7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Sự phát triển du lịch MICE trong khách sạn ở Việt Nam
- Khi xuất hiện tại Việt Nam, MICE là một cái tên xa lạ đối với nhiều người, kể cả những người hoạt động trong ngành du lịch. Vào năm 2003, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam cùng Saigontourist và trên 20 khách sạn, khu du lịch ngỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn Quốc tế 4-5 sao trên cả nước đã thành lập ra câu lạc bộ MICE tại Việt Nam : “ Vietnam – Meetings – Incentives Club”. Câu lạc bộ đã xuất bản sách giới thiệu Việt Nam điểm đến của du lịch MICE với tựa đề “ Vietnam – when meetings matter”. Họ tổ chức tiếp thị tại các hội chợ Quốc tế như: AIME tại Úc, CMA tại Thái Lan, IMEX tại Đức…
- Ngoài các hoạt động tiếp thị, câu lạc bộ còn Quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành như TTG (Singapore), CEI ( Hong Kong), MICE NET (Úc), tổ chức nhiều đoàn tham Quan và tìm hiểu thị trường Việt Nam cho các nhà báo chuyên ngành du lịch MICE. Câu lạc bộ còn xây dựng trang web www.meetingsvietnam.com để Quảng cáo du lịch MICE của Việt Nam. Bước đầu thành lập và hoạt động câu lạc bộ tương đối thành công. Chứng minh cho điều này, Việt Nam đã nhận được hợp đồng phục vụ khách du lịch MICE trong 2 năm (2005- 2006) đến từ Úc, Singapore, Đức. Khách sạn cũng được doanh thu từ khách du lịch MICE, công suất phòng tăng cao. Từ đó, các nhà kinh doanh du lịch cũng như các khách sạn tại Việt Nam thấy được nguồn lợi lớn từ việc kinh doanh du lịch MICE.
Các doanh nghiệp du lịch bắt đầu đầu tư vào MICE, từ hãng lữ hành cho đến các nhà cung cấp dịch vụ cho MICE như : các hãng hàng không, khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chức hội chợ và triểm lãm… Từ làm nhà cung cấp dịch vụ cho du lịch MICE, hiện tại các khách sạn đủ tiêu chuẩn tổ chức MICE cũng đang dần kết hợp với các công ty lữ hành để cùng hoạt động kinh doanh du lịch MICE.
1.2.2.1. Lợi ích của du lịch MICE trong khách sạn đối với du lịch Việt Nam
- Phát triển sản phẩm du lịch MICE trong khách sạn mang đến nhiều lợi ích gián tiếp và trực tiếp cho du lịch Việt Nam.
- Về lợi ích trực tiếp :
+ Thu hút khách có khả năng thanh toán cao, mang lại lợi nhuận cho khách sạn nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Số lượng khách Quốc tế tăng đáng kể từ năm 2009 đến 2013, trong vòng 4 năm tăng hơn 3 triệu lượt khách.
+ Tạo nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
+ Khách hàng MICE thường dành nguồn tài chính của mình để chi cho các dịch vụ bổ trợ như dịch vụ mua sắm hàng hóa và một số dịch vụ phát sinh khác. Vì hầu hết đối tượng này đều là khách mời và chi phí của các chuyến đi đều được các công ty thanh toán, bao gồm chương trình tham Quan du lịch. Từ đặc điểm này, các doanh nghiệp có thể tập trung khai thác để tăng chi tiêu của du khách. Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm hội thảo – sự kiện và du lịch của Công ty du lịch Bến Thành thì trong những năm gần đây, chi phí mỗi khách MICE đến Việt Nam từ 1.200 – 1.800 USD /ngày.
+ Ngoài ra, du lịch MICE là biện pháp tốt nhất để khắc phục được tính thời vụ trong du lịch, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
- Ngoài những lợi ích trực tiếp thì MICE còn mang đến lợi ích gián tiếp + Khi du lịch MICE phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế khác.
+ Du lịch MICE là một trong những phương thức tốt nhất để Quảng bá hình ảnh Việt Nam: Các hội nghị, hội thảo lớn mang tầm Quốc tế được tổ chức tại Việt
Nam sẽ là sự tuyên truyển, Quảng cáo về hình ảnh Việt Nam thông Qua các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về hội nghị, nơi diễn ra hội nghị, người tham gia hội nghị. Điều đó sẽ giúp ta thu hút một lượng khách đáng kể.
