Môi trường kinh tế không ổn định

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (Trang 60)

Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chịu ảnh hưởng tác động trực tiếp của môi trường kinh tế xã hội. Trong một nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh, tiềm năng sản xuất và tiêu dùng của xã hội còn lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh có điều kiện tốt để phát triển. Nhưng trong một nền kinh tế bị khủng hoảng, đang đà xuống dốc, tỷ lệ lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, đầu tư giảm sút, thu nhập của mọi thành viên trong xã hội đều giảm thì khả năng phát triển sản xuất kinh doanh là rất kém, ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tác động xấu của tình hình kinh tế xã hội trong thời gian qua làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cho ngân hàng, phát sinh nợ xấu. - Do lãi suất cho vay cao

Khi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp làm ăn bế tắc trước khủng hoảng và lạm phát, chi phí đầu vào gia tăng, đầu ra khó khăn. Trong đó, một trong những khó khăn đẩy doanh nghiệp khó khăn càng khó khăn hơn là sự gia tăng lãi suất cho vay từ phía ngân hàng. Ngân hàng cho vay lãi suất cao cũng đồng nghĩa đồng tiền chuyển vào các lĩnh vực có yếu tố rủi ro cao, khiến rủi ro tín dụng lớn. Thêm vào đó, khi lãi suất vay quá cao, ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bởi gánh nặng chi phí tài chính lớn.

Ở thời điểm giữa năm 2011, lãi suất cho vay của Agribank khoảng 19-22%. Kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước đình trệ, mà chi phí sử dụng vốn vay lại gia tăng. Doanh thu, thu nhập không có, trong khi chi phí ngày càng lớn dần, nên sản xuất ngày càng bế tắc. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, hàng loạt doanh nghiệp bị suy giảm sản xuất, và một số tạm ngưng kinh doanh… Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, trong năm 2011 có hơn 53.000 doanh nghiệp phải đóng cửa. Khi doanh nghiệp không hoạt động, không có lợi nhuận thì không có khả năng thanh toán nợ ngân hàng. Và những khoản vay của họ lần lượt hình thành các khoản nợ xấu. - Do tín dụng tăng trưởng nóng

Trong những năm từ trước khủng hoảng kinh tế thế giới, quá trình tăng trưởng tín dụng nước ta quá nóng, cộng với cơn sốt cho vay bất động sản, chứng khoáng ồ ạt trong thời kỳ 2006-2007, thì nợ xấu là kết quả tất yếu.

Sự phát triển ồ ạt của các phòng giao dịch, chi nhánh trên địa bàn. Trước đây, Agribank còn cho phép một số phòng giao dịch mở trên các địa bàn khác nhau, cho nên mức độ am hiểu địa bàn, đặc điểm khách hàng còn hạn chế, dễ dàng phát sinh nợ xấu.

- Do vốn cho vay trong lĩnh vực bất động sản bị siết chặt

Các doanh nghiệp bất động sản phát triển dự án từ vài trăm đến hàng ngàn tỷ đồng thì cơ cấu vốn vay tín dụng chiếm khoảng 60-75% nguồn vốn triển khai dự án, phần còn lại là huy động vốn góp của người mua nhà và vốn tự có. Cho đến khi bong bóng bất động sản vỡ, nhiều dự án đóng băng, thì vốn cho lĩnh vực này cũng bị siết chặt.

Được sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành cơ chế siết chặt tín dụng, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Ngừng cho vay đối với các dự án mới. Đối với những dự án đang thi công dở dang, nợ xấu có dấu hiệu phát sinh, để giải ngân thêm phải xem xét đánh giá lại phương án và trình Trụ sở chính phê duyệt. Vốn tín dụng không được bơm tiếp mà bị thu hẹp, dẫn đến các dự án bất động sản gặp nhiều khó khăn hơn làm cho tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng tăng cao.

- Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế

Trong giai đoạn hội nhập, những biến động của thị trường thế giới và trong khu vực sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước là tất yếu. khởi đầu là cuộc khủng hoảng tín dụng quốc tế mà bắt nguồn từ gánh nặng nợ khó đòi của hệ thống tín dụng liên quan đến thị trường bất động sản phái sinh của Mỹ. Tiếp theo là các cuộc khủng hoảng tài chính tại các cường quốc trên thế giới, lạm phát kéo dài, khủng hoảng nợ công tràn lan tại các quốc gia Châu âu như: Hy Lạp, Tây Ban Nha,… Do đó, hệ thống NHTM VN cũng bị ảnh hưởng. Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập

quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Sự cạnh tranh của các NHTM VN và nước ngoài trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các NHTM trong nước có hệ thống quản lý yếu bị thua thiệt do hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. Thị trường bất động sản và chứng khoán VN đang trong tình cảnh khó khăn, khả năng các khoản nợ đầu tư vào hai thị trường đó khó có thể thu hồi, giá nhà đất và chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, việc mua bán diễn ra khó khăn hơn, các khách hàng sẽ không có nguồn trả nợ, đồng thời tỷ lệ tài sản đảm bảo không đủ đảm bảo cho dư nợ còn lại… làm cho hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn của rủi ro tín dụng xuất hiện. Thời gian qua, giá cả trên thị trường tăng liên tục, chủ yếu là nguyên liệu… ảnh hưởng đến giá thành sản xuất mà nhiều DN ký hợp đồng từ trước đó, làm cho DN khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng

- Vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả:

Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng chưa phát huy hiệu quả: ở nước ta hiện nay, mặc dù trung tâm Thông tin tín dụng trực thuộc ngân hàng nhà nước (CIC) bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng thật sự vẫn chưa là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả.

Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của thông tin CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng tham khảo trước khi ra quyết định cho vay, hay từ chối hợp lý. Tuy nhiên hiện nay, cơ sở dữ liệu của CIC chưa đầy đủ một phần do chưa có sự hợp tác tốt của các ngân hàng, dẫn đến thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật tình hình quan hệ tín dụng của các khách hàng. Cụ thể:

+ Hệ thống cung cấp thông tin của CIC mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ vay của các doanh nghiệp tại các NHTM, chưa có thông tin tài chính và phi tài chính như thâm niên hoạt động, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.

+ Việc cung cấp thông tin còn chậm và chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của các NHTM

+ Thông tin về khách hàng chưa được CIC cập nhật kịp thời. Đối với khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng với các NHTM nào thì CIC hoàn toàn không có thông tin của khách hàng này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (Trang 60)