợc cấp; Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ phải cung cấp đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chƣơng trình, dự án, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với các chƣơng trình, dự án thuộc diện đƣợc Nhà nƣớc cấp phát từ ngân sách

Thứ ba, theo dõi, giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chƣơng

trình, dự án, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ODA đúng mục đích. Đây là hoạt động đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, theo định kỳ hay đột xuất của các chủ thể quản lý tùy theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc Chính phủ giao trong suốt quá trình thực hiện chƣơng trình, dự án từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Trong đó, việc theo dõi, giám sát, kiểm tra của cơ quan chủ quản và chủ chƣơng trình, dự án có vai trò quyết định nhất. Việc theo dõi, giám sát và kiểm tra tổ chức thực hiện chƣơng trình, dự án vốn ODA phải đƣợc tiến hành trên cơ sở bám sát các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, các cơ quan có chức năng quản lý nhà nƣớc về ODA và của cơ quan chủ quản chƣơng trình, dự án; đặc biệt là giám sát, kiểm tra việc thực hiện các hạng mục của chƣơng trình, dự án theo đúng mục tiêu, định mức chỉ tiêu kỹ thuật đã đƣợc thể hiện trong

23

các hợp đồng chƣơng trình, dự án, nhất là những chỉ tiêu về tài chính để tránh thất thoát, tiêu cực.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)