1.2.2.2. Những thuận lợi và hạn chế của Việt Nam khi khai thác kinh doanh thị trường du lịch MICE trong khách sạn
Những thuận lợi:
- Việt Nam có tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch với tài nguyên thiên nhiên phong phú,địa hình đa dạng,tài nguyên nhân văn với các giá trị văn hóa đặc sắc mang đậm tính truyền thống. Việt Nam so với các nước trong khu vực còn mới lạ và được đánh giá là một điểm đến an toàn, thân thiện trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực bất ổn. Đây là một lợi thế để Việt Nam có thể phát triển các loại hình du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng.
- Tình hình kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển với tốc độ cao. Trong những năm gần đây, Việt Nam tăng cường mở rộng hợp tác Quốc tế, lượng khách kinh doanh vào Việt Nam đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi du lịch MICE nói chung và du lịch MICE trong khách sạn nói riêng.
- Thị trường du lịch MICE đang được xem là thị trường có tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao.
- Từ những thuận lợi phát triển du lịch MICE tại Việt Nam đã mang đến những thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch MICE trong khách sạn:
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của Việt Nam nói chung và tại cái điểm du lịch, cơ sở lưu trú nói riêng đã được cái thiện đáng kể.
+ Hiện nay hệ thống cơ sở lưu trú đủ tiêu chuẩn phát triển du lịch tại Việt Nam tính đến năm 2013 trên 500 cơ sở, có thể đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách trong nước và ngoài nước. Dưới đây là bảng thống kê khách sạn từ 3 sao – 5 sao, căn hộ du lịch cao cấp, biệt thự du lịch cao cấp tại Việt Nam:
STT TIÊU CHUẨN SỐ LƯỢNG SỐ PHÒNG 1 5 sao 57 13.715 2 4 sao 144 17.649 3 3 sao 352 24.616 4 Căn hộ du lịch cao cấp 8 1.285 5 Biệt thự du lịch cao cấp 2 27
Bảng 1.1. Số lượng cơ sở lưu trú từ 3-5 sao ở Việt Nam năm 2013
Nguồn : Vụ khách sạn – TCDL Việt Nam (2013)
+ Các khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên tập trung nhiều tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh và một số điểm du lịch trọng điểm.
+ Các khách sạn từ 4 sao – 5 sao đạt tiêu chuẩn đều bắt buộc phải có phòng hội nghị Quốc tế với Quy mô 100 chỗ trở lên với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
Với những thuận lợi trên thì Việt Nam có điều kiện phát triển du lịch MICE trong các khách sạn đạt tiêu chuẩn và mang đến doanh thu cao cho ngành du lịch. Du lịch MICE là một trong những loại hình du lịch có nhiều tiềm năng và lợi thế nhất của ngành du lịch Việt Nam.
Những khó khăn :
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật:
+ Sự cạnh tranh phát triển công nghệ du lịch đang là một vấn đề khó khăn. Để tạo được uy tín trên thị trường du lịch MICE tại các khách sạn 5 sao Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đòi hỏi phải có sự kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành tạo ra chương trình MICE hấp dẫn, thu hút.
+ So với các nước trong khu vực, du lịch MICE ở Việt Nam đang phát triển. Vẫn còn thiếu nhiều cơ sở vật chất cho trung tâm hội nghị triển lãm, nơi tổ chức sự kiện lớn, hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
+ Vốn đầu tư xây dựng và phát triển du lịch MICE hiện đang thiếu, đầu tư chưa đồng bộ, chưa hiệu Quả đang là khó khăn của ngành.
+ Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều trung tâm mua sắm lớn đủ sức hấp dẫn để thu hút du khách mua sắm. Vì những khách hàng MICE là những khách có khả năng chi trả cao, họ được công ty tổ chức thanh toán, họ có điều kiện mua sắm với chi phí của riêng họ.
