Nhóm giải pháp hạn chế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (Trang 71)

3.2.1.1. Giải pháp về tín dụng:

Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng đã được NHNo&PTNT Việt Nam ban hành. Mô hình quản trị rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam hướng tới việc 5 mục tiêu, trong đó xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp, nhưng phải tạo điều kiện thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt. Dựa vào mô hình, tiêu chí được Agribank chấp nhận, các chi nhánh vận dụng linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, chi nhánh mình sao cho hài hòa các mục tiêu, nhưng không xa rời mục tiêu tổng thể.

Nâng cao chất lượng quy trình thẩm định tín dụng. Công tác thẩm định tín dụng để quyết định ngân hàng có nên cho một khách hàng vay và vay với hạn mức bao nhiêu là rất quan trọng. Cần tập trung vào các nội dung sau:

- Tăng cường công tác điều tra thu thập thông tin

Quan hệ tín dụng hình thành trên cơ sở sự tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Muốn có sự tin tưởng đó, ngân hàng phải nắm trong tay hàng loạt thông tin về khách hàng, do đó có thể nói thông tin tín dụng luôn luôn đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định cho vay.

Để nâng cao chất lượng phân tích tín dụng, chi nhánh cần hoàn thiện công tác điều tra thu thập thông tin về khách hàng. Một thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro. Phân tích đánh giá khách hàng trước khi cho vay vì khách hàng là đối tượng quan trọng nhất đảm bảo an toàn cho khoản tín dụng mà ngân hàng cấp ra. Khách hàng là người chịu trách nhiệm việc sử dụng và hoàn trả vốn vay, là người quyết định hiệu quả của khoản tiền vay. Vì vậy đây là một biện pháp rất quan trọng và cần thiết. Nếu ngân hàng không cẩn trọng trong việc xem xét đánh giá khách hàng trước khi cho vay có thể dẫn đến hậu quả là mức dư nợ quá hạn quá cao. Hiện nay, khâu phân tích đánh giá khách hàng của Agribank còn sơ sài, thiếu thông tin. Vì thế, cần thực hiện có hiệu quả các khâu sau:

+ Thu thập thông tin về khách hàng

Trong hoạt động tín dụng, thông tin về khách hàng rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay hay không. Hiện nay, việc khai thác thông tin khách hàng thường qua báo cáo của khách hàng, chẳng hạn thông tin về tài chính thường dựa trên báo cóa tài chính trong các năm gần đây của khách hàng (doanh nghiệp). Các báo cáo do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực của báo cáo. Do vậy, đối với cán bộ ngân hàng, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, cần thu thập thêm thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN (CIC), Trung tâm thông tin của NHTM (TPR), từ phản ánh của cán bộ, công nhân viên,…

Khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng, bên cạnh việc khai thác thông tin về khách hàng, CBTD còn phải khai thác thông tin mang tính chất thị trường về sản phẩm khách hàng kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản đảm bảo,…

+ Tăng cường các phương pháp thu thập thông tin

Các phương pháp phổ biến là phân tích và tổng hợp các thông tin đã có, bên cạnh đó là trao đổi với các cơ quan chức năng và trong hệ thống ngân hàng. Một phương pháp khác cũng góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu về khách hàng đó là phỏng vấn trực tiếp khách hàng. Đây được coi là một phương pháp khả quan khi mà nhân viên ngân hàng trực tiếp điều tra thu thập thông tin từ chính người đi vay vốn. Một CBTD hiểu tâm lý, biết nhân tướng học, qua giao tiếp có thể biết nhân cách khách hàng, tình cảnh gia đình, quan hệ chủ nợ.

+ Phân tích xử lý thông tin

Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, CBTD phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ của vốn vay. Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Yêu cầu phân tích đánh giá khách hàng phải thấy được khả năng tài chính hiện tại, tiềm năng trong tương lai, khả năng hoàn trả món vay của khách hàng. Việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó tạo lập cơ sở ban đầu để cho Ngân hàng làm căn cứ đưa ra những quyết định trong kinh doanh của mình. Phương pháp và nội dung phân tích thông tin cần đảm bảo mức độ chính xác cả về uy tín lẫn khả năng trả nợ của người vay. Ngân hàng cần phải phân tích tín dụng ở cả hai mặt là phân tích tài chính và phân tích phi tài chính:

* Phân tích phi tài chính (phân tích định lượng) là phân tích các yếu tố ít hoặc không liên quan tới vấn đề tài chính của khách hàng một cách trực tiếp. Để phân tích tốt những yếu tố phi tài chính đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm phỏng vấn khách hàng nhằm phát hiện những tình huống gian lận trong khai báo với ngân hàng. Các yếu tố phi tài chính sau cần phân tích: phân tích kiểm tra tính

pháp lý của khách hàng xem khách hàng có năng lực hành vi dân sự hay năng lực pháp luật dân sự, kiểm tra mục đích của khoản vay, ngân hàng cần biết khách hàng sử dụng tiền vay để làm gì? Khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng có cung cấp sự cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng hay không? Cần làm rõ thiện chí trả nợ của khách hàng.

