Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (Trang 94)

- Sắp xếp cơ cấu lãnh đạo phù hợp đối với mỗi chi nhánh. Người lãnh đạo phải có đủ năng lực, trình độ quản lý phù hợp với vị trí, xứng tầm với quy mô của chi nhánh. Đặc biệt, Giám đốc chi nhánh phải nắm bắt rõ tình hình của chi nhánh mình, có khả năng đoàn kết nội bộ, tạo niềm tin cho nhân viên để điều hành công việc

hiệu quả, đặc biệt là những chi nhánh trên địa bàn cạnh tranh gay gắt như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

- Xây dựng cơ chế quy trách nhiệm đối với các bộ phận, cá nhân để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Quản lý thông tin tín dụng chặt chẽ, đầy đủ để các chi nhánh có thông tin tham chiếu kịp thời, thống nhất.

- Ban tín dụng tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng văn hóa, các chính sách, quy tắc quản trị chung cho công tác quản trị tín dụng phù hợp với đặc điểm, mô hình của Agribank cũng như thông lệ quốc tế.

- Yêu cầu bằng văn bản và tiến hành kiểm tra việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đúng thời hạn, phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ tại chi nhánh. Tránh trường hợp nhận định và xếp loại khách hàng thiên về định tính và ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng món vay. Một số chi nhánh công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng chưa có kế hoạch kiểm tra xếp loại đúng đắn hoặc làm một cách qua loa sơ sài. Tăng cường đào tạo cán bộ tín dụng đảm nhiệm công việc chấm điểm để hoạt động này hiệu quả hơn. Tiến hành cập nhật, chỉnh sửa hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ cho phù hợp với tình hình mới.

- Tập huấn các lớp nghiệp vụ IPCAS, tiến hành vận hành thử Thông tư 02 của NHNN để phân loại nợ, qua đó xem xét, đánh giá tình hình nợ xấu của hệ thống. Trụ sở chính hướng dẫn các chi nhánh thực hiện Thông tư 02/NHNN để trên hệ thống công nghệ thông tin để các cán bộ tín dụng thực hiện tốt khi thông tư có hiệu lực từ 01/06/2014.

- Tăng cường hơn nữa công tác thống kê, dự báo của Ban thống kê dự báo NHNo&PTNT Việt Nam. Tập trung nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm để làm tăng độ tin cậy của dự báo. Và đây sẽ là căn cứ quan trọng để các chi nhánh tham khảo khi tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên những nguyên nhân tồn tại rút ra từ sự phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nợ xấu, hạn chế và xử lý nợ xấu của các NHNo&PTNT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ở chương 2, đồng thời căn cứ vào mục tiêu chiến lược, chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, chương này đề xuất những giải pháp cụ thể phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của việc hạn chế và xử lý nợ xấu của các NHNo&PTNT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong thời gian qua, hệ thống NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng đã góp phần đáng kể trong việc huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, cung ứng vốn phục vụ cho việc phát triển KTXH, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. NHNo&PTNT Việt Nam với vai trò chủ đạo là phục vụ “Tam nông” đang từng bước làm thay đổi kinh tế nông nghiệp, góp phần làm cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn ngày càng phát triển. Là địa bàn năng động, các NHNo&PTNT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước về huy động tiền gửi, và dư nợ tín dụng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Agribank. Tuy nhiên, hiện nay do tình hình nợ xấu ngày một gia tăng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng, các NHNo&PTNT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn. Qua đánh giá tình hình hoạt động tín dụng, nợ xấu, việc hạn chế và xử lý nợ xấu tại các NHNo&PTNT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, luận văn đã nêu ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần làm cho vấn đề hạn chế và xử lý nợ xấu ngày càng hiệu quả hơn.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hóa lý luận cơ bản về NHTM, hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, nợ xấu, hạn chế và xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

2. Trình bày thực trạng hoạt động tín dụng, thực trạng nợ xấu của các NHTM khu vực TP Hồ Chí Minh nói chung, của các NHNo&PTNT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng. Phân tích những nguyên nhân tồn tại làm cho nợ xấu gia tăng, hạn chế và xử lý nợ xấu chưa hiệu quả, từ đó rút ra những yếu kém cần khắc phục.

3. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với các NHNo&PTNT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, góp phần giảm nợ xấu, biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu có hiệu quả giúp nâng cao năng lực tài chính để đủ sức cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, mở rộng thị phần, đáp

ứng vốn cho NHNo&PTNT Việt Nam phục vụ “Tam nông” nói riêng, cho nền kinh tế phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Các giải pháp và đề xuất kiến nghị trong luận văn dựa trên cơ sở lý luận, thông qua tình hình thực tiễn tại Agribank khu vực TP Hồ Chí Minh, tham khảo các tạp chí, tài liệu liên quan đến hoạt động ngân hàng, chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như trình độ nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn bè để luận văn càng hoàn chỉnh và sát với thực tế hơn.

2020.

2. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN

ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Ban hành Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thông kê, TP.HCM.

7. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương (2005), Nguyễn Quốc Anh, Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động Xã Hội, Hà Nội. 8. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương (2005), Nguyễn Quốc Anh, Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TP.HCM.

9. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương (2005),

Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TP.HCM.

10. Tạp chí: Kinh tế phát triển, tạp chí Ngân hàng,…

11. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

12. Trung tâm Thông tin tín dụng NHNN Việt Nam: http://www.cic.org.vn

13. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (Trang 94)