+ Hầu hết các khách sạn ở Việt Nam đều có phòng hội nghị, hội thảo nhỏ hơn so với cá nước mạnh về du lịch trong khu vực Đông Nam Á như: Singapore, Thái Lan, Indonesia. Trang thiết bị một số khách sạn vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ. Giá phòng khách sạn vẫn còn mức tương đối cao hơn so với mức giá của các khách sạn tương đương ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.
+ Một số khách sạn 4 sao, 5 sao đủ chuẩn Quốc tế nhưng do xây dựng lâu năm nên các thiết bị chưa tối tân và hiện đại.
+ Kết cấu hạ tầng còn kém: Mạng lưới giao thông đường bộ còn kém phát triển, tình trạng tắt đường , đường xấu luôn cản trở du lịch. Do chất lượng đường xấu, lòng đường Quá hẹp, và với lượng phương tiện giao thông nhiều, chủ yếu là xe máy dễn đến lộn xộn và mất an toàn giao thông. Thêm vào đó, Việt Nam hiện chưa có các phương tiện hiện đại, chất lượng cao để phục vụ du lịch.
- Về nguồn nhân lực:
+ Nguồn nhân lực du lịch có tay nghề cao ở Việt Nam hiện đang thiếu hụt. Để tiếp cận loại hình du lịch này, nhất thiết phải có sự đầu tư cao, nhất là về yếu tố con người. Đây là yếu tố cạnh tranh Quan trong nhất. Hiện nay ở Việt Nam chưa có trường Đại học, cao đẳng hay trung cấp đào tạo ngành học về các tổ chức MICE. Do vậy, đội ngũ du lịch vẫn còn yếu về mảng kinh doanh, tổ chức MICE.
+ Việt Nam chưa có sự phối hợp đồng bộ từ các hiệp hội để cùng phát triển MICE.
+ Quảng bá du lịch MICE thiếu tầm vĩ mô, chưa được xúc tiến một cách rộng rãi.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 đã hệ thống hóa được khái niệm cơ bản về loại hình du lịch MICE. Bên cạnh đó, cũng đưa ra được những điều kiện để các Quốc gia có thể kinh doanh loại hình du lịch này. Đưa ra những kinh nghiệm trong việc kinh doanh MICE của một số nước thành công điển hình trên thế giới trong lĩnh vực kinh doanh MICE. Từ đó có một kiến thức cơ bản về loại hình du lịch mới mẻ này, để thấy rõ tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của loại hình du lịch MICE để đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm phát triển loại hình du lịch mới mẻ này tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm Thành phố Hồ Chí Minh (I)
( đvt: tỷ đồng)
Tỷ trọng Việt Nam (II)
( đvt: tỷ đồng)
Thực hiện Tăng % cùng kỳ (I) / (II) Thực hiện Tăng % cùng kỳ
2009 38.334 23.65% 56.37% 68.000 9% 2010 44.918 17.17% 47.28% 95.000 40% 2011 56.842 26.55 % 43.72% 130.000 30% 2012 71.279 25.3% 44.5% 160.000 23% 2013 83.191 17% 42 % 200.000 25% Chương 2
THỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH MICE Ở MỘT SỐ KHÁCH SẠN 5 SAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (LỰA CHỌN ĐIỂN HÌNH) 2.1. Khái quát chung về kinh doanh lưu trú tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trong thời gian Qua, tuy chịu nhiều biến động trên thế giới và khu vực như: bạo động, dịch H5N1, dịch cúm gia cầm, khủng hoảng kinh tế, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2009 – 2013, lượng khách Quốc tế và nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh đều tăng. Trong thởi gian nay do khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu đi du lịch của khách nội địa cũng có giảm.
Bảng 2.1. Số liêu doanh thu du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 - 2013
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
Nhìn vào bảng số liệu, nhìn chung doanh thu từ du lịch của Việt Nam nói chung và du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đều dương. Tuy nhiên, doanh thu theo từng năm cũng có sự biến động.
