Khái quát tình hình hoạt động kinhdoanh của Agribank KV TP.HCM

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (Trang 37)

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của Agribank KV TP.HCM

ĐVT: Tỷ đồng Năm Khoản mục 2009 2010 2011 2012 Huy động 98.983 102.393 89.638 72.047 Cho vay 72.692 78.403 71.372 70.746 Nợ xấu 4.667 6.468 10.448 9.585 Dự phòng RRTD 1.271 3.472 5.708 7.035

Lợi nhuận thuần từ HĐKD doanh trước DP RRTD

3.717 4.240 4.368 4.773

Chi phí DP RRTD 972 2.162 3.165 4.017

Lợi nhuận trước thuế 2.745 2.078 1.203 756

Nguồn: Tổng hợp báo cáo KQHDKD của các chi nhánh Agribank KV TP.HCM

Hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay của các chi nhánh Agribank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm qua các năm. Hầu hết các món cho vay lớn của Agribank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đều tập trung vào các dự án bất động sản lớn trên địa bàn. Khi thị trường bất động sản đóng băng, cộng với suy thoái kinh tế, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến nợ xấu của các chi nhánh tăng cao. Một số chi nhánh có nợ xấu rất lớn, chiếm hơn 50% tổng dư nợ.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng của các chi nhánh Agribank trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều tăng qua các năm, trong đó các chi nhánh chú trọng tăng thu dịch vụ. Nhưng do chi phí dự phòng cho các khoản nợ xấu quá lớn, làm cho lợi nhuận sau thuế của các chi nhánh giảm mạnh. Tình hình này ảnh hưởng trực tiếp rất lớn tới hoạt động của các chi nhánh nói riêng, Agribank nói chung.

Các chi nhánh Agribank trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải nỗ lực tập trung thu hồi nợ, xử lý nợ xấu, giảm thiểu nợ xấu phát sinh, hỗ trợ đối với các dự án tốt để giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh là vấn đề đang được quan tâm trong tình hình hiện nay.

2.2. Thực trạng nợ xấu tại NHNo&PTNT trên địa bàn TP.HCM 2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.2: Huy động vốn của Agribank KV TP.HCM ĐVT: Tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011 2012

Huy động 98.983 102.393 89.638 72.047

Tăng/giảm so với năm trước (%) - 3,45 -12,46 -19,62

Nguồn: Báo cáo nguồn vốn huy động của Agribank KV Miền Nam

Năm 2009, nguồn vốn huy động trên địa bàn TP.HCM đạt 98.983 tỷ đồng

Đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn toàn hệ thống đạt 474.941 tỷ đồng, tăng 40.610 tỷ đồng (tăng 9,4%) so với đầu năm. Nếu nguồn vốn loại trừ nguồn vay tái cấp vốn NHNN 17.013 tỷ thì tốc độ tăng trưởng là 7,41% so với đầu năm. Trong đó nguồn huy động nội tệ đạt 422.383 tỷ, tăng 44.716 tỷ (tăng 11,8%) so với đầu năm, nguồn vốn huy động ngoại tệ (quy VND) đạt 52.558 tỷ, giảm 4.106 tỷ (giảm 7,2%) so với đầu năm.

Khu vực TP Hồ Chí Minh, nguồn vốn huy động cuối năm 2010 đạt 102.393 tỷ đồng, tăng 3.410 tỷ (tăng 3.4%) so với đầu năm. Tỷ trọng nguồn vốn huy động của khu vực TP Hồ Chí Minh chiếm 21.6% tổng nguồn vốn, thấp hơn mức 25,9% của khu vực TP Hà Nội. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư tăng khoảng 25,5% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động từ khách hàng; nguồn vốn kho bạc Nhà nước và nguồn vốn huy động từ các TCKT tăng nhẹ, nguồn vốn huy động từ các TCKT chiếm khoảng 30% và nguồn vốn kho bạc Nhà nước chiếm khoảng 7% nguồn tiền gửi khách hàng.

Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, tăng gần 40% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng khoảng 50% nguồn tiền gửi khách hàng; tiền gửi có kỳ hạn trên 12 đến 24 tháng tăng do người dân phòng ngừa rủi ro lãi suất, trong khi tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng giảm do sự không ổn định của dòng tiền và nhu cầu tiêu dùng trong dân cư. Nguồn vốn vay NHNN cũng tăng mạnh do đáp ứng nhu cầu thanh khoản, trong khi nguồn tiền gửi, tiền vay TCTD khác giảm. Năm 2011, tổng vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi VND) toàn hệ thống đạt

505.792 tỷ đồng, tăng 30.851 tỷ (tăng 6,5%) so với cuối năm 2010. Trong đó, vốn huy động VND đạt 458.277 tỷ đồng, tăng 35.894 tỷ đồng (tăng 8,5%), chiếm tỷ trọng 90,6%/vốn huy động; vốn huy động ngoại tệ (quy VND) đạt 47.515 tỷ đồng, giảm 5.043 tỷ (giảm 9,6%), chiếm tỷ trọng 9,4%/vốn huy động.

Khu vực TP Hồ Chí Minh tổng nguồn vốn huy động đạt 89.638 tỷ đồng, giảm 12.755 tỷ (giảm 12,46%) so với đầu năm. Trong đó, hầu hết các loại nguồn vốn đều giảm so với đầu năm, chủ yếu do giảm tiền gửi Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước và tiền gửi tổ chức kinh tế. Tiền gửi của Agribank khu vực TP.HCM chiếm 13,34% tiền gửi của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Một số chi nhánh có nguồn vốn giảm mạnh như: TP.HCM (-6.558 tỷ đồng), Mạc Thị Bưởi (-2.757 tỷ đồng), CN 6 (-1.119 tỷ đồng), Đông Sài Gòn (-1.090 tỷ đồng), Gia Định (-1.080 tỷ đồng), Phú Mỹ Hưng (-1.053 tỷ đồng),…

Năm 2012, nguồn vốn huy động trên địa bàn TP.HCM đạt 72.047 tỷ đồng, giảm 17.591 tỷ (-19,62%) so với đầu năm, chiếm 8% tiền gửi của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Nguồn tiền gửi bằng VND đạt 68.348 tỷ đồng, chiếm 94,78% nguồn tiền gửi; nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ, vàng đạt 3.699 tỷ đồng, tương ứng 5,13%.Tỷ trọng nguồn tiền gửi của Agribank so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giảm, chỉ chiếm 7,69% tổng nguồn tiền gửi khu vực.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn tiền gửi bằng VND của Agribank KV TP.HCM

ĐVT: Tỷ lệ %

Nguồn: Báo cáo nguồn vốn huy động Agribank KV miền Nam

Cơ cấu nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao, trong khi tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân chiếm tỷ lệ không đáng kể. Năm 2009, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ là 81,71%, tăng lên 83,5% trong năm 2010 và 86,23% trong năm 2011. Năm 2012 tỷ lệ này là 85,82% (58.656 tỷ đồng); đến tháng 06-2013 là 88,35% (65.072 tỷ đồng); trong đó nguồn tiền gửi có kỳ hạn < 6 tháng là chủ yếu, 61% năm 2012, và 51% trong sáu tháng đầu năm 2013. Tiếp đến là tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng, chiếm từ 24,72% năm 2012 lên 34,61% tháng 06-2013. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng tăng, trong khi tiền gửi có kỳ hạn <6 tháng giảm chủ yếu là do lãi suất tiền gửi thời gian qua biến động mạnh, người gửi tiền hướng đến kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao và giảm rủi ro lãi suất, chủ yếu là kỳ hạn dài, lãnh lãi hàng kỳ (tháng/quý). Tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân là không đáng kể, tỷ trọng rất nhỏ, nhưng tỷ trọng cũng giảm liên tục qua các năm. Tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức trung bình chiếm khoảng 15% tổng nguồn tiền gửi nội tệ.

