TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
3.1.1 Chiến lƣợc phát triển của ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
3.1.1.1 Mục tiêu chiến lược tổng thể 2013-2015
Xây dựng Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam, xếp hạng tiên tiến trong khu vực: cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính theo chuẩn quốc tế, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nƣớc và quốc tế; Quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững.
3.1.1.2 Chiến lược cụ thể Chiến lược tài sản và vốn
+ Tiếp tục tăng trƣởng quy mô tài sản
+ Đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa để tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo nhu cầu tăng trƣởng và phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.
+ Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nƣớc sở hữu 51% trở lên, thu hút cổ đông chiến lƣợc có uy tín trong và ngoài nƣớc theo kế hoạch phê duyệt cụ thể của Ngân hàng Nhà nƣớc và Chính phủ.
Chiến lược tín dụng và đầu tư
+ Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trƣờng.
+ Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của Vietinbank. + Tăng cƣờng rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm dƣới 3%.
+ Đa dạng hóa các hoạt động đầu tƣ tín dụng trên thị trƣờng tài chính, giữ vai trò định hƣớng trong thị trƣờng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng.
Chiến lược dịch vụ
+ Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển.
+ Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng là định hƣớng phát triển.
Chiến lược nguồn nhân lực
+ Tiêu chuẩn hóa nguồn lực, tăng cƣờng đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ.
+ Đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lƣơng. + Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp.
+ Quán triệt thực hiện quy chế Nội quy lao động và văn hóa doanh nghiệp.
Chiến lược công nghệ
+ Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh.
+ Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất- tích hợp - ổn định cao.
Chiến lược bộ máy tổ chức và điều hành
+ Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý
+ Phát triển và thành lập mới các công ty con theo định hƣớng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trƣờng.
+ Mở rộng mạng lƣới kinh doanh, thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh mạng lƣới các phòng giao dịch, phủ sóng toàn bộ các tỉnh thành phố trong toàn quốc.
+ Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ
3.1.1.3. Lộ trình thực hiện
Năm 2013:
+ Cổ phần hóa và tăng vốn chủ sở hữu là một trong những trọng tâm của kế hoạch đổi mới.
+ Triển khai Dự án thay thế hệ thống lõi và một loạt các dự án công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ.
Từ năm 2014 - 2015
+ Tiếp tục mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động thông qua việc phát triển mạng lƣới, thành lập và liên kết thành lập các công ty con kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ.
+ Tiếp tục mở thêm chi nhánh tại một số nƣớc.
+ Phấn đấu trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng mạnh trong khu vực vào năm 2015.
3.1.2 Xu hƣớng Marketing trực tuyến
Trong mấy năm gần đây, ngƣời sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng mạnh.
Hình 3.1: Tình hình sử dụng internet tại Việt Nam
(Nguồn: VNNIC, 1-2013)
Đặc biệt, cũng theo khảo sát của WeAreSocial, 55% ngƣời dùng Internet ở VN tin rằng Internet giúp họ tự tin hơn. Mạng xã hội, thiết bị kỹ thuật số và điện thoại di
động của VN đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, với ngƣời sử dụng Internet trong nƣớc tăng 5% kể từ báo cáo khảo sát của WeAreSocial vào cuối năm 2011. WeAreSocial cho biết số ngƣời dùng Internet Việt Nam là 30,8 triệu. Tỉ lệ ngƣời dùng Internet trên tổng số dân là 34% (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Riêng năm 2012, Việt Nam có thêm 1,59 triệu ngƣời dùng mới.
Một số thống kê khác về tình hình sử dụng Internet ở VN:
- 73% ngƣời dùng dƣới 35 tuổi.
- 66% "cƣ dân mạng" truy cập web hằng ngày và họ dành trung bình 29 giờ vào mạng mỗi tháng.
- 88% vào mạng tại nhà và 36% tại quán cà phê.
- 81% vẫn truy cập qua desktop, 56% qua thiết bị di động và 47% qua laptop (nhiều ngƣời sử dụng đồng thời cả 2-3 loại thiết bị).
- 95% ngƣời dùng Internet truy cập các trang tin tức.
