Bảng 2.5: Nợ xấu Agribank KV TP.HCM ĐVT: Tỷ đồng Năm Nợ xấu 2009 2010 2011 2012 4.667 6.468 10.448 9.585
Tăng giảm so với năm trước 1.801 4.764 (863)
% (+/-) so với năm trước 39% 84% -8,26%
Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ 6,42% 8,25% 14,64% 13,55%
Nguồn: Báo cáo nợ xấu Agribank KV miền Nam
Năm 2009, nợ xấu là 4.667 tỷ, chiếm 6,42%/dư nợ Agribank khu vực TP.HCM. Năm 2010, nợ xấu toàn hệ thống là 15.575 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,75% dư nợ cho vay chủ yếu là các chi nhánh trên địa bàn TP.HCM và TP.Hà Nội. Tính đến cuối năm, toàn hệ thống có 22 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 5%, 11 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 10%. Nợ xấu khu vực Tp.HCM là 6.468 tỷ đồng, chiếm 41,53%/nợ xấu toàn Agribank. Tốc độ tăng nợ xấu khá cao, tăng 39% so với năm 2009, 1.801 tỷ đồng, chiếm 8,25%/dư nợ toàn khu vực. Một số chi nhánh có nợ xấu cao như: Chi nhánh 10 (46,32%), Chi nhánh Sài Gòn (45,16%), Tân Bình (26,9%), Chi nhánh 3 (22,7%), Phú Mỹ Hưng (17,07%), Chi nhánh 6 (12,83%), Chi nhánh 4 (11,71%), Bình Thạnh (10,14%)…
Năm 2011, nợ xấu toàn hệ thống là 27.446 tỷ đồng, chiếm 6,1%/tổng dư nợ cho vay, tăng 11.871 tỷ đồng so với năm 2010. Nếu loại trừ nợ xấu của Vinashin, Vinalines (220 tỷ đồng) và nợ xấu của 2 công ty ALC I, ALC II (4.183,8 tỷ đồng) thì nợ xấu còn 23.042 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu còn 5,17%/tổng dư nợ. Khu vực TP.HCM, nợ xấu tiếp tục tăng, nợ xấu 2011 là 10.448 tỷ đồng, tăng 3.980 tỷ đồng (+62%) so với năm trước, chiếm 38%/tổng nợ xấu hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu khu vực là 14,64%, cao hơn rất nhiều so với các khu vực như Hà Nội 9,83%, Đông Nam Bộ 2,2%, Tây Nam Trung Bộ 1,4%, hay Đồng bằng sông Cửu Long 2,3%,… Trên toàn khu vực TP.HCM, có 19/48 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu >10%. Có 5 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu >50%: Chi nhánh 7 (1.557 tỷ đồng, 91,1%), Nam Hoa (443 tỷ đồng,
79,4%), Bình Chánh (2.120 tỷ đồng, 65,5%), Chi nhánh 10 (1.263 tỷ đồng, 51,3%), Chi nhánh 3 (554 tỷ đồng, 50,8%). Có 3 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu từ 20-50% là Phú Mỹ Hưng, Tân Bình, và Bình Phú. Có 11 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu từ 10-20% như Thủ Đức, Bến Thành, Chợ Lớn, Gia Định, Bình Tân,… Và có 5 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu từ 5-10% như Tân Phú, HCM, Bình Thạnh,…Tỷ lệ nợ xấu của Agribank KV TP.HCM chiếm 34,03% nợ xấu của các NHTM trên địa bàn TP.HCM.
Năm 2012, nợ xấu có giảm hơn so với năm 2011 do thực hiện theo quyết định 780 về phân loại nợ; nợ xấu là 9.585 tỷ đồng, giảm 863 tỷ (-8,26%) so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vẫn ở mức rất cao 13,55%, chiếm 20,59% nợ xấu trên địa bàn TP.HCM.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu tiếp tục gia tăng do Agribank đang hướng điều chỉnh theo Thông tư 02/NHNN. Đến tháng 06-2013, nợ xấu là 11.424 tỷ đồng, tăng 1.839 tỷ đồng (+19,19%) so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ là 16,17%, chiếm 22,73% nợ xấu của các tổ chức tài chính trên địa bàn TP.HCM.