Đối với nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng, tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm ưu thế, 2.533 tỷ đồng (68,49%) năm 2012 và 2.528 tỷ đồng (76,93%) trong sáu tháng đầu

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 VND 2009 VND 2010 VND 2011 VND 2012 TG KKH cá nhân TG KKH tổ chức TG CKH

năm 2013. Trong tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn <6 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 74% bởi lãi suất tiền gửi có kỳ hạn các kỳ hạn đều thấp, mức chênh lệch không lớn nên người dân có xu hướng gửi kỳ hạn ngắn. Tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức giảm dần qua hai năm 1.151 tỷ (31,13%) năm 2012 giảm xuống còn 744 tỷ đồng (22,65%) trong nửa năm đầu 2013. Còn lại là tiền gửi không kỳ hạn cá nhân, tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 0,4%.

Nhìn chung, vốn huy động tăng trưởng thấp so với bình quân toàn ngành, làm giảm thị phần của Agribank trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng như cả nước, không đáp ứng được yêu cầu huy động để chuyển tải vốn về nông thôn theo chủ trương đã đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân làm nguồn vốn giảm:

Chưa làm tốt công tác tiếp thị, quảng bá và chăm sóc khách hàng, một số chi nhánh nợ xấu tăng cao, quỹ thu nhập không đủ chi lương nên tác động tiêu cực đến một bộ phận nhân viên, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn.

Nguồn vốn của Bảo hiểm xã hội, tổ chức kinh tế có nguồn vốn lớn tiếp tục giảm trên địa bàn TP.HCM, một số chi nhánh trên địa bàn tiếp tục phải hoàn trả nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đến hạn.

Ngân hàng chưa có các cơ chế kịp thời về chính sách miễn giảm phí dịch vụ, lãi suất cho vay ưu đãi, cam kết bán ngoại tệ để giữ và thu hút khách hàng gửi tiền.

2.2.2. Hoạt động cấp tín dụng:

Bảng 2.3: Dư nợ của Agribank KV TP.HCM ĐVT: Tỷ đồng

Năm Dư nợ 2009 2010 2011 2012 72.692 78.403 71.372 70.746

Tăng giảm so với năm trước

5.711 (7.031) (625)

% tăng giảm so với năm trước 7,86% -8,97% -0,88%

Năm 2009, dư nợ khu vực TP.HCM là 72.692 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ toàn hệ thống.

Năm 2010, dư nợ là 78.403 tỷ đồng, tăng 5.711 tỷ (+7,86%) so với năm 2011. Dư nợ khu vực TP.HCM chiếm tỷ trọng lớn nhất nước 18,9% tổng dư nợ toàn hệ thống, kế đến là khu vực TP Hà Nội 16,9%, Tây Nam Bộ 13,9%, khu vực Đồng bằng Sông Hồng (10,3%), Đông Nam Bộ (7,7%). Dư nợ này tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bất động sản và kinh doanh cổ phiếu.

Năm 2011, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường chứng khoán giảm sút mạnh, thị trường bất động sản dấu hiệu trầm lắng, đóng băng, dư nợ bắt đầu giảm khá mạnh, giảm 7.031 tỷ (-8,97%) so với năm 2010, đạt 71.372 tỷ đồng. Năm 2011, dư nợ của Agribank khu vực TP.HCM chiếm 9,54% dư nợ các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Khác hàng có dư nợ lớn từ 50 tỷ đồng trở lên tập trung chủ yếu vào hai thành phố lớn, trong đó khu vực TP.HCM là 252 khách hàng, dư nợ 38.439 tỷ đồng, chiếm 8,54%/tổng dư nợ, 53,86%/dư nợ khu vực TP.HCM.

Năm 2012, dư nợ tiếp tục giảm nhẹ, giảm 625 tỷ đồng (-0,88%) so với năm 2011, chiếm 8,13% dư nợ các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM.