* Phân tích tình hình tài chính (phân tích định lượng) trước hết CBTD cần phân tích tổng quát việc phân bổ nguồn vốn và tài sản, đánh giá kết quả kinh doanh, tình hình phân phối sau thu nhập, tính chất các khoản chi phí, biến động của doanh thu, lợi nhuận, chi phí qua các thời kỳ thông qua các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu đòn bẩy nợ, chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu sinh lời,…tùy theo từng loại hình cấp tín dụng mà ngân hàng quan tâm đến các chỉ số khác nhau. CBTD cần phải phân tích lưu chuyển tiền tệ của phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng dựa vào lưu chuyển tiền tệ giúp ngân hàng xác định dòng tiền của khách hàng từ đâu mà có, cũng như tình hình sử dụng tiền của doanh nghiệp.

Làm tốt các công việc trên sẽ góp phần giúp chi nhánh xác định được tính chính xác về đối tượng vay vốn, về uy tín, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, qua đó, loại trừ được những người vay quá mạo hiểm, tìm được những khách hàng an toàn từ đó có thể mang lại lợi ích cho ngân hàng, đồng thời giảm thiểu rủi ro do chất lượng thông tin mang lại.

- Nâng cao chất lượng ở khâu thẩm định

Thẩm định tín dụng là một bước rất quan trọng để giúp ngân hàng đưa ra các quyết định tín dụng được chính xác, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng khoản vay. Thẩm định tín dụng là phân tích tài chính và phi tài chính của khách hàng, xem xét khách hàng có khả năng hoàn trả vốn vay hay không. Từ việc thẩm định này, tìm kiếm những tình huống có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng, và tìm ra những biện pháp phòng ngừa, và hạn chế những thiệt hại do những rủi ro đó gây ra Xu hướng hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn. Các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh

doanh phức tạp hơn và thị trường diễn biến thất thường hơn, tính cạnh tranh cao hơn. Do đó, công tác thẩm định lại càng quan trọng hơn trước khi quyết định cho vay. Việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án đó. Để chất lượng thẩm định dự án, phương án đạt chất lượng, cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án.

Trong công tác thẩm định, ngân hàng đã sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của khách hàng, nhưng chỉ dừng lại ở việc phân tích các chỉ tiêu riêng lẻ, nhiều khi kết quả không chính xác, nên CBTd cần phải có nhận xét tổng hợp, kết hợp giữa các chỉ tiêu, xem xét sự tác động giữa các chỉ tiêu với nhau. Và cũng tùy thuộc vào các khoản vay ngắn hạn hay dài hạn mà xem xét các chỉ tiêu, nếu là khoản vay ngắn hạn thì chỉ tiêu khả năng thanh toán sẽ được quan tâm ưu tiên nhiều hơn, nếu là khoản vay dài hạn thì dự án hoạt động, khả năng sinh lời, chỉ tiêu hao mòn tài sản cố định … sẽ được chú ý nhiều hơn. Có rất nhiều chỉ tiêu để nhận diện được tình hình tài chính của doanh nghiệp, thế nhưng điều quan trọng là tổng hợp, đánh giá chung cuối cùng của CBTD.

- Cần phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của họ. Doanh thu và kết quả kinh doanh là hai chỉ tiêu quan trọng vì vậy ngân hàng cần phải phân tích hai chỉ tiêu này trước khi cho vay. Doanh thu là chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh chất lượng của quá trình tiêu thụ hàng hóa. Doanh thu của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có điều kiện tăng thu nhập và mở rộng sản xuất có khả năng trả nợ ngân hàng. Còn kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh càng cao thể hiện quá trình hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả, khả năng sử dụng vốn vay đạt mục tiêu kinh tế đặt ra, khoản tín dụng của ngân hàng càng có điều kiện hoàn trả đúng hạn. - Cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất để có thể đánh giá được ảnh hưởng của nó đến mức độ rủi ro của khoản vay sau này. Việc phân tích tình hình tài chính của doanh

nghiệp cho thấy doanh nghiệp đang thừa vốn hay thiếu vốn, vốn của doanh nghiệp được sử dụng như thế nào, khả năng tiềm tàng nằm ở đâu để từ đó có những quyết định đúng đắn với các khoản tín dụng phát ra.