- 90% xem video trực tuyến (tỉ lệ trung bình ở châu Á chỉ là 69%). - 61% ngƣời dùng Internet từng thực hiện mua sắm qua mạng.
- 86% ngƣời dùng Internet Việt Nam từng ghé thăm các trang mạng xã hội.
- 8,5 triệu ngƣời dùng Facebook và đây là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam trong tháng 10. Số ngƣời dùng Facebook ở Việt Nam tăng thêm 500.000 chỉ trong 2 tuần qua. 28% cƣ dân mạng có tài khoản Facebook.
- 9% ngƣời dùng Internet sử dụng Twitter trong tháng qua.
Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ tăng trƣởng thành viên nhanh nhất trên Facebook là 146% trong 6 tháng. Đa số thành viên dƣới 34 tuổi và lƣợng thành viên nam cao hơn nữ.
Số ngƣời dùng Internet di động ở Việt Nam hiện là 19 triệu ngƣời.
35% ngƣời dùng Internet di động truy cập các nội dung truyền thông xã hội qua điện thoại.
Doanh số quảng cáo trên internet trong những năm gần đây tăng trƣởng một cách đều đặn.
Hình 3.2: Doanh số quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam
(Nguồn: Kantar Media)
Tuy tăng trƣởng nhanh và đều đặn nhƣng vẫn phản ánh một quy mô của thị trƣờng quảng cáo trực tuyến hiện nay là quá khiêm tốn. Để nhanh chóng cải thiện hiện trạng, vấn đề đang đặt ra là các doanh nghiệp phải cùng nhau nỗ lực phát triển hạ tầng Internet và cung cấp những dịch vụ phù hợp nhất.
Theo kết quả điều tra, chi phí bình quân cho việc truy cập Internet (bao gồm phí thuê bao) là 174.000 đồng/tháng nhân với số ngƣời sử dụng Internet tại Việt Nam (trên 31 triệu ngƣời) thì con số này là rất lớn, hàng nhiều chục nghìn tỷ đồng/năm. Đây là một con số không nhỏ và doanh thu của hoạt động quảng cáo trực tuyến là chƣa tƣng xứng với tiềm năng thị trƣờng trực tuyến ở Việt Nam. Dù cần phải có thời gian để làm quen với việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ trên môi trƣờng internet hiện đại, song tốc độ tăng trƣởng ngƣời sử dụng Internet ở Việt Nam nhƣ hiện nay sẽ là điều kiện rất thuận lợi để các ngân hàng triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ trên kênh internet. Nghiên cứu về thị trƣờng ngƣời dùng internet sẽ giúp cộng đồng sử dụng Internet Việt Nam hiểu về thị trƣờng và cơ hội của thị trƣờng trực tuyến, giúp các nhà quảng cáo, các nhà Marketing hiểu rõ ngƣời tiêu dùng và kết nối khách hàng với từng sản phẩm cụ thể.
3.1.3 Môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt Nguy cơ từ các ngân hàng mới
Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần trong ngành ngân hàng của các định chế tài chính nƣớc ngoài theo cam kết trong Hiệp định thƣơng mại với Hoa Kỳ. Tới nay đã có năm ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc cấp phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nƣớc ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nƣớc ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng thƣơng mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài sẽ còn tăng lên trong tƣơng lai.
Rào cản gia nhập còn đƣợc thể hiện qua các phân khúc thị trƣờng, thị trƣờng mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thƣơng hiệu cũng nhƣ cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng đƣợc. Những điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định khả năng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trƣờng Việt Nam.
Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối. Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một địa điểm ƣng ý để đặt văn phòng chính cũng nhƣ các chi nhánh văn phòng giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất. Tuy vậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình thông qua Internet banking hoặc hệ thống ATM.
Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng nhƣ thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tƣơng lai gần là khá thấp. Nhƣng một khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng theo các cam kết với WTO và các tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới là một điều gần nhƣ chắc chắn.