Sáu tháng đầu năm 2013, tăng trưởng dư nợ vẫn ở mức âm, giảm 94 tỷ (-0,13%) so với đầu năm, chiếm 7,84% dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ Agribank KV TP.HCM so với dư nợ các TCTD trên địa bàn ĐVT: Tỷ lệ % 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 2009 2010 2011 2012

Bảng 2.4: Dư nợ Agribank KV TP.HCM theo thời gian ĐVT: Tỷ đồng Năm Dư nợ 2009 2010 2011 2012 72.692 78.403 71.372 70.746 Ngắn hạn 40.742 43.043 38.666 38.996 Trung, dài hạn 31.950 35.360 32.705 31.750

Nguồn: Báo cáo dư nợ Agribank KV miền Nam

Năm 2009, dư nợ ngắn hạn đạt 40.742 tỷ đồng, chiếm khoảng 56% /dư nợ; trung, dài hạn đạt 31.950 tỷ.

Năm 2010, dư nợ ngắn hạn đạt 43.043 tỷ đồng, chiếm 54,09%/dư nợ, tăng 5,65% so với đầu năm; dư nợ trung, dài hạn đạt 35.360 tỷ.

Năm 2011, dư nợ ngắn hạn đạt 38.666 tỷ đồng, chiếm 54,18%/dư nợ, giảm 10,17% so với năm 2011; dư nợ trung, dài hạn đạt 32.705 tỷ.

Năm 2012, dư nợ ngắn hạn đạt 38.996 tỷ đồng, chiếm 55,12%/dư nợ, giảm 0,85% so với đầu năm; dư nợ trung, dài hạn đạt 31.750 tỷ.

Trong sáu tháng đầu năm 2013, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 54,62%/dư nợ, 38.588 tỷ đồng, giảm 1,04% so với đầu năm; dư nợ trung, dài hạn đạt 32.064 tỷ.

Biểu đồ 2.3: Dư nợ Agribank KV TP.HCM theo thời gian

ĐVT: Tỷ đồng

Nhìn chung, dư nợ Agribank trên địa bàn TP.HCM liên tiếp giảm trong các năm. Nguyên nhân là:

- Do huy động vốn trên địa bàn TP.HCM giảm nhanh, theo cơ chế điều hành kế hoạch kinh doanh quản lý hạn mức sử dụng vốn trên tài khoản tập trung 519, nên các chi nhánh phải giảm dư nợ. Nhiều chi nhánh trên địa bàn TP.HCM có tỷ lệ nợ xấu trên 50% phải tập trung thu hồi nợ, không được tăng trưởng dư nợ

- Thiếu khách hàng có dự án, phương án khả thi để cho vay đảm bảo an toàn

- Tình trạng cạnh tranh về lãi suất cho vay giữa các tổ chức tín dụng, đặc biệt là chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng lớn không kịp thời nên khách hàng chuyển sang vay các NHTM khác.

- Lãi suất cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn ở mức cao nên khách hàng hạn chế vay, cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất bị hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2009 2010 2011 2012 Tổng Ngắn hạn Trung, dài hạn

2.2.3. Tình hình nợ xấu Bảng 2.5: Nợ xấu Agribank KV TP.HCM Bảng 2.5: Nợ xấu Agribank KV TP.HCM ĐVT: Tỷ đồng Năm Nợ xấu 2009 2010 2011 2012 4.667 6.468 10.448 9.585

Tăng giảm so với năm trước 1.801 4.764 (863)