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu theo thời gian của Agribank KV TP.HCM
ĐVT: Tỷ đồng Năm Nợ xấu 2009 2010 2011 2012 4.667 6.468 10.448 9.585 - Ngắn hạn 2.858 3.879 5.942 4.663 - Trung, dài hạn 1.809 2.589 4.506 4.922
Tăng giảm so với năm trước
- Ngắn hạn - 1.021 2.063 (1.279)
- Trung, dài hạn - 780 1.917 415
% Tỷ trọng /nợ xấu
- Ngắn hạn 61,24% 59,97% 56,87% 48,65%
- Trung, dài hạn 38,76% 40,03% 43,13% 51,35%
Nguồn: Báo cáo nợ xấu Agribank KV miền Nam
Năm 2009, nợ xấu tập trung ở nợ ngắn hạn, với tổng nợ xấu ngắn hạn là 2.858 tỷ đồng, chiếm 61,24% nợ xấu; nợ xấu trung, dài hạn chiếm tỷ lệ 38,76%.
Sang năm 2010, nợ xấu trung dài hạn gia tăng trong cơ cấu nợ xấu theo thời gian, chiếm 40.03% (2.598 tỷ đồng), nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ lệ 59,97%.
Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn là 5.942 tỷ đồng, chiếm 56,87% nợ xấu, nợ xấu trung - dài hạn là 4.506 tỷ đồng.
Sang năm 2012, cơ cấu nợ xấu theo thời gian có sự thay đổi, nợ xấu trung – dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Nợ xấu trung – dài hạn là 4.922 tỷ đồng, chiếm 51,35% nợ xấu, tăng 415 tỷ so với năm 2011; nợ xấu ngắn hạn là 4.663 tỷ đồng, giảm 1.279 tỷ. Trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu trung dài hạn tiếp tục gia tăng, 6.143 tỷ đồng, chiếm 53,78% nợ xấu, tăng 1.222 tỷ so với đầu năm. Trong khi đó, nợ xấu ngắn hạn 5.281 tỷ đồng, tăng 618 tỷ.
Bên dưới là biểu đồ cho thấy có sự thay đổi cơ cấu nợ xấu theo thời gian, tỷ trọng nợ xấu trung – dài hạn tiếp tục gia tăng, trong khi tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn có xu hướng giảm dần. Giải thích cho vấn đề này chính là lĩnh vực kinh doanh của các chủ thể đi vay. Nợ xấu ngắn hạn chủ yếu là trong lĩnh vực cho vay bổ sung vốn lưu động, kinh doanh chứng khoán, … Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường chứng khoán đi xuống nên phát sinh nợ xấu. Trong khi đó, nợ xấu trung dài hạn chủ yếu là trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, mua sắm tài sản, dây chuyền máy móc thiết bị làm tài sản cố định. Dư nợ cho vay có đặc điểm là giá trị lớn, thời gian dài, nên phát sinh nợ xấu lớn. Điều này làm cho nợ xấu trung – dài hạn gia tăng ngày càng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nợ xấu. Tỷ trọng nợ xấu trung – dài hạn gia tăng từ 38,76% năm 2009 lên 51,35% năm 2012, và tăng lên 53,78% đến tháng 06-2013; trong khi đó, tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn giảm dần từ 61,24% xuống 59,97%, xuống 56,87%, và giảm còn 48,65% theo thời gian tương ứng.
Bảng 2.7: Cơ cấu nợ xấu theo loại tiền tệ Agribank KV TP.HCM ĐVT: Tỷ đồng Năm Nợ xấu 2009 2010 2011 2012 4.667 6.468 10.448 9.585 VND 4.329 6.007 9.721 8.953 - Ngắn hạn 2.655 3.604 5.442 4.136 - Trung, dài hạn 1.674 2.403 4.278 4.817 Ngoại tệ, vàng 338 461 727 632 - Ngắn hạn 203 275 499 527 - Trung, dài hạn 135 186 228 105 % Tỷ trọng/nợ xấu - VND 92,76% 92,87% 93,04% 93,40% - Ngoại tệ, vàng 7,24% 7,13% 6,96% 6,60%
Nguồn: Báo cáo nợ xấu Agribank KV miền Nam
Năm 2009, nợ xấu VND chiếm tỷ trọng 92,76%, sang năm 2010, tỷ lệ này là 92,87%.
Năm 2011, nợ xấu VND là 9.721 tỷ đồng, ngắn hạn 5.442 tỷ, trung – dài hạn 4.278 tỷ, chiếm 93,04% nợ xấu. Nợ xấu ngoại tệ, vàng là 727 tỷ đồng, ngắn hạn 499 tỷ, trung – dài hạn 228 tỷ, chiếm 6,96% nợ xấu.
Năm 2012, nợ xấu VND giảm, còn 8.953 tỷ đồng, ngắn hạn 4.136 tỷ, trung – dài hạn 4.817 tỷ, nhưng tỷ trọng nợ xấu VND/nợ xấu tăng, chiếm 93,40%. Nợ xấu ngoại tệ, vàng giảm còn 632 tỷ đồng, ngắn hạn 527 tỷ, trung – dài hạn 105 tỷ, chiếm 6,60% nợ xấu.