Loại CSLTDL 2009 2010 2011 2012 2013 5 sao 13 13 13 14 14 Số buồng 4.221 4.221 4.221 4.587 4.587 4 sao 8 11 13 15 17 Số buồng 1.220 1.532 1.760 2.114 2.427 3 sao 35 44 49 60 69 Số buồng 2.893 3.474 3.845 5.207
Giai đoạn 2009 – 2010 doanh thu từ du lịch của Việt Nam tăng mạnh từ 9% lên 40% tăng hơn 31%. Tuy nhiên, các giai đoạn tiếp theo lại bị giảm doanh thu xuống 10% trong giai đoạn 2010 – 2011 nhưng sang giai đoạn 2011 – 2012 lại tăng trở lại nhưng ít hơn giai đoạn trước chỉ tăng có 7% và sang tới giai đoạn 2012 – 2013 cũng tăng nhưng không đáng kể chỉ có 2%.
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2009 – 2010 doanh thu du lịch lại giảm mất 6,48%. Nhưng sang giai đoạn 2010 – 2011 thì doanh thu từ du lịch của thành phố lại tăng mạnh 9,38% giai đoạn này tăng là do thành phố áp dụng những chính sách thu hút khách du lịch và mở thêm nhiều khu vui chơi giải trí cũng như các dịch vụ để thu hút khách du lịch chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên, sang năm 2012 doanh thu đó lại giảm nhưng không đáng kể mà nó lại giảm mạnh trong năm 2013 xuống còn 17% giảm so với 2012 là 8,3%.
Hòa cùng với xu thế phát triển du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú thại Thành phố Hồ Chí Minh đã được đầu tư tích cực về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường khả năng đón khách, đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh được nhận định là một Thành phố có hoạt động du lịch sôi động nhất Việt Nam. Nếu như, năm 2009 thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1350 cơ sở lưu trú với 31591 buồng thì đến năm 2013 có 1957 cơ sở lưu trú với 49787 buồng, tăng 44,96% về cơ sở lưu trú và tăng 57,6% số lượng buồng so với năm 2009.
4.571 2 sao 140 159 180 201 213 Số buồng 5.320 5.785 6.347 6.582 7.151 1 sao 424 558 655 830 1.089 Số buồng 6.776 9.048 10.672 13.755 17.901 Tổng số khách sạn 1-5 sao 620 785 910 1.120 1.402 Tổng số buồng 20.430 24.060 26.845 31.609 37.273
Tiêu chuẩn kinh doanh du
lịch 728 674 656 601 553 Số buồng 10.771 9.641 9.376 8.203 7.299 Căn hộ du lịch cao cấp Số căn hộ Bệnh viện khách sạn 5 sao Số buồng Tổng số CSLTDL 1 240 1 150 1.350 1 240 1 150 1.461 1 240 1 150 1.568 1 240 1 150 1.723 1 240 1 150 1.957 Tổng số buồng 31.591 34.091 36.611 40.202 49.787 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM
Nhìn vào bảng 2.2 các cơ sở lưu trú trên địa bàn TPHCM nhìn chung với Quy mô lớn tính đến năm 2013 có tới 1957 cơ sở lưu trú đếu được xếp hạng với 49,787 buồng. Đặc biệt, là các khách sạn 5 sao tại thành phố cũng có một số lượng lớn với 14 khách sạn và 4587 buồng đây chính là những điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch MICE.
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Số khách sạn 13 13 13 14 14
Số phòng 4.221 4.221 4.221 4.587 4.587
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của một số khách sạn 5 sao tại Thành phốHồ Chí Minh Hồ Chí Minh
Tính đến tháng 12/2013, thành phố Hồ Chí Minh có 13 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao với hơn 4.000 buồng. Trong năm 2014, sẽ có thêm 3 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao đi vào hoạt động. Các khách sạn 5 sao tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm, nhưng giá phòng, thành phần khách lưu trú và chiến lược tiếp thị là hoàn toàn khác nhau.
Năm 2012, công suất thuê phòng bình Quân trên mỗi khách sạn 5 sao đạt 56,3%, năm 2013, công suất phòng tăng lên là 70%. Theo Grant Thornton Việt Nam, doanh thu tính trên mỗi phòng sẵn có (RevPAR) của 3 phân khúc khách sạn 3 sao, 4 sao, 5 sao giai đoạn 2009 – 2013 tại Việt Nam đa phần đều giảm trung bình khoảng 0,2%. Riêng phân khúc 4 sao giảm đến 4,6%. Tuy nhiên, Quý I/2014,