% (+/-) so với năm trước 39% 84% -8,26%

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ 6,42% 8,25% 14,64% 13,55%

Nguồn: Báo cáo nợ xấu Agribank KV miền Nam

Năm 2009, nợ xấu là 4.667 tỷ, chiếm 6,42%/dư nợ Agribank khu vực TP.HCM. Năm 2010, nợ xấu toàn hệ thống là 15.575 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,75% dư nợ cho vay chủ yếu là các chi nhánh trên địa bàn TP.HCM và TP.Hà Nội. Tính đến cuối năm, toàn hệ thống có 22 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 5%, 11 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 10%. Nợ xấu khu vực Tp.HCM là 6.468 tỷ đồng, chiếm 41,53%/nợ xấu toàn Agribank. Tốc độ tăng nợ xấu khá cao, tăng 39% so với năm 2009, 1.801 tỷ đồng, chiếm 8,25%/dư nợ toàn khu vực. Một số chi nhánh có nợ xấu cao như: Chi nhánh 10 (46,32%), Chi nhánh Sài Gòn (45,16%), Tân Bình (26,9%), Chi nhánh 3 (22,7%), Phú Mỹ Hưng (17,07%), Chi nhánh 6 (12,83%), Chi nhánh 4 (11,71%), Bình Thạnh (10,14%)…

Năm 2011, nợ xấu toàn hệ thống là 27.446 tỷ đồng, chiếm 6,1%/tổng dư nợ cho vay, tăng 11.871 tỷ đồng so với năm 2010. Nếu loại trừ nợ xấu của Vinashin, Vinalines (220 tỷ đồng) và nợ xấu của 2 công ty ALC I, ALC II (4.183,8 tỷ đồng) thì nợ xấu còn 23.042 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu còn 5,17%/tổng dư nợ. Khu vực TP.HCM, nợ xấu tiếp tục tăng, nợ xấu 2011 là 10.448 tỷ đồng, tăng 3.980 tỷ đồng (+62%) so với năm trước, chiếm 38%/tổng nợ xấu hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu khu vực là 14,64%, cao hơn rất nhiều so với các khu vực như Hà Nội 9,83%, Đông Nam Bộ 2,2%, Tây Nam Trung Bộ 1,4%, hay Đồng bằng sông Cửu Long 2,3%,… Trên toàn khu vực TP.HCM, có 19/48 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu >10%. Có 5 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu >50%: Chi nhánh 7 (1.557 tỷ đồng, 91,1%), Nam Hoa (443 tỷ đồng,

79,4%), Bình Chánh (2.120 tỷ đồng, 65,5%), Chi nhánh 10 (1.263 tỷ đồng, 51,3%), Chi nhánh 3 (554 tỷ đồng, 50,8%). Có 3 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu từ 20-50% là Phú Mỹ Hưng, Tân Bình, và Bình Phú. Có 11 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu từ 10-20% như Thủ Đức, Bến Thành, Chợ Lớn, Gia Định, Bình Tân,… Và có 5 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu từ 5-10% như Tân Phú, HCM, Bình Thạnh,…Tỷ lệ nợ xấu của Agribank KV TP.HCM chiếm 34,03% nợ xấu của các NHTM trên địa bàn TP.HCM.

Năm 2012, nợ xấu có giảm hơn so với năm 2011 do thực hiện theo quyết định 780 về phân loại nợ; nợ xấu là 9.585 tỷ đồng, giảm 863 tỷ (-8,26%) so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vẫn ở mức rất cao 13,55%, chiếm 20,59% nợ xấu trên địa bàn TP.HCM.

Trong sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu tiếp tục gia tăng do Agribank đang hướng điều chỉnh theo Thông tư 02/NHNN. Đến tháng 06-2013, nợ xấu là 11.424 tỷ đồng, tăng 1.839 tỷ đồng (+19,19%) so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ là 16,17%, chiếm 22,73% nợ xấu của các tổ chức tài chính trên địa bàn TP.HCM.

Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu theo thời gian của Agribank KV TP.HCM

ĐVT: Tỷ đồng Năm Nợ xấu 2009 2010 2011 2012 4.667 6.468 10.448 9.585 - Ngắn hạn 2.858 3.879 5.942 4.663 - Trung, dài hạn 1.809 2.589 4.506 4.922

Tăng giảm so với năm trước

- Ngắn hạn - 1.021 2.063 (1.279)

- Trung, dài hạn - 780 1.917 415

% Tỷ trọng /nợ xấu

- Ngắn hạn 61,24% 59,97% 56,87% 48,65%

- Trung, dài hạn 38,76% 40,03% 43,13% 51,35%

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (Trang 37)