Đến tháng 06-2013, tỷ trọng nợ xấu VND tiếp tục tăng, chiếm 95,60% nợ xấu, đạt 10.921tỷ đồng, ngắn hạn 4.843 tỷ, trung – dài hạn 6.079 tỷ. Tỷ trọng nợ xấu ngoại tệ, vàng tiếp tục giảm, chiếm 4,40%, 503 tỷ đồng, ngắn hạn 438 tỷ, trung – dài hạn 65 tỷ.
Nợ xấu trung dài hạn bằng VND tăng dần qua các năm, tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm 2013. Năm 2009, nợ xấu ngắn hạn là 1.674 tỷ đồng, trung dài hạn là 2.655 tỷ. Sang năm 2010, nợ xấu trung dài hạn tiếp tục gia tăng, chiếm 2.403 tỷ đồng trong tổng nợ xấu bằng VND. Năm 2011, nợ xấu trung dài hạn là 4.278 tỷ đồng; năm 2012 là 4.817 tỷ đồng, tăng 12,58% (539 tỷ đồng) so với năm 2011. Đến tháng 06-2013, nợ xấu trung dài hạn tăng 26,2% (1.262 tỷ đồng), đạt 6.079 tỷ đồng. Tỷ trọng nợ xấu dài hạn VND tăng từ 44,01% năm 2011, lên 53,08% năm 2012 và 55,66% đến tháng 06-2013.
Trong nợ xấu cho vay vàng và ngoại tệ, tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn tăng dần qua các năm, chiếm tỷ lệ rất cao. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn chiếm 83,36%, 527 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ trọng nợ xấu dài hạn ngoại tệ, vàng giảm dần qua các năm xuống còn 16,64% năm 2012 và 12,88% đến tháng 06-2013.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu theo loại tiền tệ của Agriabank KV TP.HCM
ĐVT: Tỷ lệ %
Theo biểu đồ trên, tỷ trọng nợ xấu bằng VND liên tục gia tăng qua các năm chiếm 93,40% năm 2012 và đến tháng 06-2013 là 95,6%, trong khi đó tỷ trọng nợ xấu ngoại tệ, vàng giảm còn 6,6% năm 2012, và 4,4% đến tháng 06-2013. Nguyên nhân là do dư nợ vàng, ngoại tệ giảm trong các năm do yêu cầu tất toán trạng thái cho
88 90 92 94 96 98 100 102 2009 2010 2011 2012 Ngoại tệ, vàng VND
vay vàng của các TCTD của NHNN. Do đó, nợ xấu cho vay ngoại tệ, vàng theo đó giảm theo.
Bảng 2.8:Cơ cấu nợ xấu theo loại hình khách hàng của Agribank KV TP.HCM
ĐVT: Tỷ đồng Năm Nợ xấu 2009 2010 2011 2012 4.667 6.468 10.448 9.585 Công ty nhà nước 201 576 803 1.179 Công ty trách nhiệm hữu hạn 2.432 3007 4.442 4.249 Công ty cổ phần 805 1.288 3.246 2.476
Công ty hợp danh - - 94 -
Doanh nghiệp tư nhân 325 378 414 269 Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài 2 5 8 94 Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã 9 9 9 9
Hộ kinh doanh, cá nhân 892 1205 1.431 1.307 Đơn vị hành chính sự nghiệp,
đảng, đoàn thể và hiệp hội 1 1
1
1
Nguồn: Báo cáo nợ xấu Agribank KV miền Nam
Dựa theo bảng số liệu trên, nợ xấu của loại hình công ty TNHH là cao nhất, kế đến là công ty cổ phần, hộ kinh doanh-cá nhân, công ty nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, và cuối cùng là đơn vị hành chính sự nghiệp-Đảng-Đoàn thể-Hiệp hội.
2.3. Hạn chế và xử lý nợ xấu của NHNo&PTNT trên địa bàn TP.HCM 2.3.1. Hạn chế nợ xấu:
Hạn chế, phòng ngừa nợ xấu là nội dung quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tại các NHTM, bởi một khi nợ xấu phát sinh làm thu nhập của ngân hàng giảm, mà công tác xử lý, thu hồi nợ xấu tốn rất nhiều thời gian, công sức. Do đó, phòng ngừa
nợ xấu được các ngân hàng đặc biệt quan tâm trong giai đoạn nợ xấu đang rất cao như hiện nay.
Các biện pháp mà NHNo&PTNT Việt Nam đang sử dụng hiện nay để hạn chế nợ xấu:
Tuân thủ quy trình tín dụng được quy định bởi Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Quy trình tín dụng gồm 3 bước: tiếp thị tín dụng, phân tích đánh giá tín dụng và quản lý giám sát tín dụng.