Các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể xếp vào 5 loại:
• Là nơi nhận các khoản tiền (lƣơng, trợ cấp, cấp dƣỡng…) • Là nơi giữ tiền (tiết kiệm…)
• Là nơi thực hiện các chức năng thanh toán • Là nơi cho vay tiền
• Là nơi hoạt động kiều hối
Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tƣợng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng nhƣ các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tƣợng khách hàng này thƣờng chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng.
Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt khiến cho ngƣời tiêu dùng Việt Nam thƣờng giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài khoản thì khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng. Các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp trả lƣơng qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho mỗi ngƣời dân. Nhƣng các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi không phải ngƣời dân nào cũng tới mua sắm. Ngay ở các siêu thị, ngƣời tiêu dùng cũng phải chờ đợi nhân viên đi lấy máy đọc thẻ hoặc đi tới một quầy khác khi muốn sử dụng thẻ để thanh toán. Chính sự bất tiện này cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến ngƣời tiêu dùng muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng.
Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, ngƣời tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn khác nhƣ giữ ngoại tệ, đầu tƣ vào chứng khoán, các hình thức bảo hiểm, đầu tƣ vào kim loại quý (vàng, kim cƣơng…) hoặc đầu tƣ vào nhà đất. Không phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn ngƣời tiêu dùng.
Sự kiện nổi bật gần đây nhất liên quan đến quyền lực của khách hàng có lẽ là việc các ngân hàng quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi ngƣời tiêu dùng không đồng thuận. Trong vụ việc này, ngân hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽ của mình nhƣng rõ ràng nó đã ảnh hƣởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách hàng. Nhƣng không vì thế mà ta có thể đánh giá thấp quyền lực của khách hàng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Điều quan trọng nhất vẫn là: việc sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động đƣợc của khách hàng. Nếu không còn thu hút đƣợc dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải. Trong khi đó, nhƣ đã nói ở phần trên, nguy cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách hàng tiêu dùng, là khá cao. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần nhƣ không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tƣ vào một nơi khác.
Quyền lực của các nhà cung cấp
Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là những cổ đông cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công ty chịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM. Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng thƣờng tự đầu tƣ trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tùy theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trƣờng lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tƣ hệ thống, ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu.
Với quyền lực của các cổ đông trong ngành ngân hàng, không nhắc đến những cổ đông đầu tƣ nhỏ lẻ thông qua thị trƣờng chứng khoán mà chỉ nói đến những đại cổ đông có thể có tác động trực tiếp đến chiến lƣợc kinh doanh của một ngân hàng. Nhìn chung hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều nhận đầu tƣ của một ngân hàng khác. Quyền lực của nhà đầu tƣ sẽ tăng lên rất nhiều nếu nhƣ họ có đủ cổ phần và việc sáp nhập với ngân hàng đƣợc đầu tƣ có thể xảy ra. Ở một khía cạnh khác, ngân hàng đầu tƣ sẽ có một tác động nhất định đến ngân hàng đƣợc đầu tƣ.
Cƣờng độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
Trong năm 2008, McKinsey dự báo doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam có thể tăng trƣởng đến 25% trong vòng 5-10 năm tới, đƣa Việt Nam trở thành một trong những thị trƣờng ngân hàng bán lẻ có tốc độ cao nhất châu Á. Tuy khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trƣởng chậm lại, tác động xấu tới ngành ngân hàng nhƣng thị trƣờng Việt Nam chƣa đƣợc khai phá hết, tiềm năng còn rất lớn. Ảnh hƣởng tạm thời của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến việc cƣờng độ cạnh tranh sẽ tăng lên. Nhƣng khi khủng hoảng kinh tế qua đi, với một thị trƣờng tiềm năng còn lớn nhƣ Việt Nam, các ngân hàng sẽ tập trung khai phá thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến cƣờng độ cạnh tranh có thể giảm đi.
Cƣờng độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài. Ngân hàng nƣớc ngoài thƣờng sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nƣớc họ. Họ đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trƣờng khác và khi khách hàng mở rộng thị trƣờng sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo.
Ngân hàng ngoại cũng không vƣớng phải những rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng trong nƣớc đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứng khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản. Họ có lợi thế làm từ đầu và có nhiều chọn lựa