- Thực trạng hoạt động kinh doanh của người đi vay và khả năng quản lý kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của người đi vay bao gồm cả các hoạt động có sử dụng và không sử dụng vốn vay Ngân hàng. Mọi quy trình tín dụng luôn bao gồm giai đoạn sử dụng tiền vay của người đi vay. Do vậy, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của người đi vay mà có sử dụng vốn vay Ngân hàng là nguyên nhân trực tiếp gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khoa học, không xây dựng được các chỉ tiêu quan trọng như: dự toán dòng tiền, định mức tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu giá thành, nguồn nguyên vật liệu,…
Tuy nhiên, cho dù có tính toán phương án sản xuất kinh doanh chi tiết, khoa học, nhưng rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh là không thể dự đoán được và có thể tác động xấu đến kết quả kinh doanh của họ. Rủi ro trong kinh doanh của doanh
nghiệp cũng chính là rủi ro trong công tác tín dụng của Ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng.
- Thị trường cung cấp nguyên vật liệu biến động gây thiệt hại cho doanh nghiệp Giá cả các nguyên liệu đầu vào gia tăng làm tăng giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm thì đảm bảo mức lợi nhuận, nhưng sản phẩm khó tiêu thụ hơn, tồn kho lớn hơn, luân chuyển vốn chậm, ảnh hưởng đến việc trả nợ vay Ngân hàng. Nếu doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm thì ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng tái sản xuất của doanh nghiệp, thậm chí bị lỗ vốn và không trả được nợ cho ngân hàng.
Nếu thiếu nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp có thể tìm nguồn nguyên liệu thay thế. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ, lợi nhuận và khả năng trả nợ ngân hàng.
- Doanh nghiệp Việt Nam quy mô vốn nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, dễ bị động bởi yếu tố thị trường nên khi ngân hàng cho vay với dự án lớn, tỷ trọng vốn vay của ngân hàng trên vốn tự có của doanh nghiệp rất cao, dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng là rất cao
- Trình độ quản lý và trình độ nhân viên của doanh nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền kinh tế hội nhập. Công nghệ còn lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kĩ chất lượng hàng hóa chưa cao, không đủ sức cạnh tranh, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, là gánh nặng cho ngân hàng khi cho vay.
- Hội nhập WTO, sản xuất trong nước phải cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn với hàng nhập, tình hình nhập lậu hoàng hóa ngày càng tăng, nên các DN chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp sự thay đổi của đất nước.
- Chưa có một hệ thống dự báo và thống kê kịp thời, đầy đủ chính xác về thị trường, những rủi ro khách quan có thể xảy ra và tác động tới các chủ thể trong nền kinh tế. có nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ do không theo kịp chính sách quản lý kinh tế và biến động của thị trường mà ngân hàng cho vay phải gánh chịu.
- Doanh nghiệp thường xem nhẹ công tác kế toán thống kê, còn lúng túng trong việc lập các báo cáo kế toán. Việc lập báo cáo thống kê còn ít nhiều mang tính đối phó, chưa phản ánh đúng bản chất của doanh nghiệp. hoạt động kiểm soát nội bộ của các DN VN còn yếu kém, hoặc chưa có, các báo cáo tài chính phần lớn không có kiểm toán nên độ tin cậy đối với ngân hàng không cao, gây khó khăn trong việc phân tích tín dụng của ngân hàng