Phân tích cảm nhận về dự định nghỉ việc của nhân viên Việt Nam trong các

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH VỚI NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 72)

các công ty liên doanh với Nhật

Dùng kiểm định T-test so sánh các giá trị trung bình của dự định nghỉ việc đối với điểm giữa của thang đo (Trung hòa = 3) để đánh giá cảm nhận của nhân viên về yếu tố này (Bảng 4.11, Phụ lục 9). Kết quả kiểm định này cho thấy giá trị trung bình dự định nghỉ việc của các nhân viên Việt Nam trong các công ty liên doanh với Nhật được khảo sát khác với mức Trung hòa = 3 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 nhưng giá trị trung bình này không cao lắm. Điểm trung bình của dự định nghỉ việc

73

là 3.4284 lớn hơn mức điểm giữa của thang đo nhưng chưa đạt đến giá trị Đồng ý = 4.

Bảng 4.11. Kết quả kiểm định T-Test đối với dự định nghỉ việc

One – Sample Test

Nhân tố Giá trị trung bình Giá trị kiểm định = 3

T Sig. (2-tailed) Độ lệch chuẩn

NGHIVIEC 3.4284 6.579 0.000 1.10903

Qua thống kê chi tiết các biến quan sát trong thành phần dự định nghỉ việc (Bảng 4.12, xem thêm Phụ lục 10) cho thấy mặc dù điểm trung bình của thành phần này không cao nhưng phần lớn các nhân viên khảo sát đều có mức độ đồng ý là 4 và 5, đặc biệt là biến quan sát Nghiviec3 “Tôi sẽ nghỉ việc nếu tìm được một việc làm khác tốt hơn” có giá trị trung bình cao nhất là 3.83 với 33.1% nhân viên chọn đồng ý và 33.6% nhân viên khảo sát chọn hoàn toàn đồng ý, trong khi biến quan sát Nghiviec4 “Tôi đang tìm kiếm việc làm ở một công ty khác” thì lại có giá trị trung bình thấp nhất là 3.17. Giá trị trung bình của biến Nghiviec1 “Tôi không có ý định làm việc lâu dài tại công ty hiện tại” là 3.43 và của biến Nghiviec2 “Có lẽ tôi sẽ tìm một chỗ làm khác trong năm sau” là 3.28. Kết quả này là một tín hiệu cảnh báo đối với Ban lãnh đạo các công ty liên doanh với Nhật hiện nay về ý định nghỉ việc của các nhân viên.

74

Bảng 4.12. Thống kê mô tả các giá trị thang đo dự định nghỉ việc

Biến quan sát Trung bình Mode Độ lệch chuẩn

Nghiviec1 3.43 4 1.250

Nghiviec2 3.28 4 1.328

Nghiviec3 3.83 5 1.208

Nghiviec4 3.17 4 1.385

Hình 4.2. Đồ thị biểu hiện giá trị trung bình thang đo dự định nghỉ việc

Dùng kiểm định Independent Sample T-Test so sánh giá trị trung bình của dự định nghỉ việc giữa nam nhân viên và nữ nhân viên trong các công ty liên doanh với Nhật (Bảng 4.13 và Bảng 4.14, Phụ lục 11). Kết quả cho thấy kiểm định Levene’s Test trong bảng 4.11 có giá trị Sig. = 0.249 (dưới 0.5) nên ta sẽ dùng kết quả kiểm

75

định t ở dòng thứ hai (Phương sai không bằng nhau). Giá trị Sig. của kiểm định t là 0.870 nên ta kết luận không có sự khác biệt về dự định nghỉ việc giữa nam nhân viên và nữ nhân viên hiện đang công tác tại các công ty liên doanh với Nhật được khảo sát.

Bảng 4.13. Thống kê theo các nhóm

Gioitinh Trung bình Độ lệch chuẩn

NGHIVIEC Nam 3.4392 1.15505

Nữ 3.4178 1.06557

Bảng 4.14. Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test Kiểm định

Levene's Test

Kiểm định t-test đối với trung bình các nhóm

F Sig. T Sig. (2 đuôi)

NGHIVIEC

Phương sai bằng

nhau 1.332 0.249 0.164 0.870

Phương sai không

bằng nhau 0.164 0.870

Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm định tương tự để so sánh giá trị trung bình của dự định nghỉ việc giữa nhân viên chưa kết hôn và đã kết hôn thì ta lại tìm thấy có sự khác biệt (Bảng 4.15, Bảng 4.16, Phụ lục 11). Kết quả kiểm định t có giá trị Sig. = 0.003 (dưới 0.05) nên ta bác bỏ giả thuyết cho rằng giá trị trung bình của dự định nghỉ việc giữa nhân viên chưa kết hôn và nhân viên đã kết hôn là không khác nhau. Kết quả còn cho thấy những người đã kết hôn có ý định nghỉ việc thấp hơn so với các nhân viên chưa kết hôn một cách có ý nghĩa thống kê (dựa vào giá trị trung bình trong bảng 4.12).