Đối với phân tích dự án vay, cần phân tích:

- Khả năng đáp ứng về vốn cho dự án. Qua phân tích chỉ tiêu này, ngân hàng có được con số chính xác hơn về vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án. Nếu như vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án đủ lớn theo quy định của từng loại ngành nghề, có tài sản bảo đảm hay không thì ngân hàng mới cho vay. Điều này bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng triệt để các tiềm năng của mình, nâng cao hiệu quả các yếu tố tham gia vào quá trình thực hiện dự án. Mặt khác, căn cứ vào chỉ tiêu này, ngân hàng tính ra mức dư nợ tối đa có thể cấp cho doanh nghiệp, để tránh trường hợp cấp thừa, lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Phân tích giá thành sản phẩm: giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí chi ra để thực hiện quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp phải luôn tìm cách hạ thấp giá thành sản phẩm. Nếu giá thành sản phẩm của dự án thấp có nghĩa là dự án đã tận dụng một cách có hiệu quả mọi tiềm năng của doanh nghiệp. Ngân hàng cần xem xét tổng giá thành, các chi phí tạo nên giá thành có hợp lý không, chênh lệch giữa giá thành sản phẩm và giá bán trên thị trường có cao không.

- Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm: sản phẩm của dự án phải quan tâm tới chất lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả sản phẩm có phù hợp với nhu cầu thị trường hay không. Việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm rất có ý nghĩa khi đánh giá khả năng thực thi của dự án cũng như khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng của doanh nghiệp vì chỉ có tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới có nguồn thu để trả nợ ngân hàng.

- Phân tích nguồn trả nợ của dự án: là từ đâu, có ổn định không, thời điểm khách hàng thu nguồn đó có trùng với thời điểm thu nợ của ngân hàng hay không

Việc phân tích khách hàng và dự án mà khách hàng đưa ra để vay vốn giúp ngân hàng biết về tình hình của doanh nghiệp đó ra sao, từ đó rút ra quyết đinh cho vay một cách đúng đắn nhất, hạn chế được nợ xấu phát sinh.

Tuy nhiên, hiện nay các báo cáo tài chính của công ty thường có tính đối phó hơn là theo chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính, nên khi tính ra các chỉ tiêu thiếu độ tin cậy. Để việc thẩm định tình hình và năng lực tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác hơn, nên phân loại mức vốn vay của dự án mà yêu cầu có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, trước hết là các công ty cổ phần, như vậy phần nào tránh được báo cáo tài chính thiếu trung thực.

Những dự án lớn, ngân hàng có thể thuê tổ chức tư vấn độc lập, có tư cách pháp nhân, có năng lực uy tín để thẩm định, xác nhận trước khi chấp nhận cho vay. Việc này có thể làm tăng chi phí cho ngân hàng nhưng đảm bảo an toàn khi ngân hàng quyết định cho vay Vì CBTD tuy có kinh nghiệm nhưng chưa toàn diện nên không thể đưa ra quyết định chính xác trong mọi trường hợp.

Thẩm định phi tài chính cũng không kém phần quan trọng trong khâu thẩm định, phân tích tư cách khách hàng. Nếu khách hàng là doanh nghiệp thì phải xem xét uy tín của doanh nghiệp, người điều hành doanh nghiệp và đặc biệt là tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Tư cách pháp nhân là một yếu tố quan trọng quyết định đơn vị đó có được ký kết các hợp đồng kinh tế hay không, hay nói cách khác đơn vị có được tham gia vào hợp đồng tín dụng với ngân hàng hay không. Và ngân hàng chỉ cho vay những đối tượng phục vụ cho quá trình sản xuất của đơn vị theo đúng pháp luật quy định. Nếu khách hàng vay vốn đầu tư cho những mặt hàng không thuộc phạm vi chức năng của mình thì ngân hàng sẽ không cho vay, vì mức độ rủi ro của khoản vay sẽ rất cao.

Khi thẩm định, ngoài việc sử dụng thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN (CIC), ngân hàng nên tham khảo thêm xếp loại định mức tín nhiệm doanh nghiệp do tổ chức độc lập có uy tín công bố, lấy thông tin từ các nguồn khác chứ không nên chỉ dựa vào thông tin của khách hàng cung cấp.

Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất.

Thẩm định dự án không chỉ thẩm định khi cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tư, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau tốt hơn.

Ngân hàng nên hiện đại hóa quy trình thẩm định dự án, ứng dụng phần mềm cho công tác thẩm định, phân tích tài chính, truy cập thông tin, triển khai hệ thống đến các cấp quản lý tín dụng cần thiết, trên cơ sở đó đưa ra các kết quả chính xác và

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)