Bộ máy quản lý tín dụng hợp lý đáp ứng yêu cầu:
- Cơ cấu lãnh đạo phù hợp để giúp điều hành công việc kinh doanh hiệu quả - Xác định trách nhiệm giữa các bộ phận, cá nhân nhằm quy trách nhiệm công việc, tăng tính chịu trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân.
- Hoạt động theo định hướng, kế hoạch của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Quản lý thông tin chặt chẽ, đầy đủ.
Tổ chức hoạt động xây dựng theo mô hình quản trị phân quyền, dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc được điều hành tập trung.
Các bộ phận có trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện quy trình:
- Ban tín dụng: xây dựng văn hóa, mọi chính sách, quy tắc tín dụng chung cho công tác quản trị tín dụng
- Ban nghiệp vụ tín dụng: dựa trên các nguyên tắc đó tiến hành thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam hướng tới các mục tiêu sau:
- Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp
- Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học.
- Duy trì một quá trình giám sát và đo lường rủi ro tín dụng hợp lý - Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng
- Tạo điều kiện thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt
Tham gia vào quá trình quản lý tín dụng gồm các thành phần sau nhằm xây dựng, thực hiện các chính sách, quy trình, qui định về quản lý tín dụng:
- Tổng giám đốc (giám đốc chi nhánh) - Phòng ban nghiệp vụ tín dụng
- Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập.
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ để đánh giá xếp hạng khách hàng thường xuyên, nhận biết tình hình hoạt động, tình hình tài chính của khách hàng, trên cơ sở đó đánh giá rủi ro, có các biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp rủi ro tín dụng đối với khoản vay của khách hàng ngày một gia tăng, có nguy cơ phát sinh nợ xấu. Các chi nhánh áp dụng quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng một cách phù hợp đối với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank chi tiết cho từng loại khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp.
Thường xuyên đào tạo, huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng
Hàng năm, ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Văn phòng đại diện khu vực miền Nam, Trường Đào tạo cán bộ Agribank đều phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cán bộ mới, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên trách. Trong đó, rất đề cao đào tạo cán bộ tín dụng đủ trình độ, năng lực để góp phần phân tích, dự báo thị trường, đánh giá khách hàng chính xác, đầy đủ nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.
Định kỳ, đột xuất tiến hành các thủ tục kiểm tra, kiểm soát của kiểm soát nội bộ chi nhánh, của các Đoàn kiểm tra Văn phòng miền Nam, của Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các chi nhánh thường xuyên kiểm tra các hoạt động của đơn vị, đặc biệt là hoạt động tín dụng - hoạt động đem lại lợi nhuận, cũng như rủi ro lớn cho chi nhánh. Các khách hàng, dự án tín dụng lớn thường được các cán bộ kiểm soát ưu tiên kiểm tra về sự đầy đủ, hợp lý về hình thức, sự đúng đắn về các cam kết trong hồ sơ vay, tài sản đảm bảo… và theo dõi thường xuyên, cập nhật liên tục.
Các đoàn kiểm tra của Văn phòng đại diện miền Nam, của Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam định kỳ cũng tiến hành các đợt kiểm tra các chi nhánh để
kiểm tra sự tuân thủ quy trình tín dụng, các chứng từ, thủ tục để chứng minh quy trình tín dụng có hợp lý, đầy đủ.
Hiện nay, Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ đang kiện toàn bộ máy tổ chức, bổ sung cán bộ đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro của Agribank. Phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ nhằm phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát. Trong năm nay và những năm tiếp theo, tập trung kiểm tra 36 chi nhánh âm quỹ thu nhập, chủ yếu là các chi nhánh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh không đủ quỹ tiền lương, các chi nhánh chuẩn bị thay thế người đứng đầu,…
Có sự phân quyền, hạn mức phán quyết đối với các bộ phận
Có sự tách biệt giữa cán bộ tín dụng và người phê duyệt tín dụng. Người phê duyệt tín dụng phải nắm rõ tình hình tín dụng tại chi nhánh, phòng giao dịch. Dự báo tình hình tín dụng, tư vấn cho ban lãnh đạo để hoạt động tín dụng chi nhánh đi đúng hướng và hiệu quả.
Hạn mức phán quyết tín dụng cũng có sự phân cấp rõ ràng. Điều này giúp hạn chế lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi đối với những món vay lớn, không đáp ứng điều kiện cho vay.
Theo qui định hiện nay của NHNo&PTNT Việt Nam, hạn mức phán quyết tín dụng tối đa đối với phòng giao dịch là2 tỷ đồng (hai tỷ đồng). Nếu vượt quá hạn mức thì