Các công cụ Marketing trực tuyến của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển Marketing trực tuyến tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Trang 36)

Các ngân hàng có thể sử dụng tất cả các công cụ thƣờng có của Marketing trực tuyến để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ đến các doanh nghiệp và cá nhân tiêu dùng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các công cụ Marketing trực tuyến thƣờng khác so với việc sử dụng các phƣơng tiện truyền thống. Một số công cụ thông dụng trong Marketing trực tuyến nhƣ sau:

Quảng cáo, cung cấp dịch vụ trên trang mạng của ngân hàng (Marketing Onsite): Xây dựng trang web, bao gồm cả phần chữ, hình ảnh, có thể có thêm âm thanh và video, đƣợc sử dụng để truyền tải thông điệp của ngân hàng trên mạng Internet, giới thiệu đến khách hàng tiềm năng và hiện tại về những công dụng, lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ ngân hàng. Trang web có thể bao gồm cả khả năng nắm bắt đƣợc xu hƣớng của khách hàng tiềm năng hoặc trực tiếp giao dịch sản phẩm, dịch vụ trên mạng Internet. Trang web cũng có thể đƣợc xem là hồ sơ giới thiệu, trung tâm thƣ tín của ngân hàng trên mạng Internet, và đây cũng là cách tốt nhất để hình thành bản sắc của ngân hàng.

Marketing onsite đòi hòi các ngân hàng phải rất tỉ mỉ trong việc theo dõi hành vi của khách hàng trên website bằng cách theo dõi các chỉ số nhƣ: thời gian tồn tại trung bình của 1 khách hàng trên website/1 lần truy cập, số trang trung bình của 1 khách hàng xem trên website, các khu vực nào trên website đƣợc khách hàng quan tâm và xem nhiều nhất.v.v. Qua các chỉ số này, ngân hàng sẽ biết đƣợc mức độ quan tâm của khách hàng đến những sản phẩm/dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp, sản phẩm/dịch vụ nào đƣợc khách hàng quan tâm nhất và khách hàng đến từ khu vực/địa phƣơng nào.v.v.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiểm (Search Engine Optimization): Công cụ tìm kiếm là một công cụ cơ bản dùng để tìm kiếm các địa chỉ trang web theo những chủ đề xác định. Khi khách hàng đến một công cụ tìm kiếm và gõ vào đó một từ khoá

hay một câu về chủ đề khách hàng cần tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm đó sẽ liệt kê cho khách hàng một danh sách các trang web thích hợp nhất với từ khoá mà khách hàng tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm khác nhau có những trình tự khác nhau để sắp xếp các trang web theo mức độ tƣơng thích với từ khoá mà khách hàng tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm đƣợc coi là sự lựa chọn đầu tiên để truy nhập tin tức hay thông tin về một sản phẩm và dịch vụ nào đó không chỉ đối với những ngƣời mới truy cập vào mạng Internet mà ngay cả những nhà Marketing chuyên nghiệp.

Khi khách hàng tìm kiếm 1 từ khóa có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng trên google.com, điều đó cho thấy khách hàng đang có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ đó và họ chính là đối tƣợng khách hàng tiềm năng. Việc hiển thị website của ngân hàng trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google vừa giúp ngân hàng tiếp cận đƣợc với khách hàng tiềm năng, vừa thể hiện vị thế của ngân hàng.

Hỗ trợ trực tuyến (Support Online): bao gồm các công cụ chat trực tuyến và email hỗ trợ khách hàng. Do nhiều khách hàng có đặc điểm muốn giữ bí mật về việc mình sử dụng SPDV của ngân hàng, không muốn đồng nghiệp, ngƣời thân, thậm chí là vợ/chồng biết đến. Vì vậy, khách hàng thƣờng chọn lên website để tìm kiếm thông tin hoặc ra trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng để tìm hiểu.

Công cụ chát trực tuyến cho phép khách hàng có thể hỏi, thắc mắc, tìm hiểu về SPDV của ngân hàng một cách thoải mái mà không lo sợ bị ngƣời khác biết. Với kênh này, tƣ vấn viên của ngân hàng có thể Marketing trực tiếp về các SPDV và các chƣơng trình khuyến mại hiện tại tới khách hàng một cách nhanh chóng. Nhƣng quan trọng hơn cả, đây là kênh Marketing 2 chiều, tức là giữa khách hàng và tƣ vấn viên có sự trao đổi và phản hồi thông tin với nhau. Trên thực tế, việc đầu tƣ nhân sự cho đội ngũ trả lời trực tuyến với khách hàng thƣờng đƣợc các ngân hàng kết hợp với đội ngũ tƣ vấn viên ở Trung tâm hỗ trợ khách hàng (contact centre).

Thư điện tử quảng cáo (Email Marketing): Đây là phƣơng thức cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thu thập phản hồi về sản phẩm, dịch vụ từ khách hàng thông qua email. Địa chỉ email của khách hàng tiềm năng và hiện tại có thể

thu thập hoặc có thể mua. Rất nhiều phƣơng thức đƣợc sử dung, ví dụ nhƣ thƣờng xuyên gửi các newsletter (thƣ giới thiệu sản phẩm của ngân hàng) hoặc phát tán email trên diện rộng những thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Email Marketing là một hình thức của Marketing trực tiếp qua thƣ tín.