Bảng 4.15. Thống kê theo các nhóm

Honnhan Trung bình Độ lệch chuẩn

NGHIVIEC Chưa kết hôn 3.6053 1.02592

76

Bảng 4.16. Kết quả kiểm định Independent Samples Test Kiểm định

Levene's Test

Kiểm định t-test đối với trung bình các nhóm

F Sig. T Sig. (2 đuôi)

NGHIVIEC

Phương sai bằng

nhau 8.869 0.003 3.035 0.003

Phương sai không

bằng nhau 2.996 0.003

Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành thực hiện phân tích phương sai một yếu tố (kiểm định One – Way Anova) để tìm hiểu xem có sự khác biệt nào trong việc đánh giá yếu tố dự định nghỉ việc của các nhân viên được khảo sát phân theo trình độ học vấn. Kết quả phân tích phương sai một yếu tố được trình bày trong bảng 4.17, 4.18 và 4.19 (Xem Phụ lục 12) .Với mức ý nghĩa Sig. = 0.04 nếu ta chấp nhận độ tin cậy của phép kiểm định này là 95% (mức ý nghĩa = 0.5) thì có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá dự định nghỉ việc giữa ba nhóm nhân viên có trình độ học vấn khác nhau. Giá trị Sig. của kiểm định Levene là 0.01 chứng tỏ có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm học vấn nên ta dùng kiểm định Tamhane’s để biết được sự đánh giá này là khác nhau ở nhóm học vấn nào. Tuy nhiên, bảng kết quả cuối cùng của bảng 4.17 lại không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa ba nhóm nhân viên phân theo trình độ học vấn (các giá trị Sig. đều lớn hơn 0.05). Bảng 4.17. Thống kê mô tả NGHIVIEC N Trung bình Độ lệch chuẩn Phổ thông 2 3.8750 0.17678 Trung cấp, cao đẳng 87 3.3075 1.08082 Đại học trở lên 201 3.4764 1.12433 Tổng cộng 290 3.4284 1.10903

77

Bảng 4.18. Kiểm định Levene’s test

NGHIVIEC

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

1.805 2 287 0.166

Bảng 4.19. Kết quả phân tích ANOVA

NGHIVIEC Tổng các chênh lệch bình phương df Chênh lệch bình phương bình quân F Sig. Giữa các nhóm 2.134 2 1.067 0.867 0.421 Trong nhóm 353.319 287 1.231 Total 355.453 289

Bảng 4.20. Kiểm định Post Hoc

Biến phụ thuộc: NGHIVIEC Dunnett T3

(I) Hocvan (J) Hocvan Sig.

Phổ thông Trung cấp, cao đẳng 0.087

Đại học trở lên 0.234

Trung cấp, cao đẳng Phổ thông 0.087

Đại học trở lên 0.543

Đại học trở lên Phổ thông 0.234

Trung cấp, cao đẳng 0.543

Tiếp tục thực hiện phân tích phương sai một yếu tố để tìm hiểu xem có sự khác biệt nào trong việc đánh giá yếu tố dự định nghỉ việc của các nhân viên được khảo sát phân theo độ tuổi, thâm niên công tác và thu nhập hàng tháng (Xem Phụ lục 12). Về độ tuổi, kết quả cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nhân viên có độ tuổi dưới 25 và nhóm nhân viên có độ tuổi trên 40 và mức độ dự định nghỉ việc có vẻ giảm dần khi độ tuổi càng cao (dựa trên giá trị trung bình trong bảng thống kê mô tả). Xét theo thâm niên công tác, ta chỉ tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm người có thời gian công tác từ 3 năm đến 10

78

năm và nhóm người có thời gian công tác trên 10 năm và kết quả còn cho thấy dự định nghỉ việc có vẻ tăng dần đối với nhân viên có thâm niên trong khoảng thời gian 10 năm công tác và giảm dần sau 10 năm công tác. Xét theo thu nhập hàng tháng, kết quả thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá dự định nghỉ việc giữa nhóm nhân viên có thu nhập dưới 7 triệu và nhóm nhân viên có thu nhập trên 15 triệu. Nhìn vào bảng thống kê mô tả, chúng ta có thể thấy mức độ dự định nghỉ việc có vẻ được đánh giá giảm dần khi thu nhập tăng dần.

4.7. Tóm tắt

Trong Chương 4, nghiên cứu đã trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu, thực hiện việc kiểm định thang đo các yếu tố dẫn đến dự định nghỉ việc và thang đo dự định nghỉ việc thông qua công cụ Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA. Chương này cũng tiến hành thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy và thực hiện đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến dự định nghỉ việc của nhân viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 7 biến tác động đưa vào mô hình phân tích hồi quy có 5 biến tác động có mối quan hệ tuyến tính với biến dự định nghỉ việc, đó là các biến : sự hỗ trợ từ lãnh đạo, sự căng thẳng do công việc, cơ hội thăng tiến, lương và nhân tố lôi kéo. Từ đó, nghiên cứu đi đến kết luận rằng trong bảy giả thuyết đề nghị trong Chương 2, hai giả thuyết H3 và H6 bị bác bỏ còn năm giả thuyết còn lại là H1, H2, H4, H5 và H7 được chấp nhận. Chương tiếp theo sẽ trình bày tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cũng như hạn chế của đề tài nghiên cứu.

79

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Giới thiệu

Chương 4 đã thực hiện phân tích chi tiết về các kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu. Trong Chương này, đề tài sẽ trình bày hai nội dung chính : thứ nhất là tóm tắt những kết quả chính và trình bày ý nghĩa thực tiễn đạt được của nghiên cứu từ đó nêu ra những chính sách tổng hợp từ kết quả nghiên cứu và thứ hai là các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH VỚI NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)