–TS1 bổ sung các vật liệu zeolite
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn vật liệu LaHY và HZSM -5 là các zeolite làm pha hoạt tính bổ sung cho xúc tác FCC –TS1 ở các tỉ lệ khác nhau như sau
Xúc tác 1 (XT1): 2%kl HZSM-5 + 98%kl (FCC –TS1) Xúc tác 2 (XT2): 5%kl HZSM-5 + 95%kl (FCC –TS1) Xúc tác 3 (XT3) : 5%kl LaHY + 95%kl (FCC – TS1)
Phản ứng cracking dầu ăn thải sử dụng lần lượt ba hệ xúc tác acid rắn được tiến hành trên hệ thiết bị SR-SCT-MAT (Single Receiver Short Contact Time Microactivity
Test). Xúc tác FCC tái sinh được phối trộn cơ học với các zeolite theo những tỉ lệ
xử lý sơ bộ bơm vào ống phản ứng bởi hệ thống bơm nguyên liệu và được gia nhiệt đến 500oC, thời gian phản ứng là 12 giây, điều kiển tự động bằng máy tính. Sản phẩm khí được phân tích thành phần bằng thiết bị sắc kí theo tiêu chuẩn ASTM D1945-3 và sản phẩm lỏng được phân tích bằng phương pháp GC-MS.
* Thực nghiệm: Quá trình được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chế biến dầu khí -Viện Dầu khí Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh.
2.5.4. Nghiên cứu phản ứng cracking pha lỏng dầu ăn thải sử dụng xúc tác FCC –TS2
Dầu ăn thải sau khi sử lý sơ bộ được đưa vào hệ thiết bị cracking gián đoạn do Viện Hóa Học Công Nghiệp Việt Nam chế tạo theo sơ đồ hình 2.5.
Hình 2.5.Sơ đồ thiết bị cracking xúc tác pha lỏng dầu ăn thải
* Điều kiện phản ứng: Quá trình cracking pha lỏng dầu thực vật thải sử dụng FCC –TS2 được tiến hành khảo sát ở điều kiện công nghệ như sau.
- Lượng nguyên liệu: 200 gam
- Tỉ lệ xúc tác/nguyên liệu (gam/gam) : 1/1 - Nhiệt độ phản ứng: khảo sát ở 400 oC và 420 oC - Tốc độ khuấy trộn: 200 vòng/phút
* Thực nghiệm: Cho xúc tác và nguyên liệu theo tỷ lệ đã định vào thiết bị cracking pha lỏng gián đoạn. Vừa khuấy vừa gia nhiệt hỗn hợp, đồng thời thiết lập tốc độ khuấy trộn. Nhiệt độ của phản ứng được nâng dần đến nhiệt độ cài đặt bằng bộ phận gia nhiệt ở vỏ thiết bị. Nhiệt độ bên ngoài thiết bị và trong hỗn hợp phản
ứng được đo bằng các cặp nhiệt điện hiển thị trên đồng hồ. Nhiệt độ được khống chế bằng rơle nhiệt tự động đóng - ngắt. Dưới tác dụng của nhiệt độ và xúc tác, quá trình phản ứng diễn ra mạnh mẽ. Các phân tử hydrocarbon sau khi bị cracking, bay hơi lên đỉnh thiết bị, qua sinh hàn, các thành phần nặng hơn được ngưng tụ trong sinh hàn và đi vào bình nón chứa sản phẩm lỏng. Qúa trình được thực hiện tại phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hóa dầu – Viện hóa học công nghiệp Việt Nam.
- Sản phẩm cặn không chuyển hóa bám vào xúc tác được xác định định lượng theo cách:
mcặn không chuyển hóa = mxúc tác sau p/ư - mxúc tác ban đầu
- Lượng nước trong sản phẩm và lượng sản phẩm lỏng cracking được xác định bằng cách dùng phếu chiết để tách nước sau đó đem cân thu được mlỏng và mnước.
- Lượng sản phẩm khí xác định theo công thức:
mkhí = mnguyên liệu - mlỏng - mcặn không chuyển hóa - mnước.
- Phần trăm khối lượng các phân đoạn sản phẩm xác định theo công thức. Lượng sản phẩm (%) = msản phầm x 100% / mnguyên liệu
- Sản phẩm lỏng cuối sau chưng cất đơn được phân tích thành phần bằng thiết bị GC-MS HP-6890 tại trung tâm hóa dầu - Trường ĐHKHTN- ĐHQGHN.