Nội dung email gửi tới khách hàng là vấn đề quan trọng nhất mà các nhà làm Marketing của ngân hàng phải nghiên cứu kỹ. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng mới chỉ chú trọng đến việc gửi email Marketing để quảng bá về một SPDV mới mà chƣa chú trọng đến việc kết hợp cùng một lúc nhiều nội dung thông tin về nhiều SPDV khác nhau trong 1 email. Trong 1 email, các ngân hàng có thể bố trí 1 cách hợp lý các thông tin về chƣơng trình khuyến mại, các tiện ích nổi bật của SPDV, các SPDV mà ngân hàng đang muốn đẩy mạnh ra thị trƣờng hoặc đƣa thêm cả tin tức nổi bật về ngân hàng để PR thêm thƣơng hiệu v.v.

Để đo lƣờng đƣợc hiệu quả một cách chính xác, các email nên đƣợc thiết kế dƣới dạng HTML để khách hàng có thể tƣơng tác với email (có thể click vào các link của email). Đồng thời các link thuộc nội dung email nên đƣợc chèn thêm mã google anlytics để phục vụ cho công tác thống kê.

Các mạng xã hội (Social Media): Việc chia sẻ những nhận xét hoặc quan điểm cá nhân, tạo nên những chủ đề thảo luận trên các diễn đàn cũng nhƣ các hoạt động do chính những ngƣời tham gia vào mạng xã hội để giới thiệu đƣờng link đến trang web sản phẩm, dịch vụ trực tuyến của ngân hàng. Các ngân hàng có thể tạo tài khoản trên social media và kết bạn với nhiều khách hàng mục tiêu, hoặc có thể tạo Fan page và cố gắng thu hút nhiều khách hàng tham gia. Mỗi khi ngân hàng có chƣơng trình khuyến mại hoặc muốn truyền tải một thông tin nào đó, chỉ cần chèn nội dung trên tƣờng (wall), ngay lập tức, các thông tin đó sẽ đƣợc xuất hiện tại trang chủ của các khách hàng mục tiêu.

Quan hệ cộng đồng trực tuyến (PR Online) PR (Public Relation) là thuật ngữ chỉ công việc liên quan đến các mối quan hệ công chúng, do đó, PR online đƣợc hiểu là các công việc liên quan đến các mối quan hệ công chúng trên môi trƣờng internet. PR online bao gồm xây dựng sự hiểu biết, nhận thức và tạo ra hình

ảnh đẹp của ngân hàng trên môi trƣờng internet; kiểm soát các thông tin đa chiều về ngân hàng để kịp thời xử lý các rủi ro, thông tin xấu về ngân hàng. PR online thƣờng đƣợc quản lý trên hai kênh chính là: các trang tin tức online (dựa trên các mối quan hệ báo chí) và các diễn đàn, mạng xã hội.

Đối với PR qua các trang tin tức online: Các ngân hàng có thể chủ động viết bài, thông cáo báo chí, dựa trên các mối quan hệ truyền thông hoặc trả tiền cho các trang tin tức online để truyền tải thông tin. Hoặc các ngân hàng có thể tạo ra các “kịch bản” một cách khéo léo, các phóng viên sẽ bám theo kịch bản đó để viết bài. Khi đó các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đƣợc nhìn nhận nhƣ là một “trọng tài”, không thiên vị trong việc đƣa tin, vì vậy, thông điệp mà ngân hàng muốn truyền tải tới khách hàng đƣợc dựa trên đánh giá khách quan của chính cơ quan truyền thông.

Đối với PR qua các diễn đàn (hay còn gọi là Viral Marketing online): các ngân hàng có thể khơi gợi các chủ đề trên diễn đàn để “cài cắm” các thông tin muốn truyền tải, cũng nhƣ có thể thu thập đƣợc rất nhiều ý kiến của khách hàng về SPDV. Thông thƣờng các thông tin trên diễn đàn sẽ đƣợc các khách hàng đánh giá khách quan và hay đƣợc so sánh với nhiều ngân hàng khác nhau, nên việc tạo dƣ luận trên diễn đàn sẽ tốt cho việc ngân hàng muốn thăm dò ý kiến của khách hàng về một SPDV trên thị trƣờng.

Tổ chức sự kiện (Promotion): Các sự kiện online cũng là một kênh rất hữu hiệu để các ngân hàng sử dụng trong việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng. Bằng cách tham gia tài trợ hoặc là đối tác thanh toán cho các sự kiện online (đấu giá trực tuyến, hội trợ thời trang online v.v.) hoặc tự mình tổ chức các sự kiện online, các ngân hàng có thể thu hút đƣợc sự quan tâm của rất nhiều ngƣời dùng internet.

Quảng cáo trực tuyến (Ad Online): Với công cụ này, ngân hàng mua không

gian quảng cáo trên trang web đƣợc sở hữu bởi các công ty khác. Có sự khác biệt giữa quảng cáo trực tuyến và việc đƣa nội dung lên trang web của ngân hàng, nhiều ngân hàng đã nhầm lẫn giữa hai công việc này và nghĩ rằng chỉ cần quảng cáo trực tuyến trên trang web của mình là đủ. Quảng cáo trực tuyến có ý nghĩa rất đặc biệt

Một phần của tài liệu Phát triển Marketing trực tuyến tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